KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng và chiến lược marketing địa phương của huyện đảo phú quốc – tỉnh kiên giang (Trang 91 - 95)

- Đầu tư thiết kế các tour

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN

5.1 KẾT LUẬN

Phú Quốc là huyện đảo có vị trí đặc biệt và nhiều lợi thế so sánh để phát triển du lịch như: bãi biển đẹp còn hoang sơ, thảm thực vật phong phú đa dạng, con người nơi đây hiền hòa mến khách, có nhiều nét văn hóa đặc sắc... Việc khai thác tiềm năng phát triển các loại hình du lịch đã đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế địa phương, có xu hướng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Phú Quốc nói riêng và tỉnh Kiên Giang nói chung. Sự phát triển đa dạng các loại hình, các sản phẩm du lịch trong thời gian qua đã thu hút khách du lịch đến với Phú Quốc nhiều hơn, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương, thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội huyện đảo theo hướng tích cực.

Du lịch Phú Quốc hiện còn nhiều rào cản, bất cập trong tiến trình phát triển. Tiềm năng du lịch chưa được khai thác đúng mức do cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, cơ sở vật chất phục vụ du lịch chưa đồng bộ, lực lượng hướng dẫn viên và thuyết minh còn thiếu, yếu. Các sản phẩm du lịch tạo ra chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên sẵn có, thiếu tính độc đáo, sáng tạo; chưa kết hợp chặt chẽ giữa di tích, thắng cảnh thiên nhiên với các loại hình dịch vụ phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, mua sắm, chăm sóc sức khỏe... để thu hút, giữ chân du khách và mang lại lợi nhuận cao. Các loại hình du lịch như: trung tâm thể thao dưới nước, công viên hải dương... chưa được tập trung đầu tư. Nhiều dự án đầu tư phát triển du lịch chậm được triển khai thực hiện.

Sản phẩm du lịch chưa thực sự hấp đãn vì chưa được khai thác theo chiều sâu và còn mang tính trùng lắp cao. Cơ sở vật chất - kỹ thuật, hạ tầng ơ sở phục vụ cho du lịch, cơ sở lưu trú du lịch có quy mô nhỏ và chất lượng không cao; thiếu các dịch vụ phục vụ du lịch như vui chơi giải trí chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch của tỉnh cũng như chưa đủ khả năng cạnh tranh trong khu vực.

Cần sớm nâng cấp, xây dựng và hoàn chỉnh hạ tầng giao thông, đặc biệt là các tuyến trọng điểm nỏi các khu, điểm du lịch bằng ngân sách trung ương, địa phương và kêu gọi đầu tư của tư nhân nhằm tạo sự thuận lợi cho cá nhà đàu tư tham gia vào các dự án phát triển du lịch.

Để phát triển bền vững ngành du lịch thì cần phải có những hính sách kịp tời đào tạo thu hút cán bộ và lục lượng lao động trong ngành. Phối hợp với ác cơ quan ban ngành nhằm đảm bảo an ninh và an toàn trong du lịch. Phải có kế hoạch bảo vệ giữ gìn và tôn tạo các tài nguyên du lịch nhân văn, di tích lịch sử - văn hóa, bảo vệ môi trường. Phát triển du lịch những phải giữ gìn bản sắc văn hóa và tôn giáo.

Tiến hành quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết các dự án du lịch. Ưu tiên triển khai những dự án có tính khả thi cao, đàu tư có trọng tâm và theo thứ tự ưu tiên. Có chính sách ưu đãi hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư vào dự ản du lịch của Phú Quốc.

5.2 KIẾN NGHỊ

Về phía tỉnh Kiên Giang

Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Kiên Giang cần chỉ đạo chính quyền huyện quản lý chặt chẽ đất đai đã được quy hoạch phát triển du lịch. Thành lập các tổ chuyên trách, tổ công tác đi làm việc tuyên truyền từng cụm dân cư nơi có dự án để mọi người biết, hiểu mà thực hiện đúng chủ trương và chính sách của tỉnh về phát triển du lịch.

Quy hoạch phát triển du lịch đảo Phú Quốc và các quy hoạch chuyên ngành khác phải được xác định là bộ phận cấu thành của Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đảo Phú Quốc. Việc xây dựng, đầu tư phát triển các khu, điểm phục vụ yêu cầu phát triển du lịch thuộc phạm vi đảo Phú Quốc trước hết phải tuân thủ theo đúng nội dung của quy hoạch này, đồng thời phải phù hợp với quy hoạch và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đảo Phú Quốc.

Xây dựng chính sách ưu đãi về thuế và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức tín dụng để có cơ chế tín dụng ưu tiên hỗ trợ các thành phần kinh tế để khuyến khích họ tham gia đầu tư vào các dự án phát triển du lịch. Thực hiện tốt công tác xã hội hóa du lịch để thu hút được vốn của mọi thành phần kinh tế tham gia vào các dự án du lịch. Đặc biệt cần quan tâm nguồn thu hút vốn ODA và FDI vào tỉnh sang các dự án du lịch của huyện đảo Phú Quốc. Tránh các dự án quy hoạch treo, đàu tư dàn trãi mà càn tập trung thứ tự ưu tiên và các dự án có qui mô lớn, có tính khả thi, mang hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

Về phía Phú Quốc

Tập trung quảng bá hình ảnh Phú quốc, du lịch Phú Quốc ra bên ngoài.

Đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý và nguồn nhân lực có đủ kiến thức và năng lực đáp ứng yêu cầu mới của ngành du lịch.

Tạo mọi điều kiện thuận lợi để khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia vào các hoạt động du lịch với ý nghĩa xã hội hóa du lịch nhưng phải bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch, môi trường và giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.

Chủ động phối hợp và ký kết các văn bản liên kết và hợp tác phát triển du lịch vùng với các địa phương trong khu vực.

5.3 TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Thống Nhất, 2010. Chiến lược marketing địa phương nhằm thu hút

khách du lịch đến với thành phố Đà Nẵng, tạp chí khoa học công nghệ Đại học Đà Nẵng.

2. Lưu Thanh Đức Hải, 2001. Nghiên cứu marketing, Đại học Cần Thơ.

3. Philip Kotler, 1998. Marketing căn bản, NXB Thống Kê.

4. Thủ tướng Chính phủ, 2010. Quyết định số 633/QĐ-TTg ngày 11-5-2010 về phê

duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2030.

5. UBND huyện Phú Quốc, 2010. Báo cáo tổng kết năm 2010.

6. UBND tỉnh Kiên Giang, 2010. Báo cáo sơ kết công tác phát triển du lịch 5 năm

(2006-2010).

7. David Botterill,Vincent Platenkamp, 2012. Key concepts in tourism research,

SAGE puplication Ltd.

8. Cục Thống kê tỉnh Kiên Giang, 2011. Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang năm

2011.

9. Lý Mỹ Hạnh, 1993. Địa lí tỉnh Kiên Giang, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên

Giang.

10. Trần Văn Huấn, 1998, Tiềm năng ở đảo Phú Quốc xưa và nay, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

11. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, 2014. Báo cáo chuyên đề Du lịch Việt Nam.

12. Võ Tất Thắng, 2011. Thực hiện Marketing địa phương. Đại học Mở Thành phố

Hồ Chí Minh.

13. Nguyễn Châu Hùng Vũ, 2011. Chiến lược Marketing địa phương. Nhà xuất bản

Đà Nẵng.

14. Reddy và Campbell, 2004.

15. Phillip Kotler & ctg, 2002. Marketing địa phương ở châu Á.

17. Vũ Trí Dũng, 2011. Marketing lãnh thổ. Đại học Kinh tế Quốc Dân.

18. Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Kiên Giang, 2013. Báo cáo tổng kết ngành.

19. Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang, 2012. Báo Cáo Tình hình thực hiện nhiệm vụ

phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ năm 2013.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng và chiến lược marketing địa phương của huyện đảo phú quốc – tỉnh kiên giang (Trang 91 - 95)