Nghĩa tiếp nhận

Một phần của tài liệu khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa của margaret mitchell trong tác phẩm “cuốn theo chiều gió” (Trang 94 - 97)

7. Những đóng góp của luận văn

3.1. nghĩa tiếp nhận

“Cuốn theo chiều gió” là câu chuyện mang bản sắc Mỹ độc đáo và đậm đà chất miền Nam của thế kỷ 19. Vào thời điểm này, bà Margaret Fullers (1810-1850) viết quyển Woman in the Nineteenth Century được coi là một khám phá sớm nhất và có tính cách Mỹ nhất về vai trò phụ nữ trong xã hội, nó lý giải sâu sắc về rất nhiều nguyên nhân tế nhị và hậu quả tai hại của tệ nạn phân biệt nam nữ. Người phụ nữ Mỹ thời kỳ này phải chịu đựng nhiều sự bất bình đẳng: họ không có quyền bầu cử, không đựơc bước chân vào những trường chuyên nghiệp và học hết bậc đại học, bị cấm nói trước đám đông và thậm chí tham dự những hội nghị công cộng, cũng không được có tài sản riêng - cảnh ngộ họ tương đồng với người nô lệ.

Bà nhấn mạnh tầm quan trọng của sự lệ thuộc vào chính mình mà phụ nữ vốn thiếu bởi vì họ được dạy phải học luật lệ từ bên ngoài chứ không phải khai mở nó từ bên trong.: “Chúng ta hãy khôn ngoan và đừng tự trói buộc đời sống tinh thần...chúng ta hãy có một năng lực

sáng tạo...Hãy để cho nó định hình, và đừng ràng buộc nó bằng quá khứ dù với đàn ông hay

đàn bà, da đen hay da trắng.”

Cũng nên nhắc lại thời điểm sáng tác CTCG, cuộc khủng hoảng thế giới thập niên 30 đã tác động hầu hết dân chúng Mỹ. Và ở những thập niên trước nước Mỹ đã có một giai đoạn khá phồn vinh về kinh tế, người Mỹ quan tâm nhiều đến đời sống tinh thần và quyền con người, đặc biệt là quyền của người phụ nữ. Năm 1925, tổng thống Calvin Coolidge tuyên bố rằng

“công việc chủ yếu của người dân Mỹ là kinh doanh”.

Trong truyện, ta thấy rằng nàng Scarlett cũng có nhận định như vậy và kiên quyết đeo đuổi công việc kinh doanh xương gỗ đến cùng, bất chấp bao nhiêu phản đối và chỉ trích của người khác. Đôi lúc, ta có cảm giác như Scarlett là một người tham tiền đến mê sảng. Nếu dựa trên các phạm trù đạo đức ở một nền văn hóa khác như trong hệ thống triết học phương Đông, nơi kêu gọi sự thiểu dục và tri túc, nơi sùng bái Tam cương Ngũ thường, hành động của Scarlett sẽ khó nhận được sự khoan thứ, thông hiểu. Tuy nhiên như đã nói ở trên, thật là tai hại nếu dựa vào lăng kính của riêng mình, bối cảnh xã hội, văn hóa của riêng mình mà xét đoán người khác.

Từ lâu các học giả đã chỉ ra mối liên kết giữa Thanh giáo và chủ nghĩa tư bản. Cả hai đều đặt nền tảng trên tham vọng, cần cù và sự phấn đấu không mệt mỏi để đạt đến thành công. Họ

95

tìm kiếm giàu sang và địa vị không chỉ vì cần có chúng mà còn bởi vì chúng được xem như những bảo đảm cho sự lành mạnh tâm linh và những hứa hẹn về một cuộc sống vĩnh cửu, họ cho rằng khi cố gắng làm giàu cho mình và cho cộng đồng, họ cũng thực thi tốt hơn những ý muốn của Thượng đế. Quan niệm này trở thành một quan niệm đạo đức rất đặc trưng và quan trọng trong đời sống của người Mỹ.

“Cuộc sống được xem là cuộc thử thách, thất bại sẽ dẫn đến hỏa ngục và án phạt đời

đời, thành công mang đến niềm phúc lạc Thiên đàng. Thế gian này là chiến trường của cuộc

chiến muôn thuở giữa những thế lực của Thượng đế và thế lực của Satan, một kẻ thù đáng sợ

thiên biến vạn hóa”.

(Phát thảo văn học Mỹ - Lê Đình Sinh- dịch)

Không để ý đến điều này sẽ rất dễ gây ngộ nhận trong khi xét đoán các sự việc thuộc phạm trù đạo đức của con người trong một xã hội rất đặc biệt như xã hội Mỹ.

Từ quan niệm xem cuộc sống là thử thách, người Mỹ luôn ca ngợi mẫu người tự lập thân để trở thành giàu có nhờ lao động cần cù, chứ không phải do ân huệ đặc biệt từ những người bà con giàu có. Edgar Allan Poe (1809 - 1849) đã mô tả chính xác phía bên dưới giấc mơ Mỹ về con người tự lập thân và phơi bày cái giá của chủ nghĩa thực dụng cùng với cuộc cạnh tranh tàn bạo - sự cô đơn, tha hóa và những hình ảnh của cái chết ngay khi còn đang sống. Tác phẩm được xem là hay nhất của Willa Cather (1857- 1847), người đồng thời với Scarlett, quyển Barrann Ground (1925) kịch hóa cuộc đời của những phụ nữ tài hoa cố gắng vượt qua những lề lối truyền thống bó hẹp của miền Nam, khuôn định thiên chức nội trợ, trách nhiệm gia đình và sự phụ thuộc của phụ nữ. Những người phụ nữ này chịu đựng được khó khăn nhờ vào sức mạnh bên trong như lòng tốt, sự linh hoạt mềm dẻo và trên hết là tính cách cá nhân. Trong "Cuốn theo chiều gió" ta thấy Sca cũng cố gắng tìm cách làm chủ số phận kinh tế của mình sau khi miền Nam sụp đổ, đầu tiên là trồng bông và về sau là điều khiển việc kinh doanh xưởng cưa. Cô là biểu tượng mà quốc gia cần đến khi nó đương đầu với cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II. Chính quan niệm về sự cố gắng hết mình để vượt qua mọi cảnh ngộ khó khăn ở đời đã giúp cho tác phẩm được sự đón nhận nồng nhiệt của đọc giả Mỹ.

“Hai xưởng cưa là bằng chứng cụ thể về những gì nàng đã tự lực gây dựng nên trong

hoàn cảnh đầy khó khăn, trở ngại”.

“Hai xưởng cưa đã từng là một cái gì thân yêu của nàng, niềm kiêu hãnh của nàng, kết

96

cưa nhỏ bé vào thời kỳ đen tối khi Atlanta mới bắt đầu gượng đứng dậy từ đổ nát và tro tàn, khi nàng đang đối mặt với túng thiếu. Nàng đã tranh đấu, bày mưu tính kế nuôi dưỡng hai cơ

sở đó qua những ngày đen tối, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ bọn Yankee...Giã từ tất cả những

cái đó có khác nào vĩnh viễn khép chặt cánh của một đoạn đời tuy nhọc nhằn cay đắng nhưng

bao giờ cũng được nàng nhớ đến với niềm vui thỏa mãn u hoài…”

Và cũng nhờ chủ đề này mà nàng Scarlett đã tạo được sự cảm thông và đón nhận ở mọi nơi trên thế giới, ngay trong những quốc gia mà công dung ngôn hạnh của nàng là điều cấm kị không thể chấp nhận được trên mấy ngàn năm.

Scarlett không chỉ là mẫu nhân vật của năm 1860 mà còn là của năm 1930: người đàn bà hiện đại có ý chí mạnh mẽ và có tinh thần tự do. Hình ảnh này đã được lót đường từ hình ảnh của những cô gái tân thời trong tác phẩm "Thời đại nhạc jazz" của Fitzgerald, và từ những hiện thực kinh tế của cuộc đại khủng hoảng, lần đầu tiên đã đưa người phụ nữ ra làm việc bên ngoài gia đình họ.

Sức mạnh lớn nhất của câu chuyện là phần kết thúc. Không bằng gì tinh thần lạc quan mà Sca khêu gợi được làm hấp dẫn người đọc, khi cô cương quyết đối mặt với tương lai, không để quị ngã bởi những vướng bận với quá khứ, điều này rất hòa điệu với những đường nét đặc sắc trong tinh thần của quốc gia Hoa Kỳ, một quốc gia đang hừng hực khí thế vươn vai thành gã khổng lồ trên trường quốc tế.

“Với tinh thần của dòng dõi nàng vốn không bao giờ chịu thua, kể cả khi đối mặt với

thất bại, Scarlett vênh cằm lên. Nàng có thể chiếm lại được Rhett. Nàng biết mình làm được

việc đó. Chưa có người đàn ông nào cưỡng lại được nàng, một khi nàng đã quyết tâm chinh

phục”

Câu chuyện "Cuốn theo chiều gió" thể nghiệm sự ràng buộc giữa hạnh phúc và khổ đau mà con người phải gánh chịu. Trong thực tế, con người phải luôn luôn tìm cho mình một con đường để đi đến hạnh phúc. Chúng ta có thể lầm lẫn, thất bại. Bởi cuộc đời vốn pha trộn những may rủi, tình cờ. Sự lựa chọn không phải chỉ tùy thuộc khả năng của mình mà đôi khi phải theo những điều kiện bên ngoài.

Two roads diverged in a yellow wood, And sorry I could not travel both

97

I took the one less travel by,

And that has made all the dịffrence.

(Robert Frost)

Trong khu rừng màu vàng, hai con đường đi hai ngả,

Tôi tiếc rằng tôi không thể đi cả hai đường

… …

Tôi đã đi theo con đường ít người đi hơn, Và sự chọn lựa này đã thay đổi hẳn đời tôi

(Lê Bá Công dịch)

Cuộc đời của Scarlett vốn không yên ả mà long đong, hạnh phúc của nàng không có gì là vững chắc, lâu dài “Không có gì diễn ra như chúng ta chờ đợi. Chúng ta nhận những gì đến với chúng ta và phải tạ ơn trời đất là sự tình đã không đến nỗi xấu hơn.”

Chính vì vậy mà tác phẩm CTCG có một khả năng truyền cảm mãnh liệt vì nó động đến những khía cạnh sâu xa, bi đát của hiện hữu, của con người nhập thế và thiết thực ở mọi hoàn cảnh. Chúng ta thích CTCG vì ai cũng bắt gặp mình ít nhiều trong cuộc phiêu lưu của Scarlett, nghĩa là trong thân phận làm người có những lúc lo lắng băn khoăn trước một tương lai mờ mịt, có những chán nản, uất ức trước những cái vô lí của cuộc đời, có những lúc tin tưởng hy vọng muốn bám víu lấy cuộc sống vì tha thiết sống. Tuy đôi khi chỉ là những tia hy vọng mỏng manh, hay là ảo vọng.

CTCG do vậy vẫn rất thời sự, rất gần chúng ta, rất gần mọi lớp người, mọi thời đại, vì nó đã bày tỏ những cái chung của thân phận con người, của mọi giai cấp xã hội. "Cuốn theo chiều gió" là những thái độ, những hành động của những con người đi tìm tự do, băn khoăn lo lắng, lựa chọn trước những hoàn cảnh cuộc đời pha trộn may rủi, tốt xấu. Trong viễn tưởng đó, tìm hiểu chân lý toàn diện, làm sao nhìn được vẻ đẹp long lanh ẩn chứa của tác phẩm sẽ là ý nghĩa và nền tảng mọi nỗ lực nhận định, phê bình của những người thiện chí và yêu nghệ thuật.

Một phần của tài liệu khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa của margaret mitchell trong tác phẩm “cuốn theo chiều gió” (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)