Các chiến lƣợc thu hút khách du lịch của Phú Quốc trong thời gian qua

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng và chiến lược marketing địa phương của huyện đảo phú quốc – tỉnh kiên giang (Trang 64 - 70)

- Dinh Cậu: Nằm tại thị trấn Dương Đông, ghềnh đá có hình như trái núi lạ mắt ba bề sóng vỗ, đỉnh núi được điểm tô bằng ngôi miếu cổ mái ngói rêu phong trên

3.3.4Các chiến lƣợc thu hút khách du lịch của Phú Quốc trong thời gian qua

qua

Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 633/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc đến năm 2030, trong đó xâ y dựng Phú Quốc trở thành một thành phố biển đảo, trung tâm du lịch, dịch vụ cao cấp

và khoa học công nghệ của quốc gia và khu vực Đông Nam Á. Trung tâm du lịch

sinh thái biển đảo chất lượng cao. Tỉnh Kiên Giang kiến nghị, đề xuất các cơ chế, chính sách phát triển đảo Phú Quốc thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để triển khai thực hiện nhanh, nhằm mục tiêu phát triển hòn đảo ngọc này trở thành đặc khu hành chính - kinh tế trực thuộc Trung ương vào năm 2020. Đối với các quy hoạch phát triển ngành du lịch, tập trung rà soát, điều chỉnh cho phù hợp với quy hoạch chung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; cho phép địa phương cơ chế linh động phù hợp tình hình thực tế và nhu cầu phát triển của Phú Quốc.

Theo Báo cáo tổng kết ngành ngành của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kiên Giang nam 2013 thì “Du lịch Phú Quốc đã tương hoàn thành tương đối nhũng mụ tiêu nhiệm vụ đề ra, phù hợp với yêu cầu của Quy hoạch chung.” Và để làm dduocj điều này thì bài báo cáo cũng đưa ra các hành động chủ yếu như sau:

3.3.4.1 Phát triển sản phẩm du lịch

Thời gan qua, Phú Quốc đầu tư phát triển sản phẩm du lịch dựa vào thế mạnh, tiềm năng về tài nguyên du lịch, ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo, sinh thái; hình thành hệ thống khu, tuyến, điểm du lịch kết nối với các tỉnh, vùng, miền và các tỉnh giáp biên của Campuchia, Thái Lan.

Kết hợp chặt chẽ giữa di tích, thắng cảnh thiên nhiên với các loại hình dịch vụ phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, mua sắm, chăm sóc sức khỏe... để thu hút, giữ chân du khách.

Tiếp tục xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch, kiên quyết xử lý các hoạt động làm ảnh hưởng bất lợi đến thương hiệu du lịch Phú Quốc. Vùng phát triển du lịch sinh thái, tổng diện tích 3.051 ha bố trí dọc theo bờ biển phía tây đảo, nằm trên địa bàn các xã Gành Dầu, Bãi Dài, Cửa Cạn; phía bắc đảo là các xã Bãi Thơm, Rạch Tràm, Rạch Vẹm và phía nam đảo gồm Bãi Sao, Bãi Khem, quần đảo Nam An Thới. Vùng này đầu tư xây dựng khu nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp, giải trí thể thao biển, sân golf, công viên chuyên đề biển, tham quan làng nghề, làng chài truyền thống, du lịch sinh thái hỗn hợp... Vùng phát triển du lịch hỗn hợp 810 ha, bố trí tại khu vực Bãi Vòng,

Vịnh Đầm, đầu tư xây dựng khu dịch vụ du lịch hỗn hợp đa năng và sân golf, giải trí du lịch biển... Vùng phát triển phức hợp du lịch, dịch vụ có diện tích 1.235 ha ở khu vực Bãi Trường là vùng du lịch hỗn hợp, trung tâm thương mại, dịch vụ du lịch...

Phú Quốc đầu tư phát triển và nâng cấp các sản phẩm du lịch gắn với các loại hình tắm biển, nghỉ dưỡng, tham quan thắng cảnh và các di tích lịch sử - văn hóa, lịch sử - cách mạng, du lịch sinh thái, thể thao, vui chơi giải trí, hội nghị, hội thảo, cắm trại, mua sắm, tham quan làng nghề truyền thống, trang trại, nuôi trồng thủy sản, nghiên cứu sinh thái tự nhiên…

Hình thành các tuyến du lịch trên đảo trên cơ sở các sản phẩm du lịch đặc trưng ở từng khu vực phục vụ du khách. Phú Quốc xây dựng các điểm du lịch đặc trưng, gồm: điểm tham quan khu tưởng niệm nhà tù Phú Quốc, Suối Tranh, Suối Tiên, Suối Đá Bàn, Suối Lớn, núi Chúa, núi Ra Đa, núi Điện Tiên, núi Ông Phụng, Trâu Nằm, Gành Dầu, hồ Cửa Cạn, sông Rạch Tràm, sông Rạch Đầm, sông Dương Đông và nhiều điểm du lịch làng nghề, làng chài truyền thống.

Kết nối Phú Quốc với các trung tâm du lịch quốc gia, các nước trong khu vực và quốc tế. Ngoài ra, Phú Quốc quy hoạch xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái, trung tâm hội nghị quốc tế kết hợp dịch vụ casino tại bãi Đá Chồng thuộc ấp Đá Chồng, xã Bãi Thơm phía Đông bắc của đảo quy mô 135 ha. Sân bay quốc tế Phú Quốc diện tích 1.000 ha đang tập trung đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thi công sớm hoàn thành đưa vào sử dụng phục vụ khách du lịch.

3.3.4.2 Xây dựng cơ sở hạ tầng

Những năm qua, tỉnh Kiên Giang đã đầu tư xây dựng hệ thống nhà hàng, khách sạn khá sang trọng, với khoảng 1.800 phòng đủ tiện nghi sinh hoạt phục vụ du khách tham quan, du lịch Phú Quốc, đồng thời mời gọi và thu hút nhiều dự án đầu tư phát triển du lịch. Đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng phát triển hệ thống giao thông đường bộ kết nối trung tâm huyện đảo Phú Quốc với các điểm du lịch.

Hệ thống sân bay, cảng biển, phương tiện vận chuyển được đầu tư nâng cấp. Đặc biệt, sân bay quốc tế Phú Quốc tháng 12 tới được đưa vào hoạt động sẽ tạo thêm thuận lợi để phát triển giao thương và lữ hành quốc tế. Kết cấu hạ tầng phục vụ cho ngành du lịch phát triển nhanh từ 38 cơ sở với 605 phòng (năm 1998) đến nay tăng lên 256 cơ sở với 4.929 phòng, trong đó có nhiều khu nghỉ dưỡng, khách sạn hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra, Phú Quốc cũng đang đầu tư xây dựng một số khu resort, nghỉ dưỡng cao cấp 4 sao, 5 sao, nơi sẽ tổ chức những sự kiện mang tầm

cỡ quốc gia và quốc tế; xây dựng những khu vui chơi, giải trí, sân golf... để thu hút lượng khách nước ngoài có thu nhập cao vào Phú Quốc.

Thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển đảo Phú Quốc đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030, Kiên Giang quy hoạch chi tiết 22 khu du lịch với tổng diện tích 5.172,5 ha; trong đó có 11 khu du lịch sinh thái, 2 khu du lịch hỗn hợp, 2 khu phức hợp, 3 khu du lịch ngoài chức năng khác và 4 sân golf Các cơ sở kinh doanh, hoạt động du lịch trên đảo Phú Quốc được đầu tư xây dựng khang trang, với 100 nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ có khả năng phục vụ 2.500 khách lưu trú/ngày. Đó cũng là các nội dung trong quy hoạch tổng thể phát triển đảo Phú Quốc đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 theo Quyết định 178/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh theo Chương trình phát triển kinh tế biển Kiên Giang, giai đoạn 2011- 2015.

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và tỉnh Kiên Giang đang nghiên cứu xây dựng một cảng biển tại đảo Phú Quốc để có thể tiếp nhận tàu khách quốc tế chở từ 5.000 đến 6.000 hành khách cập cảng. Tổng mức đầu tư cho cảng này là 1.254 tỉ đồng.

Một số công trình hạ tầng trọng điểm đã và đang được Kiên Giang triển khai xây dựng, như cảng hàng không quốc tế Phú Quốc, cảng biển quốc tế An Thới, đường vòng quanh đảo và đường trục chính Bắc - Nam đảo, dự án cáp ngầm 110 KV Hà Tiên - Phú Quốc, Nhà máy nhiệt điện Phú Quốc 200 MW, nâng cấp hồ nước và hệ

thống cấp nước Dương Đông.

Nguồn: Sở Đầu tư tỉnh Kiên Giang

Phục vụ nhu cầu nước sạch cho nhân dân, Kiên Giang còn đầu tư mở rộng 2 nhà máy nước Rạch Giá và Hà Tiên; xây dựng, nâng cấp hồ chứa nước Dương Đông (Phú Quốc); dự án nâng cấp hồ nước và hệ thống cấp nước Dương Đông (Phú Quốc) công suất từ 5.000m³/ngày lên 16.500m³/ngày, dự kiến hoàn thành vào năm 2015.

3.3.4.3 Quảng bá và chính sách kêu gọi đầu tư

Chính sách miễn thị thực 30 ngày: Bắt đầu từ ngày 10/3/2014, người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại đảo Phú Quốc được miễn thị thực với thời gian tạm trú không quá 30 ngày theo Quyết định 80 của Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp người nước ngoài vào một cửa khẩu quốc tế của Việt Nam (kể cả đường hàng không và đường biển), lưu lại khu vực quá cảnh ở cửa khẩu đó, rồi chuyển tiếp đi đảo Phú Quốc cũng được miễn thị thực theo quy định. Điều này đã tạo thêm điều kiện thuận lợi để thu hút du khách quốc tế đến đây du lịch, nghỉ dưỡng. Điều này giúp cho việc thực hiện thủ tục hành chính được dễ dàng hơn, thu hút được khách du lịch nhiều hơn và hơn hết kích thích nhu cầu lưu trú của họ.

UBND tỉnh phê duyệt đề cương, nhiệm vụ “ Quy hoạch tổng thể xây dựng, lắp đặt bảng chỉ dẫn các khu, điểm, tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh Kiên Giang từ nay đến năm 2020”. Quy hoạch này nhằm cụ thể hóa quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 và quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Kiên Giang đến năm 2025; đáp ứng các yêu cầu quảng bá và thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch; phân loại, đánh giá, điều chỉnh hệ thống các bảng chỉ dẫn hiện trạng; đo đạc, khảo sát xác định tọa độ cụ thể hệ thống các bảng chỉ dẫn xây dựng mới tại các khu, điểm, tuyến du lịch; quy hoạch vị trí, quy cách và số lượng các bảng chỉ dẫn. Nhiệm vụ của quy hoạch là điều tra, đánh giá, định hướng việc xúc tiến quảng bá, chỉ dẫn các khu, điểm, tuyến du lịch trên địa bàn và nhu cầu thông tin chỉ dẫn của du khách; xác định vị trí xây dựng, quy mô và hình thức các bảng chỉ dẫn các khu, điểm, tuyến du lịch.

Du lịch Phú Quốc được đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các đề án quy hoạch, dự án thu hút đầu tư, các cơ chế chính sách ưu đãi đã thu hút 145 dự án phát triển du lịch và 480 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, tổng vốn đăng ký 915 tỷ đồng. Trong số các dự án nói trên, hiện có 9 dự án đi vào hoạt động, diện tích 18,46ha, vốn đầu tư 713 tỷ đồng; 14 dự án đang triển khai xây dựng, diện tích 1.347ha, vốn đầu tư 5.688 tỷ đồng.

Địa phương đã phối hợp với các ngành chức năng mở những đường bay đến các nước trong khu vực Đông Nam Á như Singapore, Thái Lan…và các nước châu Âu, đặc biệt là Nga, vì hiện nay trong lượng khách du lịch đến Phú Quốc thì khách Nga chiếm tỷ lệ rất cao. Tỉnh tăng cường quảng bá, kêu gọi đầu tư, liên doanh, liên kết xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển đảo Phú Quốc, tổng vốn huy động 12.587 tỷ đồng

Thực hiện “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, giai đoạn 2010 - 2013, tỉnh Kiên Giang đã cấp giấy chứng nhận 340 dự án đầu tư phát triển các địa phương vùng ven biển và hải đảo với quy mô gần 20.200ha, tổng vốn gần 166.500 tỷ đồng. Trong đó, đảo ngọc Phú Quốc 112 dự án, quy mô 4.850ha, tổng vốn đầu tư 135.087 tỷ đồng. TTXVN cho biết, đến thời điểm này, toàn tỉnh có 183 dự án đi vào hoạt động, trong đó Phú Quốc có 18 dự án đầu tư hoàn thành phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế biển của địa phương.

Nhận xét chung

- Tích cực: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau gần 9 năm thực hiện chủ trương của Chính phủ đầu tư phát triển Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp tầm cỡ thế giới, Đảo Ngọc đã có hạ tầng kinh tế-kỹ thuật cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại nhanh chóng, an toàn, tiện lợi của khách du lịch.

Phú Quốc cơ bản đạt các tiêu chí là “Trung tâm du lịch sinh thái chất lượng cao”. Tỉnh Kiên Giang tiếp tục nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, quản lý thực hiện đầu tư xây dựng theo quy hoạch ở Phú Quốc. Tỉnh tập trung các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đáp ứng yêu cầu phát triển; xây dựng các sản phẩm du lịch có chất lượng cao, du lịch sinh thái thân thiện với môi trường tự nhiên. Tỉnh cũng đề xuất, kiến nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành Nghị quyết về phát triển đảo Phú Quốc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; đã có quan tâm, hỗ trợ bố trí vốn trái phiếu Chính phủ và ngân sách Trung ương đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu cho huyện đảo. Việt Nam đã có một kế hoạch cụ thể khi phát triển Phú Quốc thành địa điểm du lịch sinh thái chất lượng cao đến năm 2020, với 2,3 triệu lượt khách du lịch mỗi năm. Với dân số ngày càng gia tăng cùng lòng hiếu khách vốn có của người dân Việt Nam, du lịch ở đảo Phú Quốc đã đạt được nhiều thành công.

- Hạn chế:

Tuy nhiên cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và lao động có tay nghề trong ngành còn thiếu, cả cán bộ quản lý cũng chưa thật sự đầy đủ. Nếu như Phú Quốc không có những kế hoạch phát triển hạ tầng tốt hơn và thu hút nguồn nhân lực cũng như đào tạo chuyên môn nghiệp vụ nâng cao tay nghề để đa dạng hóa các dịch vụ du lịch của mình, nâng cao sức thỏa mãn của du khách thì mục tiêu đón từ 2 đến 3 triệu khách du lịch hằng năm vào năm 2020 và 7 triệu khách du lịch vào năm 2030 là cả một chặng đường dài đối với du lịch biển Phú Quốc ngay cả với chính sách miễn thị thực 30 ngày của Chính phủ.

CHƢƠNG 4

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng và chiến lược marketing địa phương của huyện đảo phú quốc – tỉnh kiên giang (Trang 64 - 70)