7. Những đóng góp của luận văn
2.7. Hoàn cảnh điển hình
CHIẾN TRANH
Từ năm 3600 trước Công nguyên cho đến nay, nhân loại chỉ được hưởng 300 năm hòa bình mà thôi, còn lại họ phải chịu đựng hết 14.000 cuộc chiến tranh lớn nhỏ, với khoảng một tỉ người chết và vô vàn thiệt hại không thể tính được. (theo tài liệu Kiến thức ngày nay năm 2000). Chiến tranh luôn là nỗi ám ảnh kinh hoàng nhất của con người. Dường như ngày nào con người còn tồn tại thì chiến tranh khó mà chấm dứt được:
“Lúc nào trên trái đất cũng có mươi chỗ mà binh lính cầm tiểu liên đi lùng trong các
rừng bụi hay đầm lầy và bắn các binh lính khác như người ta bắn thỏ. Nhân loại như vậy đấy
và chúng ta khởi sự từ đó để xây dựng những nền văn minh” ( Nói với tuổi hai mươi, Andre
Maurois).
“Tôi thấy các dân tộc xông vào chém giết nhau, không một lời nói, không cần suy nghĩ,
giết nhau một cách say cuồng, dễ dàng và vô tư” (Mặt trận miền tây vẫn yên tĩnh, Erich-Maria Remarque)
Các cuộc chiến tranh thường không giống nhau về tính chất, quy mô và những người kể chuyện thường bị chi phối từ thế giới quan, hoàn cảnh, tâm trạng khác nhau nên cảm xúc của con người trước các tác phẩm viết về chiến tranh cũng luôn khác nhau. CTCG cũng đã chọn một đề tài cũ xưa là chiến tranh làm bối cảnh chính yếu cho cốt truyện, nhưng đề tài này lại được nhìn qua đôi mắt của một người phụ nữ
Sau đây là phần phân tích chủ đề này của chúng tôi. Ngoài việc trình bày cách thể hiện chiến tranh trong tác phẩm, chúng tôi có so sánh với một vài tác giả và tác phẩm tiêu biểu viết về chiến tranh lừng danh khác, sau cùng là những nhận định của chúng tôi về những mặt hạn chế và giá trị đóng góp của tác giả.