Kiểm tra thuế trong mô hình quản lý thuế theo chức năng và cơ

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác kiểm tra thuế trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 28 - 31)

5. Bố cục của luận văn

1.2.2. Kiểm tra thuế trong mô hình quản lý thuế theo chức năng và cơ

Người nộp thuế tự khai, tự nộp thuế

1.2.2.1. Đặc điểm kiểm tra thuế trong mô hình quản lý thuế theo chức năng và cơ chế Người nộp thuế tự khai, tự nộp thuế

Trong cơ chế tự khai, tự nộp thuế, Ngƣời nộp thuế tự kê khai, tự tính số thuế phải nộp và nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế trên cơ sở kết quả sản xuất kinh doanh của mình và chính sách, pháp luật thuế. Trên cơ sở số thuế đã kê khai, Ngƣời nộp thuế chủ động nộp tiền thuế vào Kho bạc Nhà nƣớc. Trong quá trình khai thuế, Ngƣời nộp thuế đƣợc cơ quan thuế giải thích chính sách, pháp luật thuế; hỗ trợ các thủ tục pháp lý, cũng nhƣ điều kiện vật chất để khai thuế, nộp thuế đúng pháp luật và đúng hạn. Nghĩa vụ thuế đƣợc Ngƣời nộp thuế tự xác định, ngay cả trong trƣờng hợp Ngƣời nộp thuế có các khoản thuế đƣợc miễn, giảm hoặc các ƣu đãi thuế khác, điều đó vừa thể hiện ý thức tự giác của Ngƣời nộp thuế, đồng thời thể hiện sự tôn trọng tính tự tuân thủ pháp luật thuế của cơ quan thuế đối với Ngƣời nộp thuế. Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp trong cơ chế tự khai, tự nộp thuế của mô hình quản lý theo chức năng tách ra khỏi hoạt động tính thuế và ra thông báo thuế thành một chức năng độc lập, giám sát khách quan toàn bộ quá trình đó. Kiểm tra thuế theo mô hình quản lý thuế theo chức năng trong cơ chế tự khai, tự nộp có những đặc điểm sau:

+ Lựa chọn nhóm doanh nghiệp đƣa vào diện kiểm tra trên cơ sở phân tích mức độ vi phạm hoặc khả năng có thể xảy ra vi phạm trong quá trình tự khai, tự nộp thuế vào Kho bạc Nhà nƣớc (đó là các rủi ro có khả năng gây ra thất thu thuế, hoặc các vi phạm pháp luật thuế mà bộ phận kiểm tra đƣa ra làm tiêu chí lựa chọn).

+ Chuyển từ kiểm tra theo diện rộng sang kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm nhƣ: kiểm tra theo chuyên đề; kiểm tra trên cơ sở phân tích rủi ro về thuế…; kiểm tra theo loại hình doanh nghiệp (các Tổng công ty lớn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa), theo ngành nghề kinh doanh đặc thù (điện, xi măng, ôtô, các tổ chức tín dụng du lịch…), lĩnh vực và sắc thuế.

+ Bộ phận kiểm tra đƣợc tổ chức độc lập, không nằm trong bộ phận quản lý Ngƣời nộp thuế vừa đảm bảo kiểm soát chung vừa giám sát có trọng tâm, trọng điểm. Mặt khác, việc tổ chức bộ phận kiểm tra độc lập tạo điều kiện để cán bộ kiểm tra nghiên cứu chuyên sâu hơn nghiệp vụ và nâng cao kỹ năng kiểm tra.

+ Qui trình kiểm tra đƣợc qui định chặt chẽ, rõ ràng. Các qui định về thủ tục kiểm tra tại cơ quan thuế và tại trụ sở doanh nghiệp đƣợc công khai, minh bạch hơn so với các qui định về kiểm tra trƣớc đây. Điều đó cũng làm cho doanh nghiệp yên tâm hơn, tin tƣởng hơn khi thực hiện nghĩa vụ thuế.

+ Hoạt động kiểm tra đƣợc tiến hành độc lập với các chức năng khác của cơ quan thuế và quá trình khai thuế, nộp thuế nên các quyết định của kiểm tra thuế sẽ khách quan hơn.

+ Kiểm tra của cơ quan thuế chủ yếu là kiểm soát sau (hậu kiểm), nếu theo đúng qui trình thì có thể hậu quả về thất thoát thuế đã xảy ra. Do đó, ngoài kiểm tra trên cơ sở phân tích rủi ro cần kết hợp với các lựa chọn khác để phục vụ yêu cầu quản lý thuế với mục tiêu để ngăn chặn vi phạm.

+ Kiểm tra thuế tại doanh nghiệp thƣờng bị giới hạn về thời gian, trong khi hồ sơ có liên quan đến khai thuế của doanh nghiệp rất đa dạng và phức tạp, nếu cán bộ kiểm tra thuế không nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ thì các quyết định đƣa ra có thể chỉ là hình thức.

1.2.2.2. Qui trình kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp trong mô hình quản lý thuế theo chức năng và cơ chế tự khai, tự nộp

* Qui trình kiểm tra ban hành kèm theo Quyết định số 528 ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Tổng cục trƣởng Tổng Cục Thuế đƣợc qui định nhƣ sau:

a. Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế

1. Thu thập, khai thác thông tin để kiểm tra hồ sơ khai thuế.

3. Duyệt và giao nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ khai thuế. 4. Nội dung kiểm tra hồ sơ thuế.

5. Xử lý kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế .

b. Kiểm tra tại trụ sở của Người nộp thuế.

1. Trình tự, thủ tục kiểm tra thuế tại trụ sở của Ngƣời nộp thuế. 2. Lập biên bản kiểm tra.

3. Xử lý kết quả kiểm tra tại trụ sở của Ngƣời nộp thuế

c. Tổng hợp báo cáo và lưu giữ tài liệu kiểm tra thuế

1.2.2.3. Yêu cầu của kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp trong cơ chế tự khai, tự nộp

Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp là một trong những nội dung của công tác quản lý thuế, do đó cần quán triệt các yêu cầu của quản lý thuế nói chung và yêu cầu riêng của kiểm tra nói riêng:

+ Đảm bảo trình tự các bƣớc công việc của kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp đƣợc tiến hành một cách khoa học, không bị chồng chéo lên nhau nhƣng cũng không bỏ qua các bƣớc công việc cần tiến hành, các thông tin cần thu thập.

+ Thứ tự các bƣớc công việc trong quá trình kiểm tra phải đƣợc sắp xếp theo thứ tự logic: công việc thực hiện sau phải dựa trên cơ sở các thông tin và số liệu đã đƣợc thu thập từ các bƣớc công việc trƣớc, tránh bỏ qua các chứng cứ.

+ Giữa các bƣớc công việc trong quá trình kiểm tra phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

+ Thời gian thực hiện các bƣớc công việc của kiểm tra thuế là ngắn nhất và cần qui định giới hạn thời gian để thực hiện các bƣớc công việc này.

+ Kết thúc kiểm tra nhất thiết phải có kết luận và đề xuất hƣớng giải quyết. + Đoàn kiểm tra chỉ tiến hành kiểm tra thuế trong phạm vi các công việc đã nêu trong quyết định kiểm tra. Nếu phát sinh thêm các vấn đề mới, đoàn kiểm tra cần đề xuất ý kiến giải quyết của cơ quan có thẩm quyền.

+ Cần tôn trọng các ý kiến hoặc đề xuất của doanh nghiệp, cần tôn trọng các căn cứ khách quan, tránh áp đặt theo ý kiến chủ quan của cán bộ kiểm tra.

+ Kết luận kiểm tra cần đƣợc công bố công khai cho Ngƣời nộp thuế biết và xác nhận vào biên bản kiểm tra.

+ Việc lựa chọn doanh nghiệp đƣa vào diện kiểm tra cần khách quan xuất phát từ yêu cầu quản lý và thực tế hoạt động của doanh nghiệp.

+ Quyết định kiểm tra cần đƣợc công bố công khai và đảm bảo tính pháp lý.

+ Kiểm tra cần đƣợc tiến hành theo đúng qui trình, thủ tục do pháp luật qui định. Cơ quan thuế, đoàn kiểm tra không đƣợc đặt thêm yêu cầu về thủ tục, hồ sơ đối với doanh nghiệp thuộc đối tƣợng kiểm tra.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác kiểm tra thuế trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)