Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp thành phố cần thơ ( 1995 – 2010) (Trang 25 - 27)

6. Bố cục của đề tài

1.2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Khí hậu – thời tiết

TP Cần Thơ nằm trong vùng thuộc ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt trong năm là mùa khô và mùa mưa. Điều này thể hiện rõ qua từng yếu tố khí hậu, mà trước hết là lượng nhiệt và ẩm. Nền nhiệt cao, ổn định là điều kiện để Cần Thơ phát huy nhiều thế mạnh mà trước hết là thế mạnh về nông – lâm – ngư nghiệp. Trên nền nhiệt đó, cây trồng, vật nuôi nhiệt đới có thể phát triển ổn định với năng suất cao quanh năm nếu đảm bảo được các điều kiện khác.

- Đất đai

Cần Thơ nằm bên bờ sông Hậu, thường xuyên được bồi đắp phù sa và nguồn nước ngọt quanh năm. Vì nằm ở hạ nguồn sông MêKông nên đây là một vùng phân bố đất phù sa (chiếm hơn 50% diện tích). Ở trên các gờ đất cũ xa sông có tầng loang lổ đỏ vàng do sự tích tụ các ô xít kim loại trong đất. Những vùng trũng có đất phù sa glây. Một đôi nơi có phù sa nhiễm phèn.

- Nguồn nước

Mạng lưới sông rạch ở Cần Thơ khá dày đặc, có thể thuộc hệ thống sông Hậu hoặc thuộc các sông nhỏ đổ ra vịnh Thái Lan. Tuy nhiên, chúng cũng được nối với nhau thành một hệ thống bao trùm toàn lãnh thổ.

+ Sông Hậu là một trong hai chi lưu của sông Mê Kông, đoạn sông chảy qua Cần Thơ có chiều dài khoảng 60km, chiều rộng khoảng 800 – 1500km.

+ Sông Cần Thơ chảy theo một vòng cung bao quanh các quận Ô Môn, Bình Thủy, Ninh Kiều và đổ ra sông Hậu tại bến Ninh Kiều. Sông có nguồn nước ngọt quanh năm nên có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt đối với thành phố như: tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, cung cấp nước cho cư dân, cho công nghiệp, phát triển giao thông đường thủy, khai thác nuôi trồng thủy sản, du lịch…

Ngoài ra, ở TP Cần Thơ còn có sông Ô Môn, sông Thốt Nốt, rạch Bình Thủy, rạch Cái Khế, rạch Đầu Sấu,…Bên cạnh các sông rạch tự nhiên, Cần Thơ còn có hệ thống kênh đào dày đặc với nhiều kênh lớn như: kênh Cái Sắn, Xà No, Thị Bộ,…Các kênh chính thường nối từ nguồn sông Hậu với các sông rạch khác và đổ ra biển nhằm cung cấp nước ngọt từ sông Hậu vào mùa khô và tiêu thoát nước vào mùa mưa.

Sông rạch ở Cần Thơ có ý nghĩa rất lớn: vừa mang phù sa bồi đắp đồng bằng, vừa cung cấp nước để tiêu phèn rửa mặn, đồng thời là những đường tiêu thoát nước vào mùa úng. Trong điều kiện giao thông đường bộ còn khó khăn, sông rạch đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo các mối quan hệ giao lưu kinh tế - xã hội giữa các vùng trong thành phố, giữa thành phố với bên ngoài.

- Quần thể động thực vật

Tài nguyên động thực vật của Cần Thơ không nhiều. Ở vùng phù sa ngọt có các loại cỏ, rong tảo,…Trên đồng ruộng hoặc ao hồ, sông rạch, vùng ven sông Hậu có các loại rau dừa nước, rau má, cỏ mực, lục bình,…Trong các vùng đất phèn có các loại cây, như: chàm, bồn bồn, bình bát, điên điển, sen, súng,…

Động vật chủ yếu là thủy sản nước ngọt, như: cá, tôm, các loại cá đen như cá lóc, rô, trê, bống,…Ở Cần Thơ có nhiều loại tôm, tép như: tôm càng xanh, tép bạc, tép cỏ,…sống trên sông và đồng ruộng.

- Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên ở Cần Thơ tương đối hạn chế và chỉ có một số loại như sau:

- Đất sét làm gạch gói và sét dẻo.

Một phần của tài liệu quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp thành phố cần thơ ( 1995 – 2010) (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)