Cá nhân điển hình

Một phần của tài liệu khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa của margaret mitchell trong tác phẩm “cuốn theo chiều gió” (Trang 46 - 70)

7. Những đóng góp của luận văn

2.4.2.Cá nhân điển hình

Nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của phân tích nhân vật là phát hiện tính cách. Như đã trình bày trên, quá trình điển hình hóa các tính cách diễn ra đồng thời với quá trình cá thể hóa. Có nghĩa là mỗi một tính cách được khảo sát bằng nhiều nét, những nét này được liên kết lại tạo nên một tính cách vừa có tính khái quát để tiêu biểu cho một loại người nào đó vừa có những nét riêng để tạo nên yếu tố cá thể hóa cho nhân vật. Nói như Aristote trong "Nghệ thuật thi ca"

“Tôi hiểu tính cách là cái lý do mà chúng ta gọi nhân vật bằng một cái tên nào đó";

"Nhân vật sẽ là có tính cách, nếu trong lời nói hay hành động bộc lộ một khuynh hướng, ý chí nào đó, bất kể nó tốt xấu như thê nào".

“Trong các tính cách bao giờ cũng cần tìm thấy một tính tất yếu hay một tính khả nhiên,

mà theo đó, một ai đó nói gì hoặc làm gì, hoặc việc gì đó xảy ra với họ đều tuân theo tính tất nhiên, khả nhiên đó"

Thay vì mô tả cẩn thận các nhân vật hiện thực thông qua vô số các chi tiết như hầu hết các tiểu thuyết Anh hay Cựu lục địa đã làm, MM thường cho các nhân vật hành động theo từng hoàn cảnh để tạo nên sự vận động tự thân của tính cách làm cho người đọc có cảm giác như đang đối diện với những con người có thật, mà cuộc sống sôi động của họ cũng chính là cuộc sống của chúng ta.

Mỗi nhân vật trong truyện đều được mô tả trung thực với hành động và tâm tính, điều này giúp cho việc phân tích tâm lý nhân vật của MM thêm phần sắc sảo. Ở Scarlett, bà chú ý đến ảnh hưởng của các quan hệ xã hội và các xung đột trong cuộc sống đối với tính cách, còn Ashley thì bà lại quan tâm nhiều đến việc phân tích tâm hồn, sự cảm nhận của nhân vật về cuộc đời. Chính cách phân tích này tạo điều kiện cho nhân vật với tư cách là một ý thức bản thân được miêu tả thật sự chứ không phải được biểu hiện, nghĩa là nhân vật không phải là tác giả, không trở thành cái loa phát tiếng nói của tác giả, nhân vật phải thực sự được khách thể hóa.

Nhân vật chính trong CTCG là những con người bình thường nhiều khuyết điểm. MM viết về những thèm khát cá nhân của họ, miêu tả nó một cách tinh vi, cặn kẽ, sinh động, không chỉ nói lên cái bên trong sâu kín, riêng tư của những cá nhân, mà còn nói lên đời sống tâm hồn của cả một lớp người ở miền Nam trước những đổi thay của thời đại.

47

Hai nhân vật tiêu biểu để khảo sát dưới góc độ của khoa Tính tình học (Caraclérologie ) là nàng Scarlett và Melanie. Nếu như nàng Sca là loại người có đặc điểm phản ứng nhanh trước các ngoại cảnh, nhưng lại là người dễ tha thứ, không khắc sâu vào lòng những mối hiềm khích thì ngược lại, Malanie là típ người không nhạy bén, chậm chạp nhưng lại rất thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng từng hành động một, và tình cảm thường sâu lắng, thủy chung.

Đặc điểm thứ hai là Sca thụôc loại người Hành động, trong khi Malanie là người Vô hoạt. Thế nên, nếu như Sca là người không bao giờ khoanh tay đứng yên trước mọi cảnh ngộ, luôn sẵn sàng đương đầu với trở lực, thì Melanie lại có vẻ luôn tuân phục các chuẩn mực xã hội, sống thu mình , khép nép khi tiếp xúc với người lạ

“Melanie, con người nhút nhát đến phát khóc khi phải tiếp xúc người lạ, không dám lên

tiếng phát biểu ý kiến của mình, luôn sợ sự chê trách của các bà già, Melanie, con người

không đủ can đảm để đuổi một con ngỗng”

Thế nhưng yếu tố làm nổi rõ khác biệt về họ chính là khả năng Cảm và Vô cảm. Scarlett là một người say đắm trong tình yêu, thế nhưng tình yêu nơi cô được thúc đẩy từ một thân thể dồi dào sinh lực, theo như cách lý giải rất nổi tiếng của khoa Phân tâm. Chính bản năng tính dục mạnh mẽ nằm sâu trong vô thức đã chi phối cuộc đời cô, cuốn hút cô vào bao khổ lụy. Do khả năng xúc cảm thấp, Sca thiếu lòng trắc ẩn trước những khổ đau của kẻ khác. Thiếu cảm xúc, nên đương nhiên nàng thiếu luôn cả tình cảm thẩm mỹ về văn chương nghệ thuật, nó đối với nàng trở nên xa lạ và phù phiếm vô cùng.

Do đặc điểm này, nàng Scarlett thiếu tình giao cảm với tha nhân và không thể có bạn đồng giới tính được. Nếu như mọi người sống trong lòng Melanie và Melanie sống trong lòng mọi người, thì với Scarlett, "tha nhân là địa ngục" (Jean Paul Satre ).

"Cô chưa bao giờ có bạn gái và không hề cảm thấy thiếu thốn gì về mặt ấy. Đối với cô,

tất thảy đàn bà, kể cả hai đứa em gái đều là những kẻ thù tự nhiên của nhau cùng theo đuổi

một con mồi: đàn ông"

"Sca chưa hề tin một phụ nữ nào và cho rằng ngoài mẹ cô, phụ nữ thảy đều cùng một

giuộc ích kỷ hết"

Nếu không có trận cuồng phong của chiến tranh đi qua, nàng Melanie sẽ sống một đời trong mơ mộng. Do giàu xúc cảm, bị chi phối bởi Nhị đẳng tính, và không có khả năng hành động, Melanie là loại người bị đè nén bởi một nhu cầu tiềm ẩn, bởi mặc cảm tự ti. Thế nên, khi

48

có điều kiện thể hiện, sự bùng phát của nàng thường mãnh liệt đến không ngờ. Hành động của Melanie khi tiếp tay cho Scarlett giết tên Yankee, và khi nàng lảo đảo xuất hiện để dập tan đám cháy ở trang trại, hay khi bào chữa cho Scarlett trước dư luận cay độc phản ảnh cho những đặc điểm này

“Tâm trí Sca đi ngược năm tháng trở lại cái buổi trưa nóng bức êm ả ở ấp Tara khi một

sợi khói xám cuộn lên trên một xác người mặc quân phục xanh và Melanie đứng ở đầu cầu

thang, tay lăm lăm thanh gươm của Charle. Sca nhớ là lúc đó nàng đã nghĩ : “Thật ngớ ngẩn!

Melly thậm chí không nhấc nổi thanh gươm ấy!” Nhưng giờ đây nàng hiểu rằng nếu cần,

Melanie sẽ lao xuống cầu thang để giết tên Yankee hoặc ...để mình bị giết.”

Hai nữa là, nếu như Scarlett có những lúc bốp chát với người tình để rồi nhanh chóng quên đi, thì Melanie lại là người chung thủy, yêu ai yêu cả một đời. Nàng khó thích nghi với hoàn cảnh, với cái mới, với những người xa lạ, nhưng một khi đã thiết lập tương giao với ai, mối tương giao đó thường keo sơn bền chặt. Nàng là típ người bạn, người tình quy hiếm ở đời. Bởi trong nàng luôn chứa đựng những tình thương nồng nàn thiết tha ẩn dưới vẻ ngoài lặng lẽ. Trong khi đó, Scarlett là người bạn tốt mà khi giao du ta không phải đề phòng nghi ngại, nếu như ta chịu đựng được những cơn thịnh nộ bụng để ngoài da của nàng, nàng là kẻ khẳng khái ăn ngay nói thẳng nhưng can trường không bỏ bạn lúc lâm nguy. Mặc dù tính cách hòan toàn trái ngược nhau, họ vẫn gắn bó với nhau đến hết đời, có lẽ vì họ đã cùng gặp nhau ở điểm thủy chung và nhiều nghĩa khí này.

Môn Tính tình học tỏ ra rất hữu ích và chính xác khi tìm hiểu về Scarlett và Melanie. Tuy nhiên để hiểu về Rhett và Ashley, ta lại phải nhờ đến phương pháp phân tích khác. Nói đến Phân tâm học, người ta liên tưởng ngay đến bản năng tính dục do sự nhấn mạnh quá đáng của nhà khoa học Freud đối với nó. Thực ra, đóng góp quan trọng nhất của ông là sự phát hiện ra vai trò của họat động vô thức trong sinh họat tinh thần của con người, về sau, các người kế tục ông như C.G. Jung và Alfred Adler, dù có vẻ như chống đối ông, nhưng kỳ thực họ chỉ tiếp bước những thành tựu và hướng đi mà ông đã vạch ra và đôi khi họ đi xa hẳn ông trong lãnh vực thực hành cũng như tư tưởng. Từ sau cuộc Thế chiến thứ hai, phương pháp của họ mỗi ngày thêm lan rộng và có ảnh hưởng sâu xa đến khoa tinh thần học, khoa liệu pháp, sư phạm học và y học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điểm khác biệt so với Freud là họ nhấn mạnh vào tầm quan trọng của ảnh hưởng gia đình và xã hội đến trẻ em và thiếu niên. Nếu đã cho rằng con người là tổng hòa các mối quan

49

hệ xã hội như Marx đã nói thì không thể bỏ qua việc phân tích môi trường sống khi con người còn là một đứa trẻ. Bởi tuổi thơ thường để lại các dấu ấn sâu đậm trong cuộc đời của mỗi người.

Người ta thường suy tưởng, yêu ghét, vui buồn bởi những ý niệm tiềm tàng âm thầm vận hành từ ngày còn bé mà Phật giáo cho là sự tạo tác, vận hành của nghiệp lực. Là chỗ mà ngành Duy thức học đặt trọng tâm khảo sát và gọi là Mạt na thức trong ý nghĩa "một niệm sinh, thế giới liền sinh; một niệm diệt, thế giới liền diệt", suy cho cùng cũng không ngoài hàm ý này.

Dấu ấn tiềm thức rõ nhất trong tác phẩm là những giấc mơ bảng lảng sương khói của nàng Scarlett. Bị ám ảnh của những ngày đói kém sau khi chiến tranh vừa kết thúc, Scarlett không ngừng nơm nớp lo sợ và cứ tìm cách tích chứa lương thực ngay cả khi đã giàu có, và mỗi khi tinh thần bị khủng hoang thì những giấc mơ lại hiện về với cô. Tương tự nhân vật của Jack London trong truyện ngắn "Tình yêu cuộc sống", sau những ngày đói khát, khi đã được cứu lên boong tàu rồi, người ta thấy anh ta vẫn thường lén lút giấu giếm thực phẩm dưới gầm giường.

"Trong hàng trăm cơn ác mộng, nàng đã chạy giữa màn sương như thế này, qua một xứ

sở ma quái không có mốc địa giới chi hết. Một vừng ngập chìm trong sương mù dày đặc lạnh

lẽo, đầy những bóng ma toan nắm bắt nàng. Phải chăng nàng lại mơ, hay đây là cơn mơ đã

trở thành sự thật? "

" Trong một lúc, nàng hoang mang, mất hết ý thức về hiện thực. Cái cảm giác về cơn ác

mộng cũ xâm chiếm nàng, mạnh hơn bao giờ hết, và tim nàng bắt đầu lồng lên. Nàng lại đứng

giữa chết chóc và tịch mịch, y hệt một lần nàng đã đứng như thế ở ấp Tara. Tất cả những gì

đáng kể trên đời đã tan biến, cuộc sống tàn lụi và nỗi kinh hoang ào ào qua tim nàng, gào hú như một cơn gió lạnh. Cái khủng khiếp ẩn trong màn sương, mà cũng chính là màn sương, vươn tay túm lấy nàng. Và nàng bắt đầu chạy. Như đã từng chạy hàng trăm lần trong mơ, lúc

này, nàng nhắm mắt chạy như bay, không biết là chạy đi đâu, thúc đẩy bởi một nỗi sợ không

tên, sục trong màn sương xám tìm một chốn an toàn đâu đó "

Nhân vật có những hành tung bí ẩn, bất ngờ và chuyển biến tâm lý lạ lùng nhất là anh chàng Rhett Butler. Chàng xuất thân từ một gia đình dư ăn dư mặc nhưng bị người cha từ chối. Sau những năm phiêu bạt, chàng thành một kẻ trải đời, bản lĩnh và giàu có. Chàng đạt được mọi điều ngoai trừ tình yêu. Để bù đắp vào chỗ thiếu này, chàng đã dụng công chinh phục Scarlett bằng mọi giá, cái mà chàng khao khát không phải là thân hình bốc lửa của nàng

50

mà chính là trái tim chân thành yêu thương. Đến lúc nhận ra mình đã thất bại trong tình yêu với Scarlett, chàng chuyển hướng tình yêu vào đứa con như một vớt vát cuối cùng. Đứa bé chết đột ngột, tấm phao mong manh của Rhett bị số phận tước mất, chàng như kẻ chết đuối. Hình ảnh tiều tụy của Rhett là hiện thân của một anh hùng trong bi kịch cổ điển, gục đầu trước số phận oan nghiệt.

Anh chàng Ashley hào hoa, người tình trong mộng của Scalett lại ở trong tình cảnh không giống như Rhett. Do vậy mà tính cách của hai người rất khác nhau. Nếu Rhett là kẻ lang thang bụi đời, như hạt giống của trời tình cờ rơi xuống nhân gian, nhờ chớp bể mưa nguồn mà lớn lên, thì Ashley lại là đứa bé "đẻ bọc điều", sống trong nhung lụa, có kẻ hầu người hạ. Thế giới an toàn nhất của chàng là gia đình, nơi chàng được chăm sóc bảo bọc. Tước ra khỏi thế giới ấy, chàng trở thành đứa bé nhiều tuổi yếu ớt không sao thích nghi nổi.

“Và mỗi ngày tôi một thấy rõ thêm sự bất lực của tôi trước những gì áp xuống đầu

chúng ta...Mỗi ngày cái thói rụt lại trước thực tại, cái thói chết tiệt ấy của tôi, lại càng khiến tôi thêm khó đối mặt với những thực tế mới.”

Thế giới, tha nhân, những điều ấy luôn hàm chứa những đe dọa, những nguy cơ làm chàng co rút hoảng sợ mà không ý thức được tại sao. Chàng luôn muốn trốn chạy khỏi thế giới ấy, và tìm chỗ núp an toàn ngay cả đó là tấm gấu váy của người đàn bà, miễn sao có thể đùm bọc che chở cho chàng, tạo cho chàng cảm giác bình yên. Bởi không có khả năng tự tồn tại và thích nghi trước thay đổi và những người xa lạ nên chàng ghét mọi sự thay đổi trong đời sống.

"Điều tệ hại nhất trong chiến tranh là phải sống cùng những người hoàn toàn xa lạ với mình, suốt đời tôi đã né tránh mọi người, tôi đã thận trọng chọn lựa số bạn bè ít ỏi của tôi.... Nhưng tôi, tôi làm sao nhập được vào cái thế giới này nữa ? Tôi đã nói với Sca là tôi sợ mà."

Nhân vật của truyện tuy đa phần là những kẻ thất bại, những người bị hạnh phúc từ chối, và bị xã hội lên án, họ đáng thương, không phải vì họ thèm khát yêu đương hoặc ham mê tiền bạc. Theo tác giả, thứ tình cảm này đã sẵn có trong con người, ở ngoài sự lựa chọn của con người mà chính vì những mối quan hệ với xã hội miền Nam xưa cũ vốn đã quen với những trật tự đã được xếp đặt, những cung cách đã được quy định, những bổn phận đã được áp đặt, thì những thèm khát cá nhân khách quan thể hiện một xu hướng mới - xu hướng tự do cá nhân. Nó khiến con người thèm khát trở thành một kiểu con người chống lại xã hội để giải phóng bản năng. Mặt khác, trong mối quan hệ với những tiêu chí đạo đức mà người đương thời vẫn tôn sùng, nó cố gắng đi tìm mối quân bình mới - sự thăng bằng giữa cái lí tưởng và bản năng

51

trong mỗi con người để bảo đảm cho cá nhân có thể phát triển cân đối, hài hòa. Bi kịch của Sca trong tác phẩm như vậy chính là bi kịch của một sự xung đột về đạo đức. Nhìn ra được những nét lành mạnh quý hiếm trong tâm hồn tội lỗi, miêu tả cuộc va chạm giữa thiện và ác trong những con người cá nhân. Tác phẩm đã in dấu một tinh thần nhân đạo chủ nghĩa lớn lao. Ngoai ra, Sca cũng là một điển hình nghệ thuật sắc sảo tuyệt vời về người phụ nữ đau khổ cháy bỏng nỗi thèm khát yêu đương, không sao thắng nỗi bản thân. Tác giả làm sống dậy bộ mặt khủng khiếp của đam mê, của cuộc vật lộn gay gắt giữa tình yêu và đạo đức, và sự gục ngã thảm thương của con người trước số phận. Ngòi bút tác giả đã đạt đến tính hiện thực nghiêm ngặt sâu sắc, không phải vì phơi bày hiện thực để làm cho ta ngao ngán con người. Trái lại giúp ta hiểu thêm được con người với những chỗ yếu, chỗ mạnh của nó, cảm thông với nỗ lực bi thảm của nó, xót xa thay cho nó, mong muốn cho nó được tha thứ khi nó đã tình ngộ. Một số người đã lên án tính chất phi đạo đức của Cuốn theo chiều gió, sự kết tội ấy không thỏa đáng. Họ chỉ quan tâm đến một số sự việc xấu, mặt đen tối của nhân vật. Họ đã quên những hoàn cảnh oái oăm đã kích động cái ác trong con người, phụ họa với nó để xô đẩy

Một phần của tài liệu khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa của margaret mitchell trong tác phẩm “cuốn theo chiều gió” (Trang 46 - 70)