Điển hình chung

Một phần của tài liệu khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa của margaret mitchell trong tác phẩm “cuốn theo chiều gió” (Trang 41 - 46)

7. Những đóng góp của luận văn

2.4.1.Điển hình chung

2.4.1.1. Điển hình cho hai giai cấp điền chủ và nông nô

Các nhân vật Scarlett, Rhett, Ashley, Melanie là điển hình cho giai cấp địa chủ ở miền Nam, phong lưu, giàu có, xa hoa. Tác giả đã mô tả về họ như những người tốt bụng, nhân ái. Đây là đặc điểm đáng lưu ý ở tác phẩm này, nó phản ánh thế giới quan của tác giả, một người miền Nam, viết như một phát ngôn viên cho giới địa chủ miền Nam ngày xưa.

Sca (Scarlett) chợt thấy mình căng tai ra ngóng những âm thanh quen thuộc - tiếng

cười the thé của lũ trẻ con da đen trong xóm nô đùa, tiếng xe bò cót két từ ngoai đồng về, tiếng

vó rộn khi con ngựa của ông Gerald băng qua bãi cỏ chăn súc vật, tiếng bánh xe ngựa lạo xạo

trên lối đi rải sỏi và tiếng xôn xao vui vẻ của những người hàng xóm chiều chiều ghé vào nói

chuyện gẫu."

Còn đối với vấn đề giai cấp, một vấn đề lớn góp phần bùng nổ cuộc chiến tranh Nam - Bắc thì được MM mô tả với một hướng hoàn toàn khác:

"Người da đen đôi khi rất khó thương, ngu đần và lười biếng, nhưng lòng trung tín của

họ thì chẳng có tiền bạc nào mua chuộc nổi, họ luôn luôn nghĩ là đã hoa đồng với chủ nhân da

trắng rồi và chính ý nghĩ đó khiến họ liều mạng để tìm thức ăn cho chủ "

Không có cảnh hành hạ, đánh đập nào được miêu tả mà ngược lại là cảnh sống hòa thuận giữa những con người biết hy sinh giúp đỡ lẫn nhau. Người u già đã sống cả cuộc đời với gia đình Sca, người đày tớ da đen sau cuộc chiến dù đã không còn là nô lệ nữa vẫn hy sinh liều

42

mình để cứu người chủ cũ. Mammy và mấy người đày tớ da đen trung thành là điển hình cho giới nô lệ da đen. Họ được mô tả như những người có phẩm chất tốt, có hạnh phúc, được tôn trọng. Những điều này hoàn toàn tương phản với bức tranh về đời sống của người nô lệ được miêu tả trong "Túp lều của chú Tom", tác phẩm được cho là đã diễn tả khá trung thực tình trạng xã hội Mỹ thời trước chiến tranh.

"Thay vì đuổi Mammy hoặc có thái độ cáu gắt, nghiêm khắc với bà, Rhett lại hết sức tôn

kính bà, thậm chí lịch sự hơn nhiều so với thái độ của chàng đối với mọi phụ nữ Sca mới quen

gần đây. Thực tế còn lịch sự hơn chàng đối với bản thân Sca. Bao giờ chàng cũng xin phép

Mammy trước khi đưa Wade đi chơi bằng ngựa và hỏi ý kiến bà trước khi mua búp bê cho Ellen. Mà Mammy thì đâu có lịch sự gì với chàng cho cam."

"Sca cho rằng Rhett phải cương quyết hơn với Mammy cho hợp với cương vị ông chủ,

nhưng Rhett chỉ cười mà bảo chính Mammy mới là chủ nhà đích thực".

Hơn nữa, cách chọn lọc các chi tiết để mô tả đoàn quân phương Bắc của MM đã làm người đọc có cảm tưởng rằng mọi tai ương mà người miền Nam phải chịu đựng có vẻ như toàn là do lỗi của người phương Bắc gây nên. Chính bọn họ đã làm xáo trộn cuộc sống vốn bình yên và ổn định trong hơn trăm năm ở phương Nam, nhất là hành vi của những người phương Bắc trong thời kỳ hậu chiến.

"Mọi người đều biết bọn Yankee đã làm những gì ở Missuri, Kentucki, Tennixi và

Virginia. Ngay cả con nít cũng có thể kể, với một tình cảm căm thù pha lẫn sợ hãi, những tàn

khốc mà bọn Yankee đã gây ra trên lãnh thổ bị chúng xâm chiếm..."

"Hy vọng tìm thấy những đồ nữ trang chôn theo người chết, bọn lính Yankee đã phá

toang những hầm mộ. Chúng đã lấy cắp các tử thi, lột những biển đề tên bằng vàng, bằng bạc

gắn trên áo quan, những đồ trang trí và tay cầm bằng bạc. Những bộ xương và thi hài, vứt

lung tung giữa những quan tài nát vụn, nằm phơi ra thảm hại."

Cách trình bày trên đã làm cho một số nhà phê bình nghĩ rằng MM đã thiếu khách quan trong việc mô tả biến cố lịch sử trọng đại này và làm giảm đi giá trị hiện thực của tác phẩm.

2.4.1.2. Điển hình cho hai loại người trước những biến động của thời cuộc.

Nếu bi kịch trung tâm của CTCG là sự nổi lên và tàn phai của những cuộc phiêu lưu tình ái thì cảm xúc dễ nhận ra ở tác phẩm chính là cái nhìn tuy hơi thiên lệch nhưng thương nhớ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

43

miền Nam xưa của tầng lớp quí tộc. Đây là một thế giới đẹp đẽ với hình ảnh những chàng kỵ sĩ phi ngựa và quí bà tha thướt quần là áo lụa - một nền văn minh đã tàn trong gió bụi “a Civilization gone with the wind”

"Ôi, những ngày nhàn nhã và những buổi hoàng hôn đồng nội ấm áp và yên tĩnh! Tiếng

cười nhẹ nhàng lanh lảnh cất lên từ những căn nhà! Cuộc sống hồi ấy vàng son ấm cúng và người ta yên tâm biết ngày mai sẽ đem lại những gì !"

Ngoài nhân vật chính là nàng Sca, còn ba nhân vật khác nữa là Rhett, Ashley và nàng Melanie, tuy họ xuất hiện nhiều ít khác nhau nhưng đều đóng vai trò không thể thiếu để dệt nên câu chuyện tình này. Chúng ta có thể chia họ thành hai tuyến nhân vật điển hình hẳn hoi: cặp vợ chồng của Ashley và Melanie, Scarlett và Rhett

Ashley và Melanie là những nhân vật điển hình của văn minh truyền thống ở miền Nam: hào hoa, phong lưu, đài các, là giai cấp thượng lưu, là giới quí tộc miền Nam được nuôi dưỡng bởi khuôn mẫu lí tưởng của Cựu lục địa. Họ nắm trong tay tất cả đất đai. Họ không cần lao động mà vẫn được hưởng một đời sống sung túc, quý phái. Nền văn hóa của họ xoay quanh lí tưởng về con người lịch lãm: con người của thời Phục hưng vừa giỏi quản lí trang trại vừa đọc được sách tiếng Hy Lạp cổ, và có quyền hành của lãnh chúa thời phong kiến

Nhưng trước những đổi thay của thời thế, họ không thể thích nghi vì cứ bám chặt vào dĩ vãng. Điều này làm cho họ tự động bị đào thải trong cuộc cạnh tranh sinh tồn khốc liệt của cuộc sống. Họ trở thành những người bất lực phải sống bám vào người khác và tồn tại thừa thải bên lề cuộc đời. Chàng Ashley hào hoa buổi đầu nhưng sau cùng lại lộ rõ cái bạc nhược yếu đuối và vô tích sự, đến nỗi người con gái đã yêu anh say đắm cuồng nhiệt bỗng nhận ra sự lầm lẫn của mình. Nghe những lời phát biểu của Ashley về sự đổi thay của thời cuộc, chúng ta mới hiểu vì sao giấc mơ tình yêu của nàng Scarlett dành cho anh chàng hào hoa này trong phút chốc tan thành sương khói.

"Có lẽ, tôi muốn thời xưa trở lại, song sẽ không bao giờ cố chuyện ấy, và tôi bị ám ảnh bởi ký ức về thời ấy, về cái thế giới đã sụp đổ quanh tôi."

"Anh không sợ nguy hiểm, không sợ bị bắt, hoặc bị thương, thậm chí không sợ chết, nếu

cần phải chết, nhưng anh sợ rằng chúng ta sẽ không bao giờ trở lại được thời xưa, một khi

cuộc chiến này kết thúc. Mà anh thì chỉ hợp với cái thời xưa ấy. Anh không hợp với cái hiện

tại chém giết điên cuồng này, và anh e rằng, dù có cố gắng đến đâu, anh cũng sẽ không thích

44

vốn cùng một khí huyết. Anh không biết tương lai sẽ mang lại những gì, nhưng nó không thể

đẹp và mãn ý như quá khứ được.

Chúng mình giống nhau, Melanie ạ, cũng yêu thích những gì êm đềm, và anh thấy trải ra

trước mắt chúng ta một chuỗi dài năm tháng bình lặng, tha hồ mà đọc sách, nghe nhạc và mơ

mộng. Nhưng không phải thế này! Không bao giờ anh mong ước thế này! Làm sao cơ sự này

có thể xảy đến với tất cả chúng ta, các phong tục cũ sụp đổ như thế này, cuộc tàn sát đẫm máu này, mối hận thù này!"

một lần Rhett đã nhận xét về Ashley như sau Anh ta chỉ là một người quí tộc lạc loài

vào trong một thế giới không phù hợp với anh ta, cố gắng thích nghi tàm tạm bằng những luật

lệ của cái thế giới đã tiêu vong."

Hai tuyến nhân vật này còn gợi lên một vấn đề khác trong đời sống gia đình Mỹ hiện thời: cặp Ashley là điển hình cho mô hình gia đình truyền thống với quan hệ người chồng đóng vai trò trung tâm, người vợ có bổn phận phục tòng và chăm lo việc nội trợ, dạy dỗ con cái, sống thuận theo phong tục tập quán xã hội. Ngay như Ashley, dù nhận thức khá sáng suốt về tính chất của cuộc chiến nhưng vẫn âm thầm thi hành nghĩa vụ của một công dân. Còn người vợ thì muốn chồng phải sống và chiến đấu anh dũng như một người lính thực thụ để có thể tự hào với cộng đồng mà trong đó cô là một thành viên, bất chấp cả việc người chồng phải hy sinh cả tính mệnh:

“Melly (Melanie) quay sang nàng, dữ dội như một nữ thần tóc rắn.

- Làm sao em có thể nêu lên một ý kiến như thế: Phản bội Liên bang bằng lời tuyên thệ

đê mạt ấy, rồi sau lại phản lại lời hứa với bọn Yankee! Chị thà biết anh ấy chết ở đảo đá, còn hơn nghe tin anh ấy tuyên thệ như vậy. Nếu anh ấy chết trong tù, chị còn có thể tự hào về anh ấy. Nhưng nếu anh ấy làm điều đó, chị sẽ không bao giờ nhìn mặt anh ấy nữa. Không bao giờ !”

Trái ngược với đôi vợ chồng trên là chàng Rhett và Scarlett. Cuộc đời Sca mặc dù cũng xuất thân từ giai cấp quý tộc, là một tiểu thư trâm anh khuê các nhưng nàng không quá vướng bận với hoàn cảnh xuất thân của mình. Trái lại, chính nàng là người dám đương đầu với cái cũ và mạnh dạn tuyên chiến với nó.

"Em chán tất cả rồi, em xin nói với anh thế. Chán đến tận xương tủy và hết cách chịu đựng rồi. Em đã vật lộn để kiếm cái ăn, kiếm tiền, em đã làm cỏ, đã cuốc đất, đã hái bông và

45

thậm chí đã cày ruộng cho đến lúc không chịu được thêm lấy một phút nào nữa. Asli, em xin (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nói với anh là miền Nam chết rồi ! Nó đã chết rồi !"

- Từ cái bữa nàng nằm phủ phục nôn nao tuyệt vọng trong khu rừng ở ấp Tara và tự

nhủ: “Mình sẽ không ngoái nhìn lại sau lưng”, nàng đã dứt khoát với quá khứ.

- “Cái gì đã qua là đã qua. Những người đã chết là đã chết. Sự xa hoa lười nhác của thời xưa đã qua hẳn, không bao giờ trở lại...Không thể trở lui được, - nàng quyết định tiến lên phía trước.”

- Đằng sau những cánh cửa ấy là vẻ đẹp của những ngày xa xưa. Một nỗi khát khao u

hoài muốn trở lại thời ấy dâng lên trong nàng. Nhưng nàng biết dù có đẹp đến đâu đi nữa thì

quá khứ vẫn là quá khứ, cứ phải để nó nằm nguyên đằng sau những cánh cửa ấy. Không ai có

thể tiến lên phía trước với một gánh nặng, những hồi ức đau đớn trên vai.”

Nàng là người có cái nhìn sáng suốt, mặc dù vô tình và lãnh đạm, đồng điệu với nàng chỉ có Rhett. Cũng chính vì điểm này mà sau bao nhiêu biến động của cuộc đời, khi hình ảnh Ashley tan rã trong Sca, nàng nhận ra rằng người thích hợp với nàng chính là Rhett.

“Mình đã có lí khi quyết tâm không ngoái nhìn lại sau lưng. Cái đó chỉ mang lại đau đớn

và dò xé con tim đến độ không còn làm được gì khác ngoài việc quay nhìn về quá khứ. Đó là

sai lầm của Ashley. Chàng không còn có thể nhìn về phía trước được nữa. Chàng không thấy

được hiện tại, chàng sợ tương lai, cho nên chàng quay nhìn về dĩ vãng.”

Rhett và Scarlett nhanh chóng hội nhập vào đời sống mới và tiếp tục nhìn đời về phía trước. Họ là nhân vật điển hình cho người dân Mỹ trong thời đại mới năng động, phóng khoáng, tự lập và có đầu óc thực dụng.

"- Rhett: có phải em đồng ý chỉ vì tiền của tôi ? - Scarlett: À. ..vâng, một phần nào thì là như vậy. - Rhett: Chỉ một phần nào thôi ư ?

- Scarlett: Vâng, anh biết rồi đấy, Rhett à, có tiền bạc thì hay biết mấy, nhưng mà cũng là vì em thích anh nữa.

- Rhett: Thích anh ư?

- Scarlett: Vâng, nếu như em nói rằng em rất yêu anh thì anh cũng biết rằng, thực ra em

46

Một phần của tài liệu khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa của margaret mitchell trong tác phẩm “cuốn theo chiều gió” (Trang 41 - 46)