6. Bố cục của đề tài
2.1.3. Quy hoạch và thành lập các KCN ở TP CầnThơ
Trong những năm 1960, KCN ở Cần Thơ bắt đầu được thành lập mang tên KCN Tây Đô, hoạt động trong một thời gian dài từ năm 1960 đến năm 1975 trong tình hình kinh tế - xã hội vô cùng phức tạp vì đất nước đang trong giai đoạn chiến tranh.
Sau khi đất nước hoàn toàn được giải phóng (năm 1975), KCN Tây Đô bị giải tán không còn hoạt động nữa, mà nơi đây được chuyển đổi thành khu sản xuất, chấm dứt thời kì hoạt động của KCN Tây Đô.
Sơ đồ 2.1 : Các mốc thời gian phát triển KCN Cần Thơ
Trải qua gần 20 năm không phát triển, ngày 21/09/1992 Hội đồng Bộ trưởng đã có công văn số 4.269/KTĐN cho phép tỉnh Cần Thơ thành lập KCX trên địa bàn KCN Trà Nóc. Đến ngày 17/09/1994 Thủ tướng chính phủ có quyết định số 513/TTg thành lập BQL KCX & CN Cần Thơ; quyết định số 817/QĐ/TTg ngày 13/02/1995 thành lập KCX Cần Thơ – KCX đầu tiên ở miền Tây Nam Bộ. Đây là KCN được xây dựng theo mô hình KCX – KCN với tên gọi mới là KCN Trà Nóc 1, diện tích 125 ha.
Từ 1975 đến 1995 GIẢI TÁN KCN Từ 1995 đến 1998 1995: TRÀ NÓC 1 (135ha) Từ 1960 đến 1975 KCN TÂY ĐÔ Từ 1998 đến 2006 TRÀ NÓC 1,2
Sau khi ra đời, KCN Trà Nóc 1 đã có những bước phát triển tích cực, thu hút một lượng lớn đáng kể các DN trong và ngoài nước vào hoạt động. Cùng với sự gia tăng của nguồn vốn FDI, KCN Trà Nóc 1 cũng hoạt động thịnh vượng hơn, nguồn vốn đầu tư chảy vào KCN mạnh hơn. Do đó, đến ngày 17/02/1998 Chính phủ lại có quyết định số 100/QĐ/TTg cho phép thành lập KCN Trà Nóc 2 với diện tích 165 ha. Đây là một trong hai KCN hoạt động sôi nổi và có diện tích hầu như được lắp đầy. Từ năm 2004 đến năm 2010, TP Cần Thơ từng bước thành lập thêm 3 KCN nữa là: KCN Hưng Phú 1, KCN Hưng Phú 2 và KCN Thốt Nốt. Việc hình thành và đưa vào hoạt động các KCN của thành phố đã tạo động lực mạnh mẽ trong việc phát triển kinh tế cho TP Cần Thơ nói riêng và cho các tỉnh ĐBSCL nói chung, cụ thể:
- KCN Trà Nóc
Được thành lập trên một khuôn viên có sẵn một số DN công nghiệp đang hoạt động, do đó đòi hỏi các công ty phát triển cơ sở hạ tầng phải nhanh chóng nâng cấp cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình xử lý chất thải công nghiệp, trồng cây xanh để giảm ô nhiễm môi trường sinh thái.
KCN Trà Nóc có tổng diện tích 300 ha, nằm cạnh quốc lộ 91A đi An Giang, Kiên Giang; cặp bờ hữu ngạn sông Hậu, cách sân bay Trà Nóc 2km, cách cảng Cần Thơ 3km, cách trung tâm TP Cần Thơ 10 km về phía bắc, được cung cấp đầy đủ dịch vụ ngân hàng, bưu chính viễn thông, nhà hàng, khách sạn ( phụ lục 2.1: Bản đồ KCN Trà Nóc). KCN Trà Nóc được chia làm 2 khu vực:
+ KCN Trà Nóc 1
Có diện tích 135 ha, tọa lạc tại phường Trà Nóc, quận Bình Thủy. Khởi công xây dựng từ năm 1995, đến trước năm 2010 hạ tầng kỹ thuật đã được xây dựng hoàn chỉnh, như: giao thông nội bộ, cấp điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông,…Theo báo cáo của BQL KCX & CN Cần Thơ, đến năm 2010, KCN Trà Nóc 1 đã lắp đầy 100% diện tích đất CN, có 117 dự án, vốn đăng ký 328,218 triệu USD, vốn thực hiện 305,942 triệu USD, đạt tỷ lệ 93,21 % vốn đăng ký.
+ Khu công nghiệp Trà Nóc 2
Có diện tích 165 ha, tọa lạc tại phường Phước Thới, quận Ô Môn, liền kề với KCN Trà Nóc 1. Khởi công xây dựng từ năm 2000, cơ sở hạ tầng ngày càng được
xây dựng hoàn thiện và đã cho thuê 91,8 % diện tích đất công nghiệp cho 54 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký trên 517,574 triệu USD, vốn thực hiện 233,014 triệu USD, chiếm 45,02% vốn đăng ký.
Định hướng phát triển ngành nghề của KCN Trà Nóc là khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp không gây ô nhiễm cho nguồn nước, không khí và đất đai, như: chế biến lương thực, thực phẩm; các ngành công nghiệp cơ khí, điện, điện tử, sản xuất phụ tùng máy móc, phương tiện vận tải; công nghiệp vật liệu xây dựng; sản xuất hàng tiêu dùng,…
- Khu công nghiệp Hưng Phú
Được hình thành do yêu cầu phát triển mới và di dời các nhà máy, xí nghiệp đang hoạt động trong nội thành, vùng đông dân cư sinh sống gây ảnh hưởng đến hoạt động của đời sống xã hội, làm mất vẻ mỹ quan, ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, cũng do yêu cầu mở rộng sản xuất, đầu tư đổi mới công nghệ của các công ty, xí nghiệp.
KCN Hưng Phú có diện tích 474 ha nằm bên bờ hữu ngạn sông Hậu, cách trung tâm TP Cần Thơ 9 km về phía nam, thuộc địa bàn phường Tân Phú và Phú Thứ, quận Cái Răng ( phụ lục 2.2: Bản đồ KCN Hưng Phú). KCN Hưng Phú được chia làm 2 khu vực:
+ KCN Hưng Phú 1
Có diện tích 262 ha, tọa lạc tại phường Tân Phú, quận Cái Răng, được Chính phủ cho phép thành lập vào năm 2004, giao cho công ty cổ phần KCN Sài Gòn – Cần Thơ làm chủ đầu tư. Hạ tầng kĩ thuật ngày càng hoàn thiện. Tính đến năm 2010 đã lắp đầy 12,56% diện tích đất công nghiệp, với diện tích đất cho thuê 28,8 ha, có 05 dự án (trong đó có 03 dự án hình thành trước khi thành lập KCN), đã đi vào hoạt động 02 dự án, vốn đăng ký 90,679 triệu USD, vốn thực hiện 35,787 triệu USD, chiếm 39 % vốn đăng ký.
+ KCN Hưng Phú 2
Có diện tích 212 ha, tọa lạc tại phường Phú Thứ, quận Cái Răng, thành lập vào năm 2006, được chia làm 2 khu lấy đường 2C ( đường nối từ Quốc lộ nam sông Hậu xuống bến bờ sông Hậu) làm ranh giới. Phạm vi từ đường 2C về phía rạch Cái Sâu là khu 2A, phần còn lại từ đường 2C về phía rạch Bùng Binh là khu 2B. Cụ thể:
. KCN Hưng phú 2A: có diện tích 134 ha, tính đến cuối năm 2010 đã lắp đầy 15,51% diện tích đất công nghiệp (15,2 ha) với 03 dự án hình thành trước khi thành lập KCN (đã đi vào hoạt động 02 dự án), vốn đăng ký 61,32 triệu USD, vốn thực hiện 20,627 triệu USD, đạt tỷ trọng 33,64 % vốn đăng ký.
. KCN Hưng phú 2B: có diện tích 78 ha, đến đầu năm 2010 cơ bản hoàn thành các thủ tục pháp lý, đã triển khai quyết định thu hồi tổng thể ra dân, hiện đang phối hợp cùng Ban Bồi thường thiệt hại – giải phóng mặt bằng Quận Cái Răng tiến hành kiểm kê để chuẩn bị thu hồi từng hộ, dự kiến khoảng 20ha.
Lợi thế của KCN Hưng Phú là nằm gần trung tâm TP Cần Thơ và bên cạnh một khu đô thị mới với các dịch vụ ngân hàng, bưu chính, viễn thông, nhà hàng, khách sạn, trường học, bệnh viện,…Đồng thời có cảng biển quốc tế Cái Cui với quy mô lớn, có quốc lộ 91C nối cầu Cần Thơ, quốc lộ 1A và cầu Quang Trung thuận lợi cho giao thông vận chuyển hàng hóa trong khu vực và trên thế giới.
Định hướng phát triển ngành nghề của KCN Hưng Phú là khuyến khích các ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, thủy hải sản, nước giải khát từ trái cây, rau quả xuất khẩu; công nghiệp dệt, may, da, hóa chất và các sản phẩm từ hóa chất; công nghiệp khai thác cảng, đóng mới và sửa chữa tàu biển; công nghiệp cơ khí chế tạo và lắp ráp nông cơ,…
- KCN Thốt Nốt
Được phát triển thành KCN từ Trung tâm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệpThốt Nốt, có diện tích khoảng 1.200 ha, thành lập vào ngày 30/07/2007, được chia làm 2 giai đoạn đầu tư (phụ lục 2.3: Bản đồ KCN Thốt Nốt). Trong đó. Giai đoạn I rộng 150,55 ha được sát nhập từ 4 giai đoạn xây dựng của Trung tâm công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp Thốt Nốt thuộc địa bàn xã Thới Thuận, quận Thốt Nốt. Trong giai đoạn này có 09 dự án, với vốn đầu tư 125,145 triệu USD, vốn thực hiện 67,807 triệu USD, chiếm 54,18% vốn đăng ký. Trung tâm Xây dựng hạ tầng KCN Thốt Nốt đang triển khai phân kỳ 1: 150,55 ha; Khu tái định cư Thới Thuận 24,23 ha và đã san lắp xong giai đoạn 1, với diện tích phân kỳ 1: 14,3ha, kinh phí đầu tư cho phân kỳ 1 ước 42,5 tỷ.
KCN Thốt Nốt có nhiều lợi thế như cách trung tâm thị trấn Thốt Nốt 10 km, cách trung tâm TP Cần Thơ 55 km về phía Bắc, nằm giữa sông Hậu và quốc lộ 91,
có quốc lộ 80 đi ngang qua, thuận tiện về giao thông thủy, bộ, phù hợp cho việc vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất, như: giao thông nội bộ, cấp điện, cấp thoát nước và bưu chính viễn thông đáp ứng tốt cho các nhà đầu tư, nhất là cho các ngành sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm, chế biến hải sản, cơ khí, các ngành CN nhẹ,…