Nghệ thuật xây dựng cốt truyện

Một phần của tài liệu khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa của margaret mitchell trong tác phẩm “cuốn theo chiều gió” (Trang 70 - 76)

7. Những đóng góp của luận văn

2.5. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện

Đại văn hào Nga, Dostoievsky, lúc năm mươi tuổi có viết: “Cái tiểu thuyết tôi sắp viết

(Anh em nhà Karamazov) đã làm tôi băn khoăn từ ba năm nay nhưng tôi chưa muốn viết vội vì

71

Sau khi nghiền ngẫm cẩn thận, mãi đến chín năm sau ông mới chính thức bắt tay vào viết bộ trường thiên tiểu thuyết này. Một đại văn hào khác, Tolstoi, sống cùng thời với ông, lúc đầu cảm hứng từ phong trào nổi loạn Tháng Chạp năm 1825 ở Petersbourg đòi lật đổ Nga Hoàng Nicolas đệ nhất, nên ông muốn đặt nhan đề sách là “Những người tháng

chạp”. Nhưng sau lại thấy không hợp nữa vì cốt truyện bao quát cả một thời đại gồm nhiều

biến cố trong lịch sử Nga, ông đã tính đổi ra là “Cái gì chung cục mà tốt thì là tốt” nhưng rồi ông bỗng nhớ tên nhan đề một tập triết lý của Proudhon mà ông rất thích, tập “Chiến tranh và

hòa bình”và ông mượn ngay nhan đề này.

Thi hào Mỹ Edgar Poe có một phương pháp sáng tác cũng khá độc đáo qua bài thơ Con quạ nổi tiếng. Trước hết, ông nghiên cứu tỉ mỉ về cách dàn dựng hình thức cho bài thơ. Từ số câu, số đoạn, độ dài ngắn của điệp khúc, âm thanh của các tiếng... Khi bắt đầu sáng tác, ông chưa có một đầu đề nào cả. Sau khi cân nhắc tính toán cẩn thận, ông mới nghĩ tới việc đưa con quạ vào bài thơ vì giọng con quạ buồn hơn giọng con két hay chim họa mi, nó hợp với bài thơ ông định viết. Ông mới đặt cho đầu đề là "Con quạ" ( The Raven ) và trong mỗi điệp khúc, ông cho con quạ kêu lên tiếng nevermore. Như vậy, ông viết đoạn cuối trước, rồi mới viết các đoạn kia sau.

Qua mấy trường hợp vừa kể, ta thấy rằng trong quá trình sáng tác của các nhà văn, nhà thơ thường có rất nhiều điều đặc biệt lý thú không ai giống ai. Như phương pháp sáng tác của thi hào Edgar Poe vừa kể thì quả là hết sức độc đáo. Tuy nhiên, lạ lùng nhất, khó tín nhất có lẽ là trường hợp sáng tác của Margaret Mitchell. Khi viết bộ tiểu thuyết CTCG, như đã giới thiệu ở phần tiểu sử tác giả, khởi sự, bà đã viết chương cuối trước rồi mới lần lượt viết các chương còn lại dần dà qua các năm sau, cảm hứng đến đâu, bà viết đến đó, không tuân theo một trình tự nào cả. Chỉ khi bà có ý định đưa bản thảo cho nhà xuất bản, các chương rời rạc mới được ráp lại cho có mạch lạc. Và kể cả khi đã ký hợp đồng cho xuất bản rồi, chương mở đầu vẫn chưa được viết - thật khôi hài. Chương mở đầu lại là chương được viết sau cùng. Đây đúng là một trường hợp có một không hai trong lịch sử sáng tác văn chương.

Điều kỳ lạ hơn nữa là mặc dù được viết như thế nhưng khi đọc tác phẩm, người ta khó lòng nhận ra được bất kỳ dấu vết ráp nối nào. Mà câu truyện lại được kết cấu gần như lối chương hồi cổ điển, diễn ra theo trình tự thời gian, các thủ pháp nghệ thuật như những lời trần thuật hay hồi tưởng đi ngược lại quá khứ làm xáo trộn diễn biến câu truyện ít khi được sử dụng. Các sự kiện, biến cố đều có mắt xích liên quan chặt chẽ, có mối quan hệ nhân quả với

72

nhau, có những chi tiết rất nhỏ lại là duyên cớ phát sinh lý giải cho hành động bùng nổ ở đoạn sau hoặc giúp cho độc giả hiểu được căn nguyên hành động của một nhân vật nào đó ở hồi kết cục. Đặc biệt nhất là tình cảm, dòng tâm tưởng và những chuyển biến suy tư của các nhân vật thì chúng ta không thể nào hiểu được tác giả đã làm cách nào để tạo ra được sự liên tục nhất quán đến như thế, khiến cho dòng ý thức của họ như một dòng sông không ngừng thay đổi mà vẫn luân lưu bất tận như một dãy lụa đào. Tài năng sắp đặt các chi tiết, sự kiện để tạo thành một câu truyện có khả năng bao quát sâu rộng được cả thời kỳ lịch sử nhiều biến động, khái quát số phận của rất nhiều nhân vật như thế quả là kỳ diệu.

Cốt truyện có thể phân ra thành các giai đoạn chính như sau :

Phần thứ nhất: từ chương I đến chương VII, đây là phần giới thiệu các nhân vật chính, chúng ta biết được chân dung, tính cách và gia thế của họ : Scarlett, Ashley, Rhett, Melanie. Các nhân vật phụ như Charles, người chồng thứ nhất của Scarlett, Frank Kennedy, người chỉ được nói thoáng qua. “Chả bao giờ thấy bóng một ai thật sự đáng gọi là nam nhi, trừ toán quân nhu dưới sự chỉ huy của Frank Kennedy, người tình trung niên của Suellen, hàng tháng phóng về lấy đồ tiếp tế.” Ai ngờ về sau anh chàng này lại là chồng thứ hai của Scarlett.

Điểm thắt nút của câu chuyện bắt đầu khi Scarlett nhận được tin người yêu là chàng Ashley sắp lấy vợ, nàng quyết giành lại chàng cho bằng được, không ngờ bị cự tuyệt và tình cờ Rhett chứng kiến giây phút xấu hổ này của nàng. Đây là những ngày cuối cùng miền Nam còn sống ương cảnh thái bình và chúng ta còn chứng kiến được những hình ảnh và sinh họat đặc trưng của nó. Chiến tranh đã bất đầu.

Phần thứ hai: từ chương VIII đến chương XVI, cuộc đời của các nhân vật chính trong thời chiến tranh, người ở lại hậu phương lo lắng và mong chờ tin tức người ngoài chiến trận, mặc dù số phận họ cũng chẳng khá gì hơn bởi chiến tranh sẽ không tha thứ một ai cả. Câu chuyện tình phát triển theo mô típ sự đuổi bắt tình yêu, Rhett tìm mọi cách để tiếp xúc Scarlett và chinh phục nàng. Scarlett không từ bỏ hy vọng và ý định để chiếm được Ashley. Câu chuyện của họ diễn ra trong thời buổi chiến tranh nhưng hoàn cảnh bên ngòai không thể làm phai nhạt ngọn lửa yêu đương trong lòng họ.

Phần thứ ba: từ chương XVII đến chương XXX, chiến tranh đã lan tới thành phố Atlanta, nơi Scarlett và Melanie đang sống. Melanie sinh nở và được Scarlett chăm sóc giúp đỡ. Chiến tranh đi qua, Scarlett trở về quê nhà và bắt tay xây dựng lại từ đầu. Cô trải qua giai

73

đoan thử thách khó khăn nhất trong đời, và chỉ nhờ ý chí mà cô có thể tồn tại được. Chiến tranh đã kết thúc, Ashley trở về nhà.

Phần thứ tư: từ chương XXXI đến chương LXIII , thời kỳ tái thiết, các nhân vật đặt trước sự lựa chọn một thái độ trước đổi thay của thời cuộc: hoặc là quên đi quá khứ để tồn tại, hoặc tưởng nhớ dĩ vãng và sống bên lề cuộc đời trong tiếc nuối. Cuối cùng thì Rhett cũng cưới được Scarlett nhưng chiếm được tình yêu của nàng thì không. Còn Scarlett ngã vào vòng tay của Ashley mà nàng chờ đợi cả đời nhưng ngay giây phút ấy tai họa ập đến vì bị người khác bắt gặp. Cao trào của truyện: Đứa con duy nhất kết nối mối quan hệ hôn nhân không tình yêu của họ chết. Rhett không còn chi để vương vấn trên đời, tính tình chàng thay đổi, tuyệt vọng, và sống bê tha. Còn Scarlett thì hoảng loạn.

Đoạn kết, Melanie chết vì bệnh, tạo nên điểm mở nút: Scarlett tỉnh mộng, nhận ra bấy lâu mình đã yêu một người không xứng đáng, người mà nàng thật sự cần là Rhett, nàng chạy về nhà để bày tỏ tình yêu với chàng nào ngờ bị Rhett hững hờ cự tuyệt, rồi chàng kiên quyết ra đi. Câu chuyện không có kết cục dứt khoát mà để cho người đọc mặc tình tiếc nuối. Một kết thúc để ngỏ.

Các sự kiện và biến cố kết hợp khá logic, diễn ra hợp với qui luật tự nhiên hơn là theo sự sắp đặt dàn dựng chủ quan của tác giả để phục vụ một mục đích nghệ thuật nào. Hành động, ứng xử và diễn biến tình cảm của các nhân vật khá chân thật và sống động, đặc biệt là nhân vật Scarlett. Người đọc có thể thắc mắc và đôi khi sốt ruột vì những hành động có vẻ thiếu khôn ngoan và trẻ con của nàng. Tuy nhiên phải nhận rằng những điều ấy là phù hợp với tính cách của Scarlett. Người đọc cũng ngỡ ngàng vì sự suy sụp của Rhett, tiếc thương cái chết của Melanie hay thắc mắc không biết Scarlett có chinh phục được Rhett để đem chàng trở lại hay không. Nhưng như chứng ta đã biết, chính tác giả cũng đã từng khóc suốt cả đêm khi cho nhân vật Melanie chết và khi bộ phim được trình chiếu bà cũng đã khóc thương cho Scarlett khi Rhett từ giã ra đi. Chính bà đã trả lời người hâm mộ rằng, bà nghĩ Rhett sẽ trở về như mong mỏi của mọi người nhưng không có gì chắc chắn cả.

Những điều này cho thấy đặc điểm của các nhà văn hiện thực là họ luôn tôn trọng sự thật và thường để các nhân vật tự hành động như có đời sống riêng chứ không theo sự giật dây của tác giả như các loại truyện khác. Tolstoi từng nói rằng “Biết làm thế nào được.... Nói chung

các nhân vật nam nữ của tôi đôi khi làm những việc mà thật tình tôi không muốn: họ làm

74

Câu chuyện kết cấu theo lối song tuyến, hai tuyến nhân vật này không chống đối hay tương phản nhau nhưng kết nối trong các mối xung đột tình cảm. Đề tài về sự rượt bắt và đau khổ trong tình yêu không có gì mới, thế nhưng câu chuyện đã tạo được sự hấp dẫn có lẽ nhờ các yếu tố sau đây:

- Sự éo le của cuộc đời: các nhân vật đa phần không có đời sống tốt đẹp. Hạnh phúc luôn vượt khỏi tầm với của họ, và khi họ ngỡ mình sắp có hạnh phúc lại là lúc hạnh phúc mất đi. Nếu như Scarlett sớm nhận ra sự ngộ nhận trong tình yêu của mình, nếu như Rhett không từ giã Scarlett vào đoạn kết, nếu như đứa con của họ không chết...Chính những yếu tố này làm cho người đọc luôn trong tâm trạng ngỡ ngàng và tiếc nuối, cuộc đời quả chẳng bao giờ xảy ra như con người mong muốn. Các nhân vật còn phải chịu đựng cảnh sống chung gần gũi nhau không thể tách rời, vừa muốn loại bỏ vừa phải cưu mang nhau, vừa muốn chinh phục vừa muốn chạy trốn lẫn nhau, yếu tố này tạo nên sự xung đột sâu sắc.

- Yếu tố bất ngờ: nhân vật có nhiều bất ngờ và hấp dẫn nhất là Rhett, chàng khi ẩn khi hiện khó đoán trước được, có đời sống luôn thay đổi đột ngột: lúc trong trại giam, lúc giàu sang phú quí, lúc có mặt đúng vào khi cần thiết như mang ngựa đến cho Scarlett ở Atlanta, rồi lại bỏ nàng bơ vơ trên đường hồi hương. Mới là kẻ bị nguyền rủa, lại trở thành kẻ lịch lãm được yêu mến. Lúc từ chối sự dâng hiến của Scarlett rồi lại xuất hiện đột ngột sau đám tang chồng của nàng để ngỏ lời cầu hôn. Mới là kẻ mưu mô bản lĩnh thách thức dư luận rồi bỗng nhiên gục khóc như đứa trẻ trong lòng người phụ nữ nhỏ bé. - Yếu tố mới lạ : Không giống như Roméo và Juliette, phút ban đầu gặp nhau của đôi tình nhân Rhett - Scarlett đã nảy lửa và mối tình của họ luôn đầy sóng gió, lúc chửi bới nguyền rủa, căm thù, lúc hôn nhau say đắm. Lúc đau khổ nhất lại là lúc mà họ đạt được hoan lạc tuyệt đích nhất, lúc ngỡ như họ sẽ có được hạnh phúc lại là khởi đầu cho một chia ly vĩnh viễn...

- Yếu tố khôi hài, trào lộng: Đây là một trong những điểm đặc sắc nhất đã góp phần tạo nên sự hấp dẫn và thú vị của tác phẩm.

1. Biến cố sự kiện : Scarlett quyết chinh phục Ashley để rồi chửi bới chàng khi thất bại, đi chăm sóc thương binh mà chỉ nghĩ đến chuyện họ khen tặng và tán tỉnh mình, cắt màn cửa để may áo và tìm Rhett trong tù để hiến thân cho chàng lại bị chàng từ chối. Nói chung nhằm để thể hiện sự ngây thơ và cá tính mạnh mẽ của Scarlett, tác giả đã cung cấp rất nhiều chi tiết

75

có tính trào lộng, làm cho người đọc lúc nào cũng thấy hứng thú vui vẻ theo dõi cuộc đời nàng không biết chán.

“Đối với Sca vừa mới thoát khỏi cái vỏ nhộng của tình trạng quả phụ, chiến tranh có

nghĩa là một thời vui vẻ và phấn khích...Khi nghĩ lại nhịp trôi đơn điệu của năm ngoái, ngày nào cũng giống ngày nào, nàng thấy cuộc sống dường như chuyển sang một tốc độ nhanh

không thể tưởng tượng được. Mỗi ngày mở ra như một chuyện phiêu lưu hào hứng, trong đó

nàng có thể gặp những chàng trai mới, họ sẽ xin phép được đến thăm nàng, khen nàng xinh

đẹp đến nỗi được chiến đấu và thậm chí được chết vì nàng...”

Các chi tiết mô tả đoàn quân phương Nam và bối cảnh hậu phương đầy hình ảnh khôi hài, mang nét giễu cợt, châm biếm nhẹ nhàng làm cho không khí chiến tranh trong truyện có sắc thái riêng không giống như các tác phẩm viết về chiến tranh khác.

“Dĩ nhiên với cái đầu gối đã bị trật khớp, ông ấy không thể đi xa được, song ông ấy một

mực đòi cưỡi ngựa ra đi với chúng tôi. Mẹ cháu đồng ý với điều kiện là ông nhảy qua được

hàng rào đồng cỏ vì bà nói, trong quân đội, rồi đây cánh kị binh sẽ phải qua nhiều thử thách gay go. Ba cháu cho cái đó là dễ ợt”.

Nhờ khéo chọn những tình tiết, sắp đặt các sự cố nên cho dù câu chuyện viết về đề tài chiến tranh và tình yêu dang dở, nhưng không khí truyện không quá nặng nề buồn bã, như thường thấy ở đề tài này. Đây là cảm xúc đặc trưng của thể loại văn học trong tác phẩm, một cảm xúc mà các khán giả xem phim chuyển thể không thể có được. Khán giả điện ảnh có thể bị cuốn hút bởi mối tình của Scarlett, nhưng mỉm miệng cười theo từng trang viết vì hành vi và ngôn ngữ của nàng như những người đọc truyện thì không, mà như vậy là chúng ta đã bỏ qua phần đặc sắc và hứng thú nhất của tác giả. Bởi cũng có thể nói không ngoa rằng CTCG chính là một câu chuyện viết về đề tài chiến tranh và tình yêu theo phong cách hài của Azit Nexin, một phong cách mà bà đã thừa hưởng từ những nhà văn tiên phong của trào lưu hiện thực trên đất Mỹ

2. Đối thoại: của Scarlett với Rhett, với Ashley luôn là những đoạn thú vị nhất của tác phẩm, lần đầu tiên chúng ta nghe được những lời tỏ tình bốp chát hay những lời tâm sự nảy lửa đến như thế. Ngôn ngữ tình yêu có lẽ là một trong những sáng tạo mới mẻ và thành công lớn của tác giả, đặc biệt chúng đã góp phần làm bộc lộ một tính cách rất riêng của nàng Scarlett, rất hung tợn mà cực kỳ lãng mạn

76

- Tại sao anh không thể nói thẳng ra, đồ hèn nhát! Anh sợ lấy tôi ! Anh thà sống với cái con bé ngu si đần độn ấy, cái đồ chỉ biết mở mồm để vâng dạ, để rồi nuôi một lũ con cũng ăn nói ngọt xót như mẹ chúng! Tại sao...

- Cô không được nói như thế về Melanie!

- “Cô không được”? Quỷ tha ma bắt anh đi. Anh là cái thá gì mà dám nói là tôi không

được thế này thế kia ? Đồ hèn nhát, đồ đê tiện, đồ...Anh đã làm tôi tưởng anh sắp lấy tôi... Tôi sẽ căm ghét anh đến khi chết, đồ đê tiện...đồ mạt hạng...đồ mạt hạng...

Và đây là lần đầu tiên cô gặp Rhett, người mà về sau sẽ là chồng của cô:

- Ông không đáng chùi ủng cho anh ấy! Cô giận dữ quát.

- Thế mà cô bảo sẽ căm ghét anh ta suốt đời!

Anh ta buông mình xuống chiếc sofa và Scarlett nghe thấy anh ta cười.

Giá có thể giết được anh ta thì cô đã giết rồi. Nhưng cô chỉ lấy hết tư thế đĩnh đạc bước

Một phần của tài liệu khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa của margaret mitchell trong tác phẩm “cuốn theo chiều gió” (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)