5. Bố cục của luận văn
4.2. Một số giải pháp tăng cƣờng công tác kiểm tra thuế đối với các
Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng:
4.2.1. Nâng cao trình độ cán bộ làm công tác kiểm tra thuế
Trong công tác kiểm tra thì yếu tố con ngƣời đóng vai trò quan trọng nhất. Từ việc thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, tiến hành kiểm tra, phán đoán rủi ro trong quá trình kiểm tra... đều do cán bộ kiểm tra thực hiện. Do đó để công tác kiểm tra thuế có thể đạt đƣợc chất lƣợng và hiệu quả, cán bộ kiểm tra phải là những ngƣời đáp ứng toàn diện về chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cao. Ngoài ra, để đạt chỉ tiêu số lƣợng cuộc kiểm tra thì số cán bộ làm trong công tác này phải đảm yêu cầu tối thiểu 30% tổng số cán bộ trong toàn Cơ quan thuế .
- Để thực hiện tốt định hƣớng phát triển nguồn nhân lực kiểm tra thuế nhƣ trên, công tác bồi dƣỡng cán bộ thuế cần đƣợc tiến hành theo ba cấp độ: Đào tạo cơ bản, đào tạo chuyên sâu và đào tạo nâng cao theo từng loại cán bộ, cụ thể:
Đào tạo về nghiệp vụ thuế: Cán bộ kiểm tra phải nắm rõ pháp luật thuế, chính sách pháp luật các ngành, lĩnh vực có liên quan khi xác định nghĩa vụ thuế của Ngƣời nộp thuế, các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật thuế đối với Ngƣời nộp thuế có vi phạm.
Đào tạo về kiến thức ngành, lĩnh vực: Với mỗi một Ngƣời nộp thuế hoạt động trong các ngành, lĩnh vực khác nhau lại có những rủi ro về thuế khác nhau, cán bộ kiểm tra cần nắm rõ đặc điểm ngành, lĩnh vực, từ đó phân tích rủi ro tập trung, hiệu quả.
Đào tạo về nghiệp vụ kế toán, kiểm toán: Thông qua kỹ năng nghiệp vụ kế toán, kiểm toán, cán bộ kiểm tra phân tích các rủi ro ẩn chứa trong việc hạch toán sổ sách, chứng từ.
Đào tạo về kỹ năng kiểm tra: Đây là yếu tố quan trọng nhất, khó khăn nhất, yêu cầu tích lũy kinh nghiệm cũng nhƣ sự phù hợp ngành nghề và khó đào tạo nhất đối với ngƣời làm công tác kiểm tra.
Đồng thời cần bồi dƣỡng lực lƣợng lãnh đạo bộ phận kiểm tra thuế, các trƣởng đoàn kiểm tra về kỹ năng làm việc theo nhóm, quản lý, tổ chức điều hành hoạt động kiểm tra thuế khoa học và hiệu quả.
Để hạn chế tình trạng xử lý kết quả kiểm tra còn nhiều bất cập, không thống nhất giữa các đoàn kiểm tra, bộ phận kiểm tra phối hợp với bộ phận kiểm tra thuế tổng hợp kinh nghiệm qua các cuộc kiểm tra, lập ra sổ tay kiểm tra hỗ trợ cũng nhƣ qui chuẩn hóa biện pháp xử lý kết quả cuộc kiểm tra.
Ví dụ, khi xác định căn cứ ấn định thuế sẽ quy chuẩn hóa trong sổ tay những trƣờng hợp cụ thể nhƣ thế nào cần lập tờ trình báo cáo lãnh đạo bộ phận kiểm tra, lãnh đạo Cục Thuế biện pháp xử lý cũng nhƣ căn cứ xử lý gồm có: văn bản qui phạm pháp luật, quy định của các ban ngành, kiến thức thƣờng thức chung có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của đơn vị cần ấn định, lập các phiếu yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, thông báo làm việc trực tiếp đến các đơn vị, cá nhân có liên quan, hoặc lập biên bản làm việc ba bên giữa cơ quan thuế , Ngƣời nộp thuế và đơn vị thẩm định độc lập đƣợc chỉ định. Sau đó tổng hợp dữ liệu từ các thông tin, tài liệu thu thập đƣợc, phân tích qui đổi tƣơng đƣơng, rút ra kết luận.
- Cần xây dựng chế độ khen thƣởng, kỷ luật nghiêm minh nhằm nâng cao tinh thần làm việc của công chức làm kiểm tra thuế.
+ Xây dựng một cơ chế khuyến khích động viên bằng vật chất, tinh thần kịp thời, thiết thực cho công chức thuế nói chung và công chức kiểm tra nói riêng dƣới các hình thức nhƣ: tôn vinh danh dự; vật chất và kết hợp tôn
vinh danh dự và vật chất.
+ Đề cao và khen thƣởng kịp thời các sáng kiến góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thuế, đặc biệt là trong công tác kiểm tra thuế.
+ Công chức thuế gắn trực tiếp với quyền lực công, nguồn tài chính công và phải giải quyết các quyền, lợi ích, nghĩa vụ công dân, tổ chức nên họ thƣờng có khả năng lạm dụng quyền lực khi thực thi công vụ. Khi công chức có sai phạm thì phải chịu kỷ luật công vụ. Tuy nhiên, ngoài các quy định kỷ luật cán bộ, công chức đã đƣợc nêu trong luật cán bộ, công chức, ngành thuế nên bổ sung thêm một số hình thức kỷ luật hoặc xây dựng qui chế xử phạt đối với từng hành vi cụ thể nhƣ: vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm 10 điều kỷ luật ngành thuế, vi phạm luật cán bộ công chức...
4.2.2. Nâng cao chất lượng của hoạt động kiểm tra thuế
(1) Áp dụng khoa học, công nghệ thông tin trong việc tạo lập cơ sở dữ liệu Người nộp thuế:
- Dữ liệu hoàn chỉnh Ngƣời nộp thuế giúp cho việc tra cứu, phân tích rủi ro lập kế hoạch kiểm tra đạt hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí, thời gian… Cần cập nhật thông tin Ngƣời nộp thuế vào hệ thống máy tính Cơ quan thuế và phân quyền tra cứu phù hợp để đảm bảo yêu cầu công việc đồng thời đảm bảo bí mật thông tin Ngƣời nộp thuế theo qui định. Các thông tin cần cập nhật:
+ Thông tin về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế. + Thông tin về kết quả kinh doanh.
+ Thông tin về tình hình kê khai, nộp thuế. + Thông tin về tình hình nợ thuế.
+ Thông tin về việc chấp hành các quyết định kiểm tra về vi phạm pháp luật thuế.
+ Thông tin từ bên thứ ba liên quan đến Ngƣời nộp thuế nhƣ các ban ngành, sở, ngân hàng…
Để đạt đƣợc điều đó cần đẩy mạnh cung cấp dịch vụ cho Ngƣời nộp thuế, nâng cao năng lực xử lý thông tin của hệ thống ứng dụng CNTT
Nhanh chóng triển khai chuyển đổi kiến trúc hệ thống Ứng dụng Quản lý thuế sang xử lý dữ liệu tập trung TMS; Triển khai mở rộng hệ thống e-Tax service, thí điểm dịch vụ nộp thuế điện tử; Xây dựng và triển khai ứng dụng mới đáp ứng chính sách thuế mới nhƣ quản lý đất đai, bất động sản…; Triển khai diện rộng hệ thống ứng dụng tự động hóa văn phòng và các ứng dụng nội bộ ngành; Duy trì và nâng cấp hệ thống ứng dụng hiện có đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ mới; Lựa chọn đối tác và giải pháp ITAIS; Phát triển, nâng cấp hệ thống và chính sách an toàn, bảo mật.
(2) Nâng cao công tác phân tích, dự báo, thu thập thông tin trong việc xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng năm:
Việc phân tích rủi ro đóng vai trò quan trọng, tiết kiệm thời gian, chi phí, tránh dàn trải, lan man trong công tác kiểm tra. Công tác dự báo tập trung vào số thuế truy thu, chi phí kiểm tra và các hành vi gian lận, trốn thuế. Công tác thu thập thông tin từ bên ngoài sẽ xác định những trƣờng hợp Ngƣời nộp thuế gian lận, hạn chế những tác động xấu, hậu quả nghiêm trọng.
Cần tiếp tục xây dựng các chỉ tiêu phân tích để xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng năm một cách khoa học, hợp lý dựa trên các tiêu chí đánh giá mức độ rủi ro và tuân thủ pháp luật thuế của Ngƣời nộp thuế.
Xây dựng qui chế đối với việc lựa chọn Ngƣời nộp thuế vào danh sách kiểm tra thông qua việc thu thập thông tin ngoài. Hiện nay ngành thuế đang chú trọng vào việc lựa chọn theo tiêu chí phân tích rủi ro từ ứng dụng phân tích rủi ro TPR mà chƣa có những quy chế cụ thể đối với việc kiểm tra thông qua việc thu thập thông tin ngoài.
- Việc tạo cơ sở pháp lý để việc thu thập thông tin Ngƣời nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế vào kế hoạch kiểm tra nhƣ sau:
Đó là bổ sung vào qui trình kiểm tra trong bƣớc t , khai thác thông tin dữ liệu về Ngƣời nộp thuế các mẫu phiếu điều tra, thu thập thông tin, qui định về số lƣợng phiếu thu thập thông tin ban hành, biểu báo kết quả thông tin thu thập đƣợc, Mẫu biểu báo cáo các đơn vị đƣợc đƣa vào kế hoạch kiểm tra.
Bộ phận kiểm tra chủ động xây dựng kế hoạch thu thập thông tin từ việc phân công nhiệm vụ cho công chức đảm nhận từng công đoạn trong quá trình thu thập thông tin đảm bảo vừa hiệu quả vừa bí mật thông tin Ngƣời nộp thuế, Mẫu biểu báo cáo kết quả sau kiểm tra những đơn vị có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế đƣợc đƣa vào kế hoạch trong năm.
Xây dựng qui trình, phƣơng pháp phân tích rủi ro theo từng loại hình doanh nghiệp, qui mô doanh nghiệp, dự báo các dạng, hành vi gian lận, trốn thuế trong tƣơng lai là rất quan trọng trong công tác kiểm tra thuế. Phát hiện ngay các hành vi vi phạm để thực hiện xử lý là một trong những biện pháp phòng ngừa gian lận hữu hiệu. Khi phát hiện sớm các vi phạm thì các đối tƣợng sẽ không dám thực hiện hành vi vi phạm. Mặt khác, việc cảnh báo ngăn ngừa từ xa các vi phạm sẽ giúp Ngƣời nộp thuế chủ động tránh các vi phạm khi đã đƣợc cảnh báo các thiệt hại có thể xảy ra khi không tuân thủ pháp luật thuế, nhờ vậy mà hiệu quả kiểm tra thuế sẽ đƣợc nâng lên rõ rệt, Ngƣời nộp thuế có xu hƣớng tuân thủ nghĩa vụ thuế tốt hơn.
Công tác dự báo các hành vi gian lận còn cần dựa trên xu thế biến động tình hình thực tế của từng loại doanh nghiệp trong từng thời điểm và phƣơng pháp đặt câu hỏi thông qua lợi ích thu đƣợc của Ngƣời nộp thuế có thể có đƣợc trong lĩnh vực kinh doanh đó, so sánh với tỷ suất lợi nhuận theo báo cáo của Ngƣời nộp thuế. Từ đó sẽ kiểm soát đƣợc rủi ro của từng đối tƣợng nộp thuế.
Phân nhóm vi phạm của Ngƣời nộp thuế (theo sắc thuế hoặc theo các chuyên đề), phân tích xu hƣớng thay đổi các hành vi vi phạm qua từng năm và dự báo hành vi vi phạm mới để đề xuất các biện pháp kiểm tra cụ thể nhằm đối phó, xử lý triệt để, tăng tính răn đe, phòng ngừa các hành vi vi phạm về
thuế trong tƣơng lai. Đồng thời cần rà soát, kiến nghị bổ sung các chế tài xử lý vi phạm pháp luật thuế kịp thời đảm bảo mọi hành vi vi phạm mới xuất hiện đều có chế tài để xử lý.
(3) Tăng tỷ lệ Người nộp thuế được kiểm tra:
Khi tỷ lệ thấp, Ngƣời nộp thuế sẽ có tâm lý, xác suất kiểm tra rơi vào doanh nghiệp mình không cao, nên cứ việc kê khai, tính nộp thuế sai và khi hết thời hạn xử lý theo pháp luật là thoát. Do đó tỷ lệ Ngƣời nộp thuế đƣợc kiểm tra tăng cao sẽ nâng cao ý thức chấp hành của Ngƣời nộp thuế, tạo sự răn đe, phòng ngừa trên diện rộng.
Qui định về thời gian tái kiểm tra đối với Ngƣời nộp thuế. Đối với những Ngƣời nộp thuế qua kiểm tra mà không phát hiện vi phạm hoặc vi phạm không cố ý, vi phạm không ảnh hƣởng lớn đến số thuế phải nộp thì thời gian lâu hơn. Đối với Ngƣời nộp thuế có vi phạm lớn cần lập "danh sách đen" để giám sát việc chấp hành pháp luật thuế sau kiểm tra. Do đó hạn chế trong việc gây phiền hà, ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của Ngƣời nộp thuế.
(4) Xây dựng những chỉ tiêu định tính khi đánh giá kết quả kiểm tra:
Kết quả kiểm tra ngoài thể hiện ở những con số nhƣ số lƣợng Ngƣời nộp thuế đƣợc kiểm tra, số thuế truy thu, tiền phạt, giảm lỗ, giảm khấu trừ… còn thể hiện ở những chỉ tiêu nhƣ tỷ lệ tái vi phạm lỗi phát hiện qua kiểm tra, ảnh hƣởng của kết quả kiểm tra đối với cộng đồng Ngƣời nộp thuế, chính sách thuế và các lĩnh vực có liên quan thay đổi sau kiến nghị của kiểm tra… Những chỉ tiêu định tính này có tác động sâu rộng và quan trọng hơn so với các chỉ tiêu định lƣợng. Ngành thuế cần xây dựng các cơ sở dữ liệu trong việc đánh giá các chỉ tiêu này. Từ đó áp dụng và định hƣớng công tác kiểm tra theo hƣớng này nhằm đạt kết quả tốt.
Các chỉ tiêu định tính cần đƣợc xây dựng bao gồm:
- Phát hiện đƣợc nhiều hành vi, sai phạm nghiêm trọng ở các dạng khác nhau của Ngƣời nộp thuế qua kiểm tra.
- Mức độ tuân thủ các quyết định kết luận kiểm tra của Ngƣời nộp thuế tốt hơn sau kiểm tra. Sự biến chuyển ý thức tự tuân thủ nghĩa vụ thuế của Ngƣời nộp thuế tốt hơn trƣớc khi kiểm tra.
- Xu hƣớng thay đổi các hành vi sau kiểm tra: Giảm các hành vi vi phạm sau kiểm tra của Ngƣời nộp thuế; Giảm Ngƣời nộp thuế tái phạm sau kiểm tra; Ngƣời nộp thuế chấp hành tốt chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ sau kiểm tra.
- Nâng cao mức độ hài lòng của Ngƣời nộp thuế đối với công tác kiểm tra thuế của cơ quan thuế .
Hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả kiểm tra thuế cần đƣợc xây dựng theo quy mô, loại hình, ngành nghề kinh doanh của Ngƣời nộp thuế. Các Cơ quan thuế có điều kiện, địa bàn, Ngƣời nộp thuế khác nhau thì tiêu chí hiệu quả cũng sẽ phải khác nhau, không có một mức hiệu quả chuẩn chung cho toàn ngành thuế.
Khi đánh giá hiệu quả kiểm tra thuế, cần so sánh với tiêu chí tƣơng tự của các Cơ quan thuế địa phƣơng để thấy đƣợc tính hiệu quả kiểm tra thuế của mình trong tƣơng quan với các Cơ quan thuế có cùng quy mô, đặc điểm và so sánh với kết quả hiệu quả chung của kiểm tra thuế toàn ngành.
Cần xây dựng, thống nhất mẫu biểu báo cáo kết quả kiểm tra theo tiêu chí hiệu quả trong toàn ngành thuế, quy định chế độ báo cáo định kỳ chặt chẽ, hƣớng dẫn Cơ quan thuế địa phƣơng theo dõi, cập nhật kịp thời và phƣơng pháp tính toán các tiêu chí báo cáo nhằm đánh giá chính xác hiệu quả công tác kiểm tra thuế. Từ đó, rút kinh nghiệm, tổ chức hoạt động kiểm tra tốt hơn và tiếp tục hoàn thiện hệ thống các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác kiểm tra thuế.
(5) Tổ chức tốt công tác giám sát và xử lý sau kiểm tra:
- Về việc giám sát kiểm tra: Việc báo cáo tiến độ kiểm tra theo quy trình kiểm tra số 528, tuy nhiên, các trƣởng đoàn kiểm tra vẫn còn thực hiện
chƣa đúng tiến độ, chƣa đảm bảo về việc báo cáo chi tiết nội dung và tình hình kiểm tra tại trụ sở Ngƣời nộp thuế cũng nhƣ báo cáo về rủi ro và sai phạm phát hiện khi kiểm tra. Còn kiểm tra, do thời hạn thực hiện tại trụ sở Ngƣời nộp thuế chỉ kéo dài 05 ngày làm việc, dẫn đến việc báo cáo không kịp thời hoặc không báo cáo tiến độ kiểm tra. Do đó, việc giám sát quá trình kiểm tra chƣa đƣợc kịp thời, rõ ràng, cụ thể. Để chấn chỉnh kịp thời những bất cập trong hoạt động kiểm tra, ngành thuế cần sớm ban hành Qui chế giám sát hoạt động kiểm tra nhằm mục tiêu: đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lƣợng cuộc kiểm tra; đánh giá hoạt động của đoàn kiểm tra và ý thức chấp hành kỷ luật của thành viên Đoàn kiểm tra, nắm bắt kịp thời những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình kiểm tra để có biện pháp chấn chỉnh, giải quyết.
- Về xử lý sau kiểm tra: việc chấp hành quyết định xử lý của kiểm tra thuế hiện vẫn chƣa đƣợc đầy đủ và kịp thời. Vì vậy, Cơ quan thuế cần tổ chức tốt công tác theo dõi, đôn đốc đối tƣợng kiểm tra thực hiện nghiêm chỉnh các quyết định xử lý sau kiểm tra thuế. Những trƣờng hợp cố tình không thực hiện quyết định xử lý, cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan tổ chức cƣỡng chế thuế thực hiện các quyết định xử lý khi cần thiết đảm bảo pháp luật