Sau chiến tranh:

Một phần của tài liệu khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa của margaret mitchell trong tác phẩm “cuốn theo chiều gió” (Trang 80 - 81)

7. Những đóng góp của luận văn

2.6.3. Sau chiến tranh:

Cảnh Scarlett trong những ngày đầu tiên trở lại Tara, hình ảnh miền Nam đổ nát sau chiến tranh:

“Hình như cái chết đang lởn vởn đâu đây. Trong ánh nắng chiều tà, tất cả những cánh

đồng, những khu rừng mà Scarlett nhớ như in, đều biếc xanh và im phăng phắc trong một tịch

mịch phi trần thế nó rót kinh hoàng vào tim nàng. Mỗi ngôi nhà trống không, lỗ chỗ vết đạn

đại bác, mà họ đã đi qua ngày hôm ấy, mỗi ống khói gầy guộc đứng canh trên đống đổ nát cháy đen, đều tăng thêm nỗi khiếp sợ của nàng. Từ đêm hôm qua đến giờ, họ chưa gặp một người hoặc một vật nào còn sống. Người chết, ngựa chết, la chết thì có, nằm rải rác bên đường, trương phình lên, ruồi nhặng bu đầy, nhưng những gì còn sống thì tịnh không. Không

thấy bóng trâu bò rống đằng xa, không thấy chim hót, không thấy gió lay động cây lá”.

81

“Nơi đây sừng sững Mười hai cây sồi cao ngất, vẫn y nguyên như thời người Anhđiêng,

những cành lá đã bị lửa thiêu sạm. Chúng quây quanh đống đổ nát cháy thành than trước kia

là tổ ấm của ông John Wilkes ngôi nhà đường bệ với hàng cột trắng ngự trên đỉnh đồi. Cái hồ

sâu trước đây là hầm rượu, nền đá xém đen và hai ống khói lớn là những dấu tích duy nhất

còn lại. Một cây cột dài, cháy một nửa đổ nằm ngang bãi cỏ, đè dí bụi hoa nhài.

Cảnh điêu tàn này xoay vào lòng nàng như một cái gì nàng chưa từng cảm thấy bao giờ.

Đây, chung cục của ngôi nhà lịch sử; đáng yêu trước kia vẫn ân cần chào đón nàng…”

Hình ảnh và âm thanh giờ đây thường là những từ như "gầy rộc, xanh xao, mắt thao láo,

lầm bầm, mắt nhìn đờ đẫn, tấm tức khóc, tiếng chân lệt sệt chậm chạp, đứng ngây như biến

thành tượng đá, mắt trừng trừng..." nói lên tâm trạng mệt mỏi, chán nản, phiền muộn của

những con người là nạn nhân của cuộc chiến.

Thời gian thường là buổi tối, bóng đêm nặng nề, buồn bã: "Đêm đen đã rủ lòng nhân từ che phủ một cảnh tượng khủng khiếp"

Dường như chiến tranh chưa đủ để hành hạ con người, nên thời tiết đã góp thêm phần thống khổ:

“Rét đến đột ngột với một đợt sương giá ghê gớm. Những cơn gió lạnh run người luồn

dưới khe cửa và làm những ô kính cửa sổ gắn không chặt rung lên lanh canh đơn điệu. Những

chiếc lá cuối cùng rụng khỏi những cành cây trơ trụi. Chỉ còn những hàng thông, in sẫm bóng

lạnh lẽo trên nền trời tai tái...”

“Đã mấy ngày liền, mưa lạnh kéo dài. Trong nhà mọi người rét run vì gió lùa và ẩm

ướt”

Sự kiện thời gian quan trọng nhất trong giai đoạn này là

“Tháng tư năm sau, tướng Jackson, được trả lại cương vị chỉ huy đạo quân cũ đã tan

nát của ông, đầu hàng ở Bắc Carolina và chiến tranh kết thúc”.

Một phần của tài liệu khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa của margaret mitchell trong tác phẩm “cuốn theo chiều gió” (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)