TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ ĐỊA PHƢƠNG Ở PHÚ QUỐC 3.1 TỔNG QUAN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA PHÚ QUỐC
3.2.5 Kinh doanh lƣu trú và ăn uống
3.2.5.1 Kinh doanh lưu trú
Có hai loại hình khách sạn riêng biệt ở Phú Quốc hướng đến khách du lịch nước ngoài: khách sạn cơ bản và khách sạn hạng sang. Cả hai loại hình khách sạn này đều có kết quả kinh doanh rất tốt do họ nắm rõ nhu cầu của khối khách hàng mục tiêu và đưa ra mức giá phù hợp với chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Tại Phú Quốc, số lượng khách sạn đạt chuẩn rất hạn chế và phần lớn là khách sạn quy mô nhỏ. Một mặt, đây được coi là "thiếu sót" mà Phú Quốc cần khắc phục nhưng mặt còn lại, việc thiếu các khách sạn quy mô lớn và hầu như chưa có dự án biệt thự nghỉ dưỡng nào.
447,145 567,498 567,498 660,000 875,000 700,000 400,000 450,000 500,000 550,000 600,000 650,000 700,000 750,000 800,000 850,000 900,000 2010 2011 2012 2013 2014
Theo thống kê của CBRE, phần lớn các cơ sở lưu trú tại Phú Quốc là các nhà nghỉ và khách sạn nhỏ lẻ. Trong tổng số 100 cơ sở lưu trú với 2.900 phòng hiện hữu tại Phú Quốc, chỉ có 15 khách sạn với 952 phòng được CBRE coi là đạt tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm bốn khách sạn 4 sao hạng sang (206 phòng), sáu khách sạn 4 sao tiêu chuẩn (580 phòng) và năm khách sạn 3 sao hạng sang (166 phòng)
- Loại thứ nhất là các khách sạn cung cấp những tiện nghi cơ bản nhất, hướng đến khách du lịch yêu thích thiên nhiên và hình thức du lịch sinh thái. Các nhà khách thường là các bungalow và nhà tranh nằm ẩn trong khu rừng nhiệt đới và không có các tiện nghi hiện đại như máy lạnh, TV, internet, nước nóng và hạn chế sử dụng các thiết bị điện. Phòng tắm thường là dạng lộ thiên hoặc bán lộ thiên. Do những ngôi nhà nằm trong rừng với các cửa ra vào và cửa sổ được mở rộng để hòa mình vào thiên nhiên, nên du khách sẽ thường xuyên gặp những con côn trùng và bò sát đặc trưng của vùng nhiệt đới như tắc kè, ếch, chuột và các loài gặm nhấm. Vì vậy, loại hình này chỉ thích hợp với các du khách hướng ngoại và yêu thích thiên nhiên cũng như có ngân sách hạn chế. Với ngân sách 50USD một đêm, khách du lịch có thể thuê phòng tại các khu nghỉ dưỡng sinh thái như Mango Bay Resort hay Bo Resort.
- Loại thứ hai là các khách sạn sang trọng hướng đến khách hàng cao cấp với giá thuê khoảng 100 – 180 USD/phòng/đêm như La Veranda Resort Phú Quốc hay Chen Sea Resort & Spa. Các khách sạn này có nhiều loại phòng từ cơ bản đến cao cấp và sang trọng, có thể thỏa mãn nhu cầu của các khách du lịch khó tính nhất. Ngoài ra , các khách sạn này còn có vườn cây , hồ bơi với thiết kế đẹp và không gian yên bình để du khách thư giãn .Số phòng khách sạn cao cấp dành cho người nước ngoài ở Phú
Quốc ít hơn nhiều so với các vùng ven biển khác như Đà Nẵng , Bình Thuận hoặc
Nha Trang.
Hiện tại chưa có khách sạn 5 sao nào ở Phú Quốc. Khách sạn MGallery La Veranda và Chen Sea Resort có chất lượng phòng ốc và dịch vụ tương đương 5 sao, tuy nhiên do có số lượng phòng thấp và các tiện ích dịch vụ do hai khu nghỉ dưỡng này cung cấp chưa đầy đủ theo tiêu chuẩn 5 sao quốc tế (như thiếu phòng chơi cho trẻ nhỏ, thiếu dịch vụ giữ trẻ khi có yêu cầu, v.v) nên CBRE chỉ đánh giá là 4 sao hạng sang.
Trung bình mỗi khách sạn cao cấp ở Phú Quốc chỉ có khoảng 47 phòng. Các khách sạn hàng đầu Phú Quốc tập trung ở phía Tây của đảo, đồng thời cũng trải dài trên bãi biển chính của đảo, Bãi Trường. Phía Đông của đảo hiện tại không có khách
sạn nào mặc dù tại khu vực này cũng có một vài bãi biển đẹp nhất của đảo Phú Quốc như Bãi Sao, Bãi Vòng và Bãi Khem. Số phòng khách sạn cao cấp dành cho người
nước ngoài ở Phú Quốc ít hơn nhiều so với các vùng ven biển khác như Đà Nẵng ,
Bình Thuận hoặc Nha Trang. Với 952 phòng khách sạn cao cấp, quy mô khách sạn ở Phú Quốc chỉ bằng một phần năm thị trường Đà Nẵng và Mũi Né, một phần ba thị
trường Nha Trang dù chiều dài đường bờ biển gần bằng nhau . Số đơn vị điều hành
quốc tế ở Phú Quốc vẫn còn hạn chế. Ngoại trừ Tập đoàn quản lý khách sạn quốc tế Accor đang quản lý khu nghỉ dưỡng Mgallery La Veranda và Mercure Resort & Spa, tập đoàn Centara (Thái Lan ) đang quản lý Chen Sea Resort & Spa, tất cả các khách sạn khác tại Phú Quốc đều do chủ đầu tư tự quản lý .
Công suất phòng:
- Khối khách sạn 4 sao và 3 sao hạng sang đạt công suất phòng trung bình khoảng 80%, trong khi khối khách sạn 4 sao tiêu chuẩn chỉ đạt 60%. Các khu nghỉ dưỡng được xây dựng theo phong cách bungalow có xu hướng đạt được công suất phòng cao hơn so với các khách sạn dạng khối cao tầng, cho thấy sự ưa thích của khách du lịch với loại hình này tại Phú Quốc. Hầu hết du khách , đặc biệt là khách nước ngoài đi nghỉ dưỡng , đều thích lưu trú tại những khách sạn gần gũi với thiên nhiên và không làm mất đi cảnh quan tự nhiên của đảo . Về giá phòng đạt được , khối khách sạn 4 sao hạng sang tại Phú Quốc đạt trung bình 180-200 USD một đêm. Trong khi đó khách sạn 4 sao tiêu chuẩn với khách hàng mục tiêu là khách nội địa chỉ đạt giá phòng khoảng 50-100 USD, thấp hơn so với mức trung bình của khối khách sạn 3 sao hạng sang. Mức giá phòng dự kiến sẽ giảm trong thời gian tới khi giá điện trên đảo giảm 50-60% nhờ việc kết nối với lưới điện quốc gia. So với các thành phố du lịch lớn như Phan Thiết, Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Nẵng và thậm chí so với hai thành phố lớn nhất là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, thị trường khách sạn cao cấp tại Phú Quốc có kết quả hoạt động tốt nhất. Doanh thu trên phòng trung bình của hai khách sạn cao cấp nhất tại Phú Quốc trong năm 2013 là 124 USD, trong khi “thủ đô resort” Mũi Né chỉ đạt mức 115.80 USD, TP.HCM đạt 123.20 USD và thủ đô Hà Nội đạt mức 102.27 USD.
Nguồn: Bộ phận nghiên cứu và tư vấn toàn cầu CBRE
Hình 3.4 Doanh thu trên phòng trung bình của các khách sạn cao cấp trong nƣớc năm 2013
Kết quả kinh doanh của khách sạn tại Phú Quốc cũng thay đổi theo mùa du lịch. Các khách sạn ghi nhận mức công suất phòng rất cao trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 (mùa cao điểm) trước khi giảm dần vào giữa tháng 5 cho tới tháng 9 (mùa thấp điểm). Công suất phòng hồi phục trở lại vào đầu tháng 10 khi mùa cao điểm bắt đầu.
Nguồn: Bộ phận nghiên cứu và tư vấn toàn cầu CBRE
Hình 3.5 Công suất phòng theo mùa, khách sạn 4 sao ở Phú Quốc năm 2013
Tương tự như công suất phòng, mức giá cho thuê phòng tại Phú Quốc giảm mạnh trong mùa thấp điểm so với mùa cao điểm. Cả công suất phòng và giá phòng đạt đỉnh điểm trong giai đoạn Giáng sinh và Năm mới là tháng 12 và tháng 1. Đạt thấp nhất vào khoảng tháng 6 khi mùa mưa vào thời kỳ cao điểm
Nguồn: Bộ phận nghiên cứu và tư vấn toàn cầu CBRE
Hình 3.6 Giá Phòng theo mùa cho khách sạn 4 sao ở Phú Quốc 2013
. Các đặc tính của thị trường khách sạn tại Phú Quốc sẽ cơ bản được thay đổi khi Vinpearl Phú Quốc Resort & Spa được đưa vào hoạt động vào cuối năm 2014. Một khách sạn năm sao khác là Salinda Premium Resort & Spa (120 phòng) đầu tư bởi tập đoàn Salinda, cũng đang trong giai đoạn hoàn thiện và đã bắt đầu được đưa vào hoạt động trong năm 2014.
Ngoài hai khu nghỉ dưỡng này, hàng loạt các dự án khác cũng vừa khởi công xây dựng trong những tháng gần đây như khách sạn 5 sao Crowne Plaza Phu Quoc được đầu tư bởi Tập đoàn BIM Group với 400 phòng khách sạn hạng sang; khách sạn 4 sao Novotel Phu Quoc Resort nằm trong khu phức hợp Sonasea Villas & Resort (80ha) đầu tư bởi Tập đoàn CEO với 406 phòng khách sạn hạng sang và 40 bungalow; khu phức hợp Sunset Sanato Premium (24ha) đầu tư bởi Công ty Chín Chín Núi . Tất cả những dự án nêu trên đều nằm tại khu vực Bãi Trường và dự kiến hoàn thành trong năm 2015-2016. Việc xuất hiện Crowne Plaza , một thương hiệu
nổi tiếng của tập đoàn điều hành khách sạn InterContinental Hotel Group (IHG) và
Novotel, thương hiệu của tập đoàn điều hành khách sạn Accor Group sẽ khiến thị trường Phú Quốc có thêm những sản phẩm với dịch vụ và chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế tổng số 100 cơ sở lưu trú với 2.900 phòng hiện hữu tại Phú Quốc, chỉ có 15 khách sạn với 952 phòng được coi là đạt tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm bốn khách sạn 4 sao hạng sang (206 phòng), sáu khách sạn 4 sao tiêu chuẩn (580 phòng) và năm khách sạn 3 sao hạng sang (166 phòng).
Các khách sạn MGallery La Veranda và Chen Sea Resort có chất lượng phòng ốc và dịch vụ tương đương 5 sao, tuy nhiên do có số lượng phòng thấp và các tiện ích dịch vụ do hai khu nghỉ dưỡng này cung cấp chưa đầy đủ theo tiêu chuẩn 5 sao
quốc tế (như thiếu phòng chơi cho trẻ nhỏ, thiếu dịch vụ giữ trẻ khi có yêu cầu, v.v) nên chúng tôi chỉ đánh giá là 4 sao hạng sang. Trung bình mỗi khách sạn cao cấp ở Phú Quốc chỉ có khoảng 47 phòng.
Hiện nay, các khách sạn ở Phú Quốc hầu hết nằm ở phía Tây và Tây Nam của đảo, nơi tập trung hai thị trấn lớn là thị trấn Dương Đông và thị trấn An Thới. Các khách sạn tại Phú Quốc chủ yếu do tư nhân đầu tư xây dựng, mang nhiều tính tự phát và các tiêu chuẩn dịch vụ không cao. Loại hình kinh doanh này vẫn là nguồn cung cấp nơi lưu trú lớn nhất cho khách du lịch Phú Quốc. Các khu nghỉ dưỡng ở Phú Quốc chủ yếu nằm tại dải bờ biển gần thị trấn Dương Đông, trung tâm của huyện đảo.
Phú Quốc đang khiến không ít nhà đầu tư thèm muốn. Hàng loạt các nhà đầu tư BĐS lớn đã bắt đầu “nhảy” vào như Crowne Plaza, một thương hiệu nổi tiếng của tập đoàn khách sạn InterContinental Hotel Group (IHG) và Novotel , thương hiệu của tập đoàn điều hành khách sạn Accor Group . Khu nghỉ dưỡng Vinpearl Phú Quốc do tập đoàn Vingroup đầu tư đang được triển khai tại khu vực Bãi Dài thuộc huyện đảo Phú Quốc – một trong những khu vực còn lưu giữ được nét hoang sơ nguyên thủy của Đảo Ngọc.
Nguồn: Bộ phận nghiên cứu và tư vấn toàn cầu CBRE
3.2.5.2 Kinh doanh ăn uống
Chợ Đêm Dinh Cậu: Nơi thu hút khách du lịch nhiều nhất đảo (cũng được coi là điểm mốc), chợ hoạt động từ 4.30 chiều đến 11g khuya. Chủ yếu là hàng ăn uống, còn lại là bán hàng lưu niệm, quần áo, giày dép, đồ chơi. Chợ Đêm bày bán đồ ăn cực kỳn hấp dẫn giá cả thì cũng tùy món, có nhiều khi còn cao hơn cả giá nhà hàng. Ngoài chợ Đêm thì trung tâm Dương Đông còn có rất nhiều nhà hàng, quán ăn khác nằm tập trung nhất là khu đầu đường trần Hưng Đạo, khu đối diện Khách sạn Sài Gòn Phú Quốc, Sasco: quán Hải Nam, quán Muối Ớt, quán Hopp-In, quán Số 1, Nhà hàng Let’s Try, nhà Hàng Ấn Độ (chuyên món Ấn), Nhà hàng Bạch Dương (chuyên món Nga), quán Mondo (chuyên Pasta) Chez Carole (Pizza – mì ý) nhà hàng ý (chuyên Pizza). Các nhà hàng, quán ăn ở đây chủ yếu bán cho khách nước ngoài, vì vậy ngoài các món ăn tây còn có món Việt xen kẽ.
Nhà hàng chuyên dành cho khách du lịch Việt Nam và dân bản xứ: Nhà hàng Zen, Nhà hàng trùng Dương, nhà hàng Sông Xanh, Sáng tươi, nhà hàng Đại Hùng. Các nhà hàng này đều nằm trên đường 30-4, mình liệt kê theo độ gần và xa tính từ Chợ Đêm. Trong các nhà hàng trên thì nhà hàng Sông Xanh được mọi người đánh giá tốt. Còn có các quán Ốc mới mọc lên cũng nằm trên đường 30-4 cũng khá đông khách.
Nhà hàng Le Cap Breton- Thanh Minh (cách chợ Đêm 3km), đối diện nhà hàng này có con hẻm đi xuống biển, nơi này được mệnh danh là Phố tây có khá nhiều quán ăn, quán bar kéo dài từ đầu đường xuống đến biển. Phố này nhộn nhịp hơn vào mùa “khách tây” (từ tháng 11- tháng 3).
Nhiều du khách đã nhận xét rằng món ăn Phú Quốc có một chút ảnh hưởng từ hương vị Pháp ngoài ra hòn đảo có nhiều loại ớt rất ngon và một cách chế biến nước mắm thật đặc biệt. Hiện nay, ở đảo xuất hiện nhiều nhà hàng, quán ăn quốc tế đến từ nhiều nước. Du khách nước ngoài họ đến rồi quyết định chọn ở lại đây để làm ăn cũng như giới thiếu với người dân địa phương ẩm thực của nước họ.
Nhận xét: Nhìn chung hệ thống nhà hàng khách khách sạn ở Phú Quốc có nhiều loại với nhiều quy mô khác nhau, vốn đầu tư nhiều nhưng chưa thật sự hiệu quả. Điều đó không chỉ khó khăn trong việc phục vụ tốt cho khách hàng hiện tại huống chi là cạnh tranh với các đối thủ trong ngành trong việc thu hút và giữ chân khách.