Chủ trương của TP CầnThơ về xây dựng, phát triển các KCN

Một phần của tài liệu quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp thành phố cần thơ ( 1995 – 2010) (Trang 36 - 38)

6. Bố cục của đề tài

2.1.2. Chủ trương của TP CầnThơ về xây dựng, phát triển các KCN

Sau khi Việt Nam là thành viên chính thức của WTO, TP Cần Thơ có nhiều cơ hội cũng như thách thức để phát triển kinh tế. Một trong những phương thức để khai thác tốt các cơ hội đầu tư từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước đó chính là việc xây

dựng và phát triển các KCN. Việc phát triển các KCN ở TP Cần Thơ nhằm đáp ứng cho các yêu cầu cơ bản sau đây:

- Nhu cầu phát triển thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu: với thị trường tiêu thụ gần 1,2 triệu dân trên tổng số hơn 17 triệu dân ở ĐBSCL, cùng với thế mạnh về nông – lâm - ngư nghiệp, trong những năm qua, Cần Thơ đẩy mạnh việc chế biến, xuất khẩu các mặt hàng lương thực, thực phẩm, dệt may, da giày,…Đồng thời, nhu cầu phát triển mạnh của một số ngành công nghiệp mới có tiềm năng kinh tế cao, như: phân bón, hóa chất, vật liệu xây dựng, sản xuất linh kiện điện tử, hàng thủ công mỹ nghệ,…đã khẳng định vai trò rất quan trọng của các KCN Cần Thơ trong việc sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu nội địa và hướng tới xuất khẩu.

- Nhu cầu phát triển kinh tế xã hội: Cần Thơ đã xác định lấy công nghiệp làm mũi nhọn đột phá trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp – công nghiệp – thương mại dịch vụ sang công nghiệp – thương mại dịch vụ - nông nghiệp chất lượng cao. Trong thời gian qua, số lượng DN sản xuất công nghiệp tăng dần, nhất là trong ngành chế biến đóng vai trò ngày càng quan trọng.

- Nhu cầu đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH thành phố: là đô thị mới được tái lập từ đầu năm 2004, Cần Thơ đang phấn đầu trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020. Vì vậy, việc triển khai ứng dụng khoa học – công nghệ vào việc phát triển KCN là nền tảng quan trọng để rút ngắn lộ trình. Trong thời gian qua, với lợi thế tập trung các nhà khoa học có kỹ thuật chuyên môn giỏi, các cơ quan đầu ngành, như: Đại học Cần Thơ, Đại học Y Dược, Viện lúa ĐBSCL, Bệnh viện đa khoa Trung Ương,…đã giúp cho thành phố đẩy nhanh tiến độ ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất và thực tiễn cuộc sống. Trong đó các lĩnh vực, như: chế biến thủy sản, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, vật liệu mới, cơ điện tử,…đã góp phần phát triển nhanh các KCN, tạo cho ngành công nghiệp của thành phố phát triển mạnh nhất vùng ĐBSCL.

- Nhu cầu hội nhập quốc tế: Để có thể tận dụng những cơ hội sau khi Việt Nam gia nhập WTO và thực hiện các cam kết AFTA, Cần Thơ đã tận dụng những lợi thế có sẵn của vùng sông nước để phát triển các KCN chuyên ngành phục vụ các ngành công nghiệp mũi nhọn, như: đóng tàu, chế biến nông – thủy – hải sản, sản xuất hàng tiêu dùng,…góp phần đưa thành phố tham gia quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mới.

- Nhu cầu thực hiện vai trò đầu tàu trong khu vực ĐBSCL: Với tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, thủy sản, hạ tầng kỹ thuật tương đối đồng bộ, tài nguyên, du lịch sinh thái – văn hóa của cả vùng ĐBSCL, Cần Thơ đóng vai trò tiên phong trong việc dẫn dắt các tỉnh ĐBSCL phát triển. Trong đó, phát triển các KCN là một mô hình quan trọng, có sức lan tỏa, để hỗ trợ, liên kết các tỉnh trong vùng, nhằm hướng đến phát triển bền vững vùng ĐBSCL.

Một phần của tài liệu quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp thành phố cần thơ ( 1995 – 2010) (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)