Các đặc trƣng hấp dẫn

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng và chiến lược marketing địa phương của huyện đảo phú quốc – tỉnh kiên giang (Trang 48 - 51)

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ ĐỊA PHƢƠNG Ở PHÚ QUỐC 3.1 TỔNG QUAN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA PHÚ QUỐC

3.3.1 Các đặc trƣng hấp dẫn

3.3.1.1 Tài nguyên nhân văn

a) Nhà tù Phú Quốc: Tham quan khu di tích nhà tù tận mắt chứng kiến những hiện vật để lại tại đây, du khách sẽ thấy rõ hơn lòng yêu nước của đồng bào ta, hiểu hơn về lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kiên Giang

Hình 3.9 Nhà tù Phú Quốc

b) Đền thờ Nguyễn Trung Trực: Đền thờ được người dân Phú Quốc xây dựng để tưởng nhớ vị anh hùng có công với đất nước, với dân tộc. Hàng năm cứ đến ngày 28/8 âm lịch người dân ở Phú Quốc lại về đây làm giỗ ông. Tại ngôi đền thờ Nguyễn Trung Trực hàng ngày, người dân quanh vùng vẫn đến đình cầu xin bình an, làm ăn thành đạt, kể cả người buôn bán, ngư dân, thậm chí là học trò. Mỗi năm đến ngày mất của ông, nhân dân các nơi tụ tập về đây tổ chức cúng cơm. Qua nhiều lẩn nâng cấp sửa chữa, ngôi đình nay đã khang trang. Ngôi đình được xây dựng theo kiểu chữ tam, gồm chánh điện, đông lang và tây lang. Hai bên cổng đình là câu đối bằng chữ Quốc ngữ được đắp nổi sơn vàng trên nền đỏ, trích trong bài thơ Điếu

Nguyễn Trung Trực của danh sĩ Huỳnh Mẫn Đạt: “Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa, Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần”.

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kiên Giang

Hình 3.10 Đền thờ Nguyễn Trung Trực

c) Bảo tàng Cội Nguồn: Bảo tàng tư nhân thứ 9 hiện có ở Việt Nam, lưu giữ hơn 3.000 cổ vật, trong đó có 300 bộ sách về Phú Quốc bằng các chữ Hán, Việt, Anh, Pháp. Bên cạnh đó là các khu vực trưng bày mỹ nghệ gỗ lụa; khu mỹ nghệ ốc biển; khu sản phẩm quà lưu niệm, ngọc trai; khu nhà sàn truyền thống vùng nông thôn Phú Quốc; khu bảo tồn chó xoáy, đại bàng biển và ó biển.

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kiên Giang

d) Làng chài cổ Hàm Ninh: Nghề chính của làng là nghề lặn bắt ngọc trai, hải sâm (đồn đột) và giăng lưới ghẹ. Những con ghẹ tươi rói vừa bắt lên đem luộc, màu đỏ tươi, thịt chắc, chấm muối tiêu chanh ngon và ngọt thịt.

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kiên Giang

Hình 3.12 Làng chài Hàm Ninh

e) Thiền viện Trúc lâm Hộ Quốc: Đây là ngôi chùa mới khánh thành gần thị trấn An Thới, có tầm nhìn xuống bãi b iển.

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kiên Giang

3.3.1.2 Tài nguyên Du lịch tự nhiên

Phú Quốc có nhiều bãi biển đẹp trải dài từ phiá bắc đến phía nam, có 99 ngọn núi đồi và dãy rừng nguyên sinh với hệ động thực vật phong phú. Phía Nam của đảo có 12 hòn đảo nhỏ to khác nhau thuộc quần đảo An Thới, hay ở phía Bắc có hòn Móng Tay, hòn Đồi Mồi, hòn Bàng và hòn Thầy Bói,… là những nơi lý tưởng cho các hoạt động du thuyền, ra khơi khám phá thế giới đại dương kỳ thú.

Phần biển của Phú Quốc cũng rất đa dạng với các rạn san hô có hình dáng, kích cỡ khác nhau lung linh, lấp lánh trong nước biển. Nơi đây có gần 100 loài san hô cứng, gần 20 loài san hô mềm và 62 loài rong biển. Thêm vào đó, Khu hệ cá trong các rạn san hô biển cũng rất dồi dào với các loài cá mú, cá bướm và một số loài khác, trong đó, có một số loài rất quan trọng và quí hiếm như: trai tai tượng, ốc đun cái, đồi mồi, bò biển (dugong)… Khu bảo tồn biển Phú Quốc thành lập năm 2007 với tổng diện tích mặt nước 26.863,17ha; trong đó vùng bảo vệ nghiêm ngặt 2.952,45ha, vùng phục hồi sinh thái rộng 13.592,95ha và vùng phát triển 10.317,77ha. Khu vực biển phía bắc đảo Phú Quốc là vùng thảm cỏ biển rộng lớn thuộc 2 xã Hàm Ninh và Bãi Thơm; vùng phía nam đảo có nhiều rạn san hô nằm quanh các hòn của quần đảo An Thới. Ngoài hơn 150 loài cá biển tập trung sinh sống, trữ lượng lớn, nơi đây còn có nhiều nhóm hải sản giá trị kinh tế cao như tôm, mực, ốc nhảy, trai ngọc, sò huyết, nghêu lụa, bạch tuộc, hải sâm, cá ngựa… Ngoài ra còn có tảo biển, đặc biệt là loài tảo đỏ, tảo lục và tảo nâu; dugong (bò biển), rùa biển, cá heo… là những loài có tên trong danh mục bị đe dọa tuyệt chủng.

Du lịch thể thao biển

Đây là loại hình du lịch có tiềm năng phát triển, nhưng thực sự còn mới mẻ đối với du khách và cả nhà làm du lịch. Một số hoạt động tiêu biểu: lặn ngắm san hô, câu cá, thuyền buồm, lướt sóng, các trò chơi trên biển, leo núi dã ngoại. Đối tượng tham gia là những người thích cảm giác mạnh (thường là giới trẻ), các doanh nghiệp, các vận động viên chuyên và không chuyên. Tuy nhiên, các trò chơi thể thao phục vụ du khách còn nghèo nàn, chưa đủ sức để giữ chân du khách.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng và chiến lược marketing địa phương của huyện đảo phú quốc – tỉnh kiên giang (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)