TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ ĐỊA PHƢƠNG Ở PHÚ QUỐC 3.1 TỔNG QUAN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA PHÚ QUỐC
3.2.2 Cơ cấu nguồn khách
Về cơ cấu thị trường khách du lịch nội địa: Nguồn khách du lịch nội địa đến Phú Quốc chủ yếu từ TPHCM, Đồngbằng sông Cửu Long và các tỉnh phía Bắc. Khách du lịch nội địa luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng số khách du lịch đến với Phú Quốc: khoảng 90% (2000), 80,02% (2005), 70,9% (2010), 81,9% (2013) phấn đấu giảm tỉ trọng khách du lịch nội địa xuống 60% vào năm 2020. Trong cơ cấu khách nội địa đến Phú Quốc cũng có sự chuyển dịch: Tỉ lệ khách du lịch đến từ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng giảm từ 63% (2000) xuống 49,2% (2010) và 31,5% (dự báo 2015). Trong khi đó, tỉ trọng khách du lịch đến từ miền Đông Nam Bộ tăng lên từ 27,6% (2000) lên 36,1% (2010), dự đoán đến năm 2015 đạt khoảng 40,2%. Tỉ trọng khách du lịch từ các tỉnh phía Bắc đến Phú Quốc tăng. Khách quốc tế: Phú Quốc có nhiều lợi thế thu hút khách du lịch quốc tế, nhưng trong thời gian qua, thị trường khách du lịch thương mại đến Phú Quốc với số lượng rất ít và không ổn định, đó là do những nguyên nhân sau: cơ sở hạ tầng còn yếu kém, việc đi lại giữa Phú Quốc và các trung tâm kinh tế khác như TPHCM, Cần Thơ, Rạch Giá không mất nhiều thời gian (máy bay mất 45 phút, tàu thủy từ Rạch Giá đi Phú Quốc mất 2 giờ 20 phút); vì vậy, khách ít lưu trú qua đêm tại Phú Quốc. Đây là bất lợi đối với du lịch Phú Quốc. Lượng khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc chủ yếu là Việt kiều về thăm quê hương, nhóm du khách này gia tăng nhanh và có nhu cầu quay lại Phú Quốc.
Về cơ cấu thị trường khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc với mục đích chủ yếu là tham quan danh lam thắng cảnh và tìm hiểu văn hóa bản địa. Thị trường khách chủ yếu ở khu vực Tây Âu và Bắc Mĩ (như Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Hoa Kì, Canada…) chiếm 70%, Đông Bắc Á (như Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc…) chiếm
18,2%, khu vực ASEAN (như Thái Lan, Malaysiar, Indonesia, Cambodia…) chiếm 6,8%.
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kiên Giang
Hình 3.2 Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc năm 2013 3.2.3 Thời gian lƣu trú của khách
Với thực tế lượng khách quốc tế tới Phú Quốc thấp hơn mong đợi, Chính phủ quyết định miễn thị thực cho khách nước ngoài đến thăm đảo trong vòng 30 ngày. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 3 năm 2014. Việc miễn thị thực cũng được áp dụng cho tất cả khách nước ngoài đến thăm Phú Quốc nhưng quá cảnh từ các sân bay và cảng biển khác ở Việt Nam. Trong khi các công ty du lịch hy vọng có thể tăng lượng khách hàng từ chính sách miễn thị thực này thì phần lớn các bên liên quan vẫn còn lo ngại về tính hiệu quả của quyết định .
Do số lượng khách sạn đạt chuẩn hạn chế và phần lớn là khách sạn quy mô nhỏ, nguồn khách MICE (khách kết hợp hội thảo du lịch) chiếm một phần rất nhỏ trong tổng số khách tới thăm đảo . Vấn đề chính ở đây là làm cách nào tạo ra ngày càng nhiều các sản phẩm để thu hút khách du lịch ở lại lâu hơn và gia tăng lượng khách quay lại thăm đảo. Trung bình khách nước ngoài đến thăm Phú Quốc thường không ở lại lâu, chỉ trong vòng từ 2 đến 3 ngày. Lượng khách quay lại nghỉ dưỡng tại Phú Quốc là rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 5% lượng khách đến Phú Quốc hàng năm. Nếu như hòn đảo này không có những kế hoạch phát triển hạ tầng tốt hơn để đa dạng hóa các dịch vụ du lịch của mình, mục tiêu đón từ 2 đến 3 triệu khách du lịch hằng năm vào năm 2020 và 7 triệu khách du lịch vào năm 2030 là cả một chặng đường dài đối
70%18.20% 18.20%
6.80% 5%
với du lịch biển Phú Quốc ngay cả với chính sách miễn thị thực 30 ngày của Chính phủ.