Những phát hiện mới về Margaret Mitchell

Một phần của tài liệu khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa của margaret mitchell trong tác phẩm “cuốn theo chiều gió” (Trang 33 - 35)

7. Những đóng góp của luận văn

1.2.2.Những phát hiện mới về Margaret Mitchell

Không như mọi người xưa nay vẫn lầm tưởng, Cuốn theo chiều gió thực ra không phải là tác phẩm đầu tay và duy nhất của Margaret Mitchell. Bà còn một tác phẩm nữa, đó là quyển "Lost Laysen", một quyển tiểu thuyết bị thất lạc dài 13.000 từ, viết lúc tác giả mới 16 tuổi và dành tặng cho một người bạn thân vào năm 1916.

Bản thảo này được xem là một phát hiện quan trọng và các nhà xuất bản trên thế giới tranh nhau mua bản quyền. Tuy nhiên căn cứ vào hợp đồng nguyên thủy giữa Margaret Mitchell và nhà xuất bản Macmillan, nhà xuất bản Sribner (hợp nhất với nhà xuất bản Macmillan) đòi hưởng quyền ưu tiên đối với "Lost Laysen" với giá đề nghị lên đến 7 con số! Và cuối cùng, quyển sách được xuất bản năm 1995.

Trước đây người đọc cho rằng Rhett Butler và Scarlett O’Hara là những nhân vật hình thành từ trí tưởng tượng của MM vào những năm 30. Nay thì họ mới biết rằng cách đó 20 năm, những nhân vật này đã khởi sự cuộc sống từ câu chuyện tình say đắm nhưng không hạnh phúc của Bill Duncan và Courtney Ross, nhà truyền giáo trên hòn đảo nhỏ Laysen ở phía Nam Thái Bình Dương.

Debra Freer, nhà nghiên cứu về MM, cho rằng "Lost Laysen" chính là tác phẩm báo trước của “Cuốn theo chiều gió” với những nhân vật có ngôn ngữ và tính cách giống hệt như Rhett và Scarlett sau này.

Dù tác phẩm được viết lúc chỉ mới 16 tuổi nhưng MM đã bộc lộ sự chín chắn trong cách viết với phần mở đầu và kết thúc khá logic thông qua những mẩu đối thoại thú vị. Những quyển sổ tay, bản thảo cùng nhiều thư từ, hình ảnh khác có liên quan đến MM được một người

34

bạn thân của bà là Henry Love Angel cất giữ cho đến ngày ông mất vào năm 1945. Trong số những thư từ đó có cả bức thư do MM viết để từ chối lời cầu hôn của Angel.

Người thừa kế di sản của Love Angel là con trai ông, Henry Angel đã bỏ tất cả di sản này vào ngăn tủ nhiều năm liền mà không biết mình đang sở hữu một tài sản vô giá, cho đến năm 1994 ông mới công bố những kỷ vật này.

Nhà nghiên cứu Freer là người đầu tiên xem tập bản thảo này, ông khẳng định đây là nét bút của MM vì nó giống hệt với thủ bút của MM mà ông đang sưu tập, còn văn phong thì không lẫn vào đâu được.

Hiện nay, Henry đã quyết định trao toàn bộ di sản này cho viện Bảo tàng Road to Tara, nơi lưu giữ nhiều di sản của MM, được mở cách đây vài năm tại Georgian Terrace, nguyên là khách sạn nơi MM giao tập bản thảo "Cuốn theo chiều gió" cho nhà xuất bản Macmillan và cũng là nơi cư ngụ của hai diễn viên Clack Gable và Vivien Leigh năm 1939 khi đóng bộ phim cùng tên.

Tháng 5 năm 1996, trùng hợp với 60 năm ngày ra đời của ''Cuốn theo chiều gió " và Thế vận hội Atlanta, nhà xuất bản Mỹ đã cho phát hành rộng rãi cuốn "Lost Laysen" hy vọng nó sẽ là một Best Seller. Nhưng không như những nhà kinh doanh mong đợi, tác phẩm đã không gây một tiếng vang nào và nó dần trôi vào quên lãng mặc cho những quảng cáo rầm rộ và công phu của các nhà kinh doanh văn chương ( phỏng theo tài liệu KTNN số 187 - năm 2001)

Ngày 6 tháng 6 năm 2003 là ngày tổ chức buổi lễ khai mạc cuộc trưng bày những kỷ vật liên quan đến bộ phim CTCG. Đến dự khai mạc có 4 trong số 10 diễn viên của bộ phim hiện vẫn còn sống, nổi bật nhất là bà King Conlon (nay đã 68 tuổi), người đóng vai cô con gái cưng 5 tuổi Bonnie Blue Buttler của vợ chồng Rhett. Những kỷ vật trưng bày gồm có bộ váy áo mà Scarlett đã mặc trong tuần trăng mật ở New Orleans với Rhett, những cuốn sách, danh sách các diễn viên...( TN 10-6- 2002)

MARGARET MITCHELL VÀ NHỮNG NGƯỜI DA ĐEN Ở ATLANTA

Mặc dù những chi tiết về đời sống cộng đồng của MM được người ta biết khá rõ, nhưng có một sự kiện bí mật chì mới được đưa ra ánh sáng gần đây, đó là những mối liên hệ đặc biệt của bà với cộng đồng người Mỹ da đen ở Atlanta.Vào thời điểm mà nạn kỳ thị chủng tộc còn là luật lệ của vùng đất này và đảng 3K ( Ku Klux Klan ) thường tập hợp gần vùng núi Stone,

35

MM đã thực hiện nhiều dự án với những người da đen Atlanta, đặc biệt trong lãnh vực giáo dục, Y khoa. Mối liên hệ của bà với họ bắt đầu hồi mới 19 tuổi. Bà là người duy nhất trong nhóm làm việc trong bệnh viện dành cho người da đen ở thành phố. Đây là lý do vì sao bà đã bị Hiệp hội sinh viên (Junior League ) khước từ.

Năm 1941, khi nhậm chức tân hiệu trưởng của trường Cao đẳng Morehouse dành cho người da đen, Tiến sĩ Benjamin Mays đã có cuộc tiếp xúc với bà để vận động tài trợ cho các sinh viên triển vọng của trường. Mặc dù gặp phải sự khiển trách mạnh mẽ của gia đình về việc làm của mình, MM vẫn đồng ý trợ giúp với số tiền là 80 đola nhưng yêu cầu phải được giữ kín tên, một số tiền vào thời đó đủ để cho một sinh viên trang trải hết một năm học ở trường Y. Khi ông Mays viết thơ cho bà thông báo chi tiết về hiệu quả của quà tặng mà chàng sinh viên trẻ đã nhận được, bà quyết định dành dụm tiền bạc để đóng góp đều đặn hơn. Ông Mays đồng ý giữ bí mật chuyện này, và thực hiện điều đó nhiều năm sau kể cả khi bà đã qua đời.

Quỹ trợ giúp này được tiết lộ nhờ Tiến sĩ Otis Smith, một người Mỹ da đen ở bang Georgia đến gặp Mary Rose Taylor, trưởng nhà lưu niệm Margaret Mitchell để kể lại câu chuyện này. Tiến sĩ Smith, người từng là chủ tịch hiến chương Atlanta của NAACP đã từng là sinh viên năm thứ nhất trường cao đẳng Y khoa Meharry ở Nashville, Tenn. Hồi ấy, có lần hết tiền, ông đã đến gặp ngài Mays. Ông Mays bảo rằng đừng lo lắng chi đến tiền bạc vì ông sẽ lo liệu mọi chuyện. Tiền học phí liền được đóng đầy đủ, nhưng mãi đến 35 năm sau, khi MM đã chết từ lâu, nhờ sự tiết lộ của ông Mays, người ta mới biết rằng ông Smith là một trong 40 đến 50 sinh viên Y khoa da đen từng nhận đựơc số tiền trợ giúp mà bà MM đã phải dấu diếm cả gia đình để dành dụm tặng cho họ.

Một phần của tài liệu khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa của margaret mitchell trong tác phẩm “cuốn theo chiều gió” (Trang 33 - 35)