So sánh với các tác phẩm viết về chiến tranh khác

Một phần của tài liệu khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa của margaret mitchell trong tác phẩm “cuốn theo chiều gió” (Trang 87 - 94)

7. Những đóng góp của luận văn

2.7.4.So sánh với các tác phẩm viết về chiến tranh khác

So sánh CTCG với một vài tác giả và tác phẩm khác viết về chiến tranh sẽ giúp ta hiểu thêm về tác phẩm và những hướng nhìn khác nhau của con người về vấn đề này. Có rất nhiều tác giả danh tiếng từng viết về đề tài chiến tranh như Liep Tolstoi, Victor Hugo, Stendhal, Jules Romains...không sao có thể bao quát hết. Trong phần này chúng tôi sẽ so sánh với ba tác giả tiêu biểu là Liep Tolstoi, Erich Maria Remarque, và Ernest Hemingway.

Trước hết, cần phải nhắc đến "Chiến tranh và hòa bình" của Liep Tolstoi. Điểm khác nhau của Chiến tranh và hòa bình là quyển tiểu thuyết lịch sử này mang tính anh hùng ca khá rõ nét. Tác phẩm đề cập đến những nhân vật lừng danh trong lịch sử như Hoàng đế nước Pháp Napoléon, Hoàng đế Nga Alexandre đệ nhất, tướng quân Koutouzop và những trận đánh ác liệt như trận Austerlitz, Borodino với số quân tử thương lên đến hàng trăm nghìn.. Đây là một câu truyện dài với hơn năm trăm nhân vật bị cuốn vào những sự kiện quyết định vận mệnh lịch

88

sử của cả một dân tộc. Bên cạnh cảnh người ngựa chết ngổn ngang là cảnh những đạo quân phi ngựa hùng dũng xông trận. "Chiến tranh và hòa bình" là một bức bích họa khổng lồ của bãi chiến trường sương mù bao phủ, của đoàn người đi qua không gian và thời gian để đến cái chết.

Nhà văn viết về chiến tranh khốc liệt nhất, thống thiết nhất thế kỷ qua chính là Eric Maria Remarque, một người Đức đã trải qua hai cuộc thế chiến, vừa là nạn nhân, vừa là chứng nhân của giai đoạn đau thương nhất trong lịch sử nhân loại. Suốt cuộc đời cầm bút, Remarque luôn viết về chiến tranh, phơi bày tất cả tính chất bi thảm, tàn bạo phi nhân của chiến tranh với ước mong thức tỉnh nhân loại trước thảm họa này. Qua tác phẩm của ông, chiến tranh và số phận con người được trình bày dưới đủ mọi góc độ khác nhau.

"Mặt trận miền Tây vẫn yên tĩnh", là cảnh bom đạn gào thét bùng nổ từ đầu đến cuối trang sách như để rượt đuổi tiêu diệt một con người hiền lành cho đến khi hắn chết.

“Một thời để yêu và một thời để chết” là hình ảnh một nước Đức trong những ngày cuối

cùng của cuộc Đệ nhị thế chiến. Truyện đã lấy cuộc tàn sát nhân loại thảm khốc nhất trong lịch sử nước Đức để làm chủ đề chính. Chiến tranh trong "Một thời để yêu, một thời để chết" được miêu tả như một thảm trạng với những cảnh tàn phá cả về đời sống vật chất lẫn tinh thần, cảnh sống đọa đày, mòn mỏi, bế tắc của những người lính tham chiến. Nhân vật của Remarque, người lính Đức trẻ Emest Gorebê đã có một quá trình chinh chiến trong quân đội Quốc xã khá dài và anh xem chiến tranh như “những cuộc dạo chơi hoang mang trên đất

nước còn nguyên vẹn”, anh không hề bận tâm đến những lý do đã thúc đẩy anh và các bạn

đồng đội đi bắn giết những người dân vô tội ở những nước đó. Anh tin rằng: "Nước Đức bị những kẻ thù tàn bạo tấn công, và đã chống cự lại" cho đến lúc Ernest Gorebê bị điều sang mặt trận Nga, anh mới hiểu được mặt trái của chiến tranh

"Anh cảm thấy như có một cảnh cô đơn u ám từ dưới đất bốc lên bao bọc lấy anh nhưng

cảnh cô đơn lại không có diện mạo lẫn âm thanh và tiếng rì rầm của bom đạn. Những cảnh

chiến đấu lúc này, hình như đang bồng bềnh múa lộn và nhìn anh. Nó nhìn xuyên qua anh, rồi

rơi xuống, nó hóa lẫn với mặt đất xám xịt đã bị cày lên...Bỗng nhiên anh phát hiện ra một điều

không sao tha thứ được, và anh nghĩ, phản bội. Người ta đã phản bội họ, bôi nhọ họ, bởi vì

cuộc chiến đấu và hy sinh của họ đã bị đầu độc bởi bất công, dối trá và tàn bạo. Người ta đã

89

Tác phẩm của Remarque là những tiếng kêu thống thiết không mệt mỏi để đánh thức lương tri nhân loại trước thảm họa chiến tranh. Tác phẩm còn thể hiện một thái độ dấn thân đầy trách nhiệm của nhà văn.

Một tác giả khác không thể không nhắc đến mỗi khi bàn về chiến tranh là Hemingway, người của thế hệ lạc lõng (Lost generation). Trong tác phẩm của ông chiến tranh đã đẩy con người đến vực thẳm của khốn cùng tuyệt vọng, hư vô. Cái chết luôn rượt đuổi ám ảnh con người tạo ra một bầu không khí ảm đạm, và họ luôn cảm nhận sự bơ vơ mịt mờ trong những sụp đổ tan hoang của đời sống.

“Mày đã giết bao nhiêu người rồi?- Anh tự hỏi mình

- Không biết.

- Mày có cho là mày có quyền giết người không?

- không. Nhưng tôi cần phải giết.

- Trong số những người mày giết có bao nhiêu đứa thật sự là phát xít?-

- Ít lắm. Nhưng tất cả chúng đều là kẻ thù, chúng ta phải dùng sức mạnh để chống lại

sức mạnh của chúng.

- Nhưng mày yêu người dân vùng Navara hơn là bất cứ vùng nào khác ở Tây Ban Nha.

- Phải.

- Mà mày vẫn giết họ.

- Phải. Nếu mày không tin thì hãy xuống dưới trại.

- Mày không biết giết người là sai hay sao? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Có.

- Vậy mà mày vẫn làm.

- Phải”.

Trong Chuông nguyện hồn ai, nhân vật trung tâm cũng giống như một số nhân vật khác của Hemingway, đã tự nguyện chọn lựa cái chết, vừa như một thể nghiệm đớn đau của “con người trong thời đại”, vừa mang một dư vị bi tráng của cuộc đời.

Không có cái hoành tráng hào hùng như CTVHB (Chiến tranh và hòa bình), không có cái bi thảm và khổ đau như các truyện của Remarque, không có bóng hư vô rình rập và lảng

90

vảng của cái chết như trong truyện của Hemingway, chiến tranh trong CTCG là cảnh ngộ ở hậu phương qua cái nhìn của một người phụ nữ thờ ơ, lãnh đạm với chiến sự. Nàng không thể hiểu được tại sao người ta lại đánh nhau, lại bày ra chiến tranh và chỉ quan tâm mỗi chuyện chiến tranh mà thôi? Với nàng không hề có chuyện vinh quang và hào hùng trong cuộc chiến "Đối với Sca vừa thoát khỏi cái tình trạng quả phụ, chiến tranh có nghĩa là một thời vui vẻ và phấn khích"

Dù CTCG đã phản ánh một biến cố tồn vong đầy thử thách của cả đất nước, nhưng không có các diễn tiến của trận địa, không có bóng dáng của một người anh hùng. Tất cả chỉ là cuộc sống và cái chết của những con người hết sức bình thường, là đám đông quần chúng không biết chi nhiều về chiến tranh nhưng luôn luôn là nạn nhân bị chiến tranh nghiền nát.

Nếu như nhân vật trong tác phẩm của Remarque là những người lính co mình trong chiến hào chịu đựng bom đạn nổ tung trên đầu, thì nhân vật của MM là những người phụ nữ mong mỏi tin chồng ngoài chiến trận và run rẩy trong dòng người tản cư tìm nơi trú ẩn.

Trong CTVHB, nhân vật Andre là mẫu chiến binh với đầy đủ phẩm chất một người lính, lý tưởng và gan dạ. Chàng Ashley trong CTCG lại là một thư sinh phong nhã, ra mặt trận chưa bao lâu đã bị bắt làm tù binh. Ngòi bút của MM tập trung miêu tả bức họa chiến tranh màu xám qua những con người bình thường. Họ là những người đàn bà mong ngóng tin chồng, là những cụ già hom hem tuổi gần đất xa trời mà vẫn nằng nặc đòi ra trận, là những chàng thiếu niên chưa kịp yêu đã từ giã cõi đời, là những thương bệnh binh đầy thương tích:

"Trong số những người được chở trên những chiếc xe lọc cọc xuôi con đường tối và đầy

bụi, có biết bao chàng rất quen thuộc với nàng, trong số những người đang hấp hối trước mắt

nàng đây, với hàng đàn ruồi muỗi nhâu nhâu xà vào bộ mặt đầy máu, có biết bao chàng đã

từng nhảy với nàng, đã từng nghe nàng đàn, hát, đã từng bị nàng trêu chọc, đã từng được

nàng động viên an ủi và yêu...một tí ti."

Chủ định của tác giả là phơi bày cái bi thảm, bẩn thỉu của chiến tranh. Vì vậy, không gian thích hợp không phải là bãi chiến mà là những xóm làng bị cày xới điêu tàn vì bom đạn, là những dòng người chạy loạn dáo dác, những trạm xá dã chiến ngập đầy những máu mủ tanh hôi. Hình ảnh làm cho người xem cảm động nhất, có lẽ là quang cảnh làng xóm tiêu điều khi chiến tranh kết thúc. Những người lính từ mặt trận sống sót trở về mình đầy chấy rận đói khát, những hoài niệm trong buổi hoàng hôn về những người thân yêu đã đi mãi không về. Không

91

diễn tả cái hùng tráng, bi thiết, căm phẫn như các tác phẩm khác, CTCG bàng bạc một nỗi buồn, vừa chua xót mà cũng đầy thương cảm khi hoài niệm về một thời đã qua.

Có một điểm giống nhau khá lý thú giữa hai tác phẩm CTVHB và CTCG. Mặc dù cả hai tác giả đã dày công nghiên cứu các sự kiện, chọn lọc cẩn thận các chi tiết để có thể phản ánh trung thực sự thật khách quan, tuy nhiên cả hai ít nhiều đều bị yếu tố cảm tính chi phối ngòi bút mình.

Trong CTVHB, nếu như Koutouzor được miêu tả như một vị cứu tinh của dân tộc Nga, thì hình tượng Napoleon lại như một kẻ lố bịch và đê tiện: “Napoleon là cái công cụ vô nghĩa của lịch sử, con người chưa bao giờ, bất kỳ là ở đâu, ngay cả khi bị tù đày, mà tỏ ra có chút

nhân cách; còn Koutouiov không lần nào mâu thuẫn với chính mình trong hành động và lời

nói, là con người mẫu mực phi thường về đức hy sinh cũng như về khả năng tiên

đoán” (CTVHB, Nguyễn Hiến Lê)

MM, như trong phần tiểu sử đã trình bày, là một người gốc gác miền Nam, có nhiều mối quan hệ đặc biệt với cộng đồng da đen từ thời còn trẻ. Tình cảm và hoàn cảnh xuất thân của bà cũng đã ảnh hưởng đến quan điểm, cách tiếp cận và đánh giá sự kiện lịch sử này .Vì vậy, trọn tác phẩm người ta không chứng kiến được một cảnh ngược đãi bất công nào trong đối xử giữa giai cấp da trắng giàu có và người da đen nô lệ. Tuy nhiên ngòi bút của bà lại hướng về việc phơi bày những mặt tiêu cực của đoàn quân phương Bắc. Chính thái độ này đã làm cho bà bị nhiều người phê phán. Và đây có lẽ là hạn chế đáng tiếc nhất của CTCG, khiến cho nó chưa thể trở thành tác phẩm hiện thực xuất sắc được công nhận bởi tất cả mọi người.

Dù sao đi nữa thì tác phẩm cũng phản ánh những gì còn lại sau chiến tranh để con người suy nghiệm, nhất là cho những người phát động cuộc chiến này. Trong bài diễn văn nhận chức lần hai (4-3-1865), Lincoln phát biểu :

“...Với lòng nhân đạo giành cho tất cả, với sự vững bền về quyền mà Chúa đã ban cho

mỗi người chúng ta, chúng ta hãy cố gắng hết sức mình để làm tròn nghĩa vụ mà chúng ta đã

nhận, để hàn gắn vết thương của dân tộc, để quan tâm đến những người đã vĩnh viễn hy

sinh cuộc chiến tranh, tới những người vợ góa và những đứa con côi cút…”

92 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quan tâm đến những người đã vĩnh viễn hy sinh vì chiến tranh, tới những người vợ góa và những đứa con côi cút. Có lẽ điều đó mới chính là nguồn cảm hứng sáng tác chủ đạo của tác giả .

Thật vậy, tình điệu thẩm mỹ mà người đọc cảm nhận man mác qua từng trang của quyển tiểu thuyết đầy dư vị bi tráng này là hình ảnh khói lửa chiến tranh, là những điêu linh tang tóc bủa xuống phận người mong manh, là tình yêu thắm thiết với quê hương ngập chìm nước mắt. Những tiếng thét tiếng khóc trong cực kỳ khổ nạn của con người đã và sẽ còn vang vọng mãi mãi trên từng trang giấy, như người tính vô danh trong tác phẩm Remarque, trong vực thẳm đau thương đã quyết tâm:

“Tôi muốn giữ lấy, cất kỹ tận đáy lòng để chờ ngày chiến tranh chấm dứt. Tim tôi đập

rộn ràng. Tôi đã tìm ra một mục đích, một mục đích tối hậu, độc nhất, mà tôi thường mơ tới

khi còn nằm trong các hầm hố ngoài tiền tuyến. Mục đích đó sẽ hướng dẫn tôi trong đời, sau

khi cuộc biến động đã làm tang tóc cả nhân loại chấm dứt.” ( Remarque)

Mục đích mà người lính Remarque sẽ làm nếu như anh ta may mắn còn sống sau cuộc chiến là tố cáo tội ác của chiến tranh, cất lên tiếng nói để cảnh tỉnh nhân loại về những tai ương thảm khốc của chiến tranh, phải chăng là một nhiệm vụ của tất cả những người còn sống, cho những người đương thời, và cho những thế hệ mai sau nữa trước khi mọi chuyện đã quá muộn màng, máu xương đã đổ, nước mắt đã rơi ? Trong CTCG, ta cũng đọc thấy những dòng ai điếu đầy xúc động:

"Trong năm mươi năm tới, khắp miền Nam sẽ có những phụ nữ ngoái nhìn lại thời đã

qua và những người đã chết bằng con mắt chua xót, gợi lại những kỷ niệm vô bổ, chịu đựng

nghèo khó với niềm tự hào chua chát về những kỷ niệm ấy".

Đọc xong tác phẩm, ta nhận ra những lời ấy có vẻ như chính là tâm tình tác giả gởi gắm đến với chúng ta. Bà đã nói thay cho bao số phận con người trong dĩ vãng, với biết bao chua xót ngậm ngùi về những gì mà họ đã phải trải qua và cam chịu.

"Tất cả sẽ là dối trá, vô nghĩa, nếu một nền văn minh từ hàng ngàn năm mà không ngăn nổi dòng sông máu này đổ ra..." ( Remarque ) Góp phần ngăn chặn những dòng sông máu ngưng chảy là những gì mà từng trang văn thiết tha trong CTCG đã gửi đến người đọc và tạo nên giá trị của tác phẩm, cho dù vẫn còn có những hạn chế

93

Ông Trần Hoàng, trong bài giới thiệu bản dịch CTCG của Dương Tường viết: “Hơn năm mươi năm đã qua từ ngày CTCG xuất hiện trên văn đàn thế giới. Bao nhiêu cuộc chiến tranh đã xảy ra trên hành tinh của chúng ta, phi nghĩa cũng như chính nghĩa. Bao nhiêu thế

hệ độc giả đã say sưa đọc và xem CTCG. Vì cuốn tiểu thuyết lớn của MM đã khơi dậy trong

lòng các thể hệ độc giả khác nhau tình yêu quê hương xứ sở, tình thương đồng đội. Nó đã tiếp

thêm cho họ nghị lực và kiên nhẫn để vượt qua mọi đau thương gian khổ mà chiến tranh mang

94

CHƯƠNG 3:

Một phần của tài liệu khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa của margaret mitchell trong tác phẩm “cuốn theo chiều gió” (Trang 87 - 94)