Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác kiểm tra thuế trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 40)

5. Bố cục của luận văn

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng các phƣơng pháp nhiên cứu sau:

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp, nguồn số liệu đƣợc lấy từ phần mềm ứng dụng của Cơ quan thuế nhƣ:

- TPR: Chƣơng trình phân tích rủi ro Ngƣời nộp thuế - QLT: Chƣơng trình quản lý thuế

- QTT: Chƣơng trình phân tích tình trạng Ngƣời nộp thuế - TINC: Chƣơng trình quản lý thông tin về Ngƣời nộp thuế - QHS: Chƣơng trình quản lý hồ sơ

- QLAC: Chƣơng trình quản lý ấn chỉ - QLTN: Chƣơng trình quản lý thu nợ

- BCTC: Chƣơng trình phân tích Báo cáo tài chính

Thông qua hệ thống thông tin dữ liệu về Ngƣời nộp thuế của Cơ quan thuế và các kênh thông tin khác (từ các cơ quan hữu quan, đài, báo, internet...), tác giả đã thu thập, phục vụ nghiên cứu luận văn.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

Các tài liệu sau khi thu thập đƣợc tổng hợp bằng phần mềm Excel. Từ các số liệu thu thập đƣợc sẽ tiến hành phân tích, chọn lọc các yếu tố cần thiết để tổng hợp thành các số liệu hợp lý có cơ sở khoa học. Bao gồm:

- Phƣơng pháp phân tổ thống kê để hệ thống hóa và tổng hợp tài liệu theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu.

- Xử lý và tính toán các số liệu, các chỉ tiêu nghiên cứu đƣợc tiến hành trên máy tính bằng các phần mềm Excel.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

Các thông tin, số liệu sau khi đƣợc thu thập, tổng hợp sẽ đƣợc tác giả phận tích, đánh giá để rút ra kết luận.

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phƣơng pháp thống kê mô tả là phƣơng pháp nghiên cứu các hiện tƣợng kinh tế - xã hội vào việc mô tả sự biến động, cũng nhƣ xu hƣớng phát triển của hiện tƣợng kinh tế - xã hội thông qua số liệu thu thập đƣợc. Phƣơng pháp này cho phép các nhà nghiên cứu trình bày các dữ liệu thu đƣợc dƣới hình thức cơ cấu và tổng kết. Thống kê mô tả sử dụng trong nghiên cứu này để phân tích, mô tả dữ liệu bao gồm tần số, tỷ lệ, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Để làm rõ mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả sử dụng phƣơng pháp đối chiếu, so sánh số liệu thu thập đƣợc giữa các năm với nhau, cơ cấu giữa các chỉ tiêu trong cùng một năm để thấy đƣợc sự biến động tăng, giảm, mức độ ảnh hƣởng của các chỉ tiêu đến vấn đề nghiên cứu. Phƣơng pháp thống kê so sánh gồm cả so sánh số tuyệt đối và so sánh số tƣơng đối để đánh giá động thái phát triển của hiện tƣợng, sự vật theo thời gian và không gian

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng hệ thống các chỉ tiêu sau:

Các tỷ suất trong phân tích BCTC

- Hệ số thanh toán hiện hành: Cho biết khả năng của một công ty trong việc dùng các tài sản ngắn hạn nhƣ tiền mặt, hàng tồn kho hay các khoản phải thu để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình. Tỷ số này càng cao chứng tỏ công ty càng có nhiều khả năng sẽ hoàn trả đƣợc hết các khoản nợ. Tỷ số thanh toán hiện hành nhỏ hơn 1 cho thấy công ty đang ở trong tình trạng tài chính tiêu cực, có khả năng không trả đƣợc các khoản nợ khi đáo hạn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là công ty sẽ phá sản bởi vì có rất nhiều cách để huy động thêm vốn. Mặt khác, nếu tỷ số này quá cao cũng không phải là một dấu hiệu tốt bởi vì nó cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng tài sản chƣa đƣợc hiệu quả.

Tỷ số thanh toán hiện hành = (Tài sản ngắn hạn)/(Nợ ngắn hạn)

- Hệ số nợ: Tổng số nợ ở đây bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn phải trả. Chủ nợ thƣờng thích công ty có tỷ số nợ thấp vì nhƣ vậy công ty có khả năng trả nợ cao hơn. Ngƣợc lại, cổ đông muốn có tỷ số nợ cao vì nhƣ vậy làm gia tăng khả năng sinh lợi cho cổ đông. Tuy nhiên muốn biết tỷ số này cao hay thấp cần phải so sánh với tỷ số nợ của bình quân ngành. Tỷ số nợ càng thấp thì mức độ bảo vệ dành cho các chủ nợ càng cao trong trƣờng hợp doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản và phải thanh lý tài sản. Tỷ số nợ phụ thuộc rất nhiều yếu tố: loại hình doanh nghiệp, quy mô của doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, mục đích vay. Tuy nhiên thông thƣờng, ở mức 60/40 là chấp nhận đƣợc. Có nghĩa Hệ số nợ là 60% (Tổng tài sản có 100 thì vốn vay là 60).

Hệ số nợ = (Tổng nợ)/ (Tổng tài sản)

- Tỷ số khả năng trả nợ: Tỷ số này cho biết để chuẩn bị cho mỗi đồng trả nợ gốc và lãi, doanh nghiệp có bao nhiêu đồng có thể sử dụng đƣợc. Đây là chỉ tiêu mà các nhà đầu tƣ vào dự án của doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Nói chung đến thời điểm trả nợ, nếu K > 1 thì có thể nói là khả năng trả nợ củacông ty là khá tốt, về mặt lý thuyết hệ số này càng cao cho thấy khả năng trả nợ của doanh nghiệp các tốt. Tuy nhiên nếu hệ số này cao quá có thể cho

thấy thực trạng rằng việc quản lý và luân chuyển vốn lƣu động của doanh nghiệp là chƣa tốt.

Tỷ số khả năng trả nợ = (GVHB + Khấu hao + EBIT)/ (Nợ gốc + Chi phí lãi vay)

- Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA): Chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mà không quan tâm đến cấu trúc tài chính.

Chỉ số này cho biết công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng tài sản.

ROA = (Tổng LN sau thuế) / (Tổng tài sản)

- Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE): Cho biết cứ 1 đồng vốn chủ sở thì tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này phụ thuộc vào thời vụ kinh doanh. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào quy mô và mức độ rủi ro của công ty. Để so sánh chính xác, cần so sánh tỷ số này của một công ty cổ phần với tỷ số bình quân của toàn ngành, hoặc với tỷ số của công ty tƣơng đƣơng trong cùng ngành.

ROE = (lợi nhuận sau thuế)/(vốn chủ sở hữu)

- Tỷ suất lợi nhuận thuần: Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu thuần từ bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất này càng cao thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng cao.

TSLN thuần = (LN sau thuế) / ( Doanh thu thuần)

- Tỷ suất tự tài trợ: Hệ số này phản ánh tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Để xác định mức độ phù hợp về tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong trong nguồn vốn của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc rất lớn vào hoạt động và chính sách của từng doanh nghiệp cũng nhƣ từng ngành. Tỷ số này cao chứng tỏ khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp, nhƣng cũng cho thấy doanh nghiệp chƣa tận dụng đòn bẩy tài chính nhiều.

Tỷ suất tự tài trợ = (Nguồn vốn chủ sở hữu) / (Tổng tài sản) - Các tỷ suất hiệu quả hoạt động hay quay vòng

+ Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Hệ số vòng quay hàng tồn kho thƣờng đƣợc so sánh qua các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm. Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngƣợc lại, nếu hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp. Cần lƣu ý, hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh nên không phải cứ mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu. Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, vì nhƣ vậy có nghĩa là lƣợng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trƣờng tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Hơn nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngƣng trệ. Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng đƣợc nhu cầu khách hàng.

=

]

+ Hệ số quay vòng các khoản phải thu: Chỉ số vòng quay các khoản phải trả phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá thấp có thể ảnh hƣởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp.

. Nếu chỉ số Vòng quay các khoản phải trả quá nhỏ (các khoản phải trả lớn), sẽ tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanh khoản. Tuy nhiên, cũng cần lƣu ý việc chiếm

dụng khoản vốn này có thể sẽ giúp doanh nghiệp giảm đƣợc chi phí về vốn, đồng thời thể hiện uy tín về quan hệ thanh toán đối với nhà cung cấp và chất lƣợng sản phẩm đối với khách hàng.

Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu / bình quân các khoản phải thu + Hệ số quay vòng các khoản phải trả: Chỉ số vòng quay các khoản phải trả phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá thấp có thể ảnh hƣởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả năm nay nhỏ hơn năm trƣớc chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn và thanh toán chậm hơn năm trƣớc. Ngƣợc lại, nếu Chỉ số Vòng quay các khoản phải trả năm nay lớn hơn năm trƣớc chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn và thanh toán nhanh hơn năm trƣớc. Nếu chỉ số Vòng quay các khoản phải trả quá nhỏ (các khoản phải trả lớn), sẽ tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanh khoản. Tuy nhiên, cũng cần lƣu ý việc chiếm dụng khoản vốn này có thể sẽ giúp doanh nghiệp giảm đƣợc chi phí về vốn, đồng thời thể hiện uy tín về quan hệ thanh toán đối với nhà cung cấp và chất lƣợng sản phẩm đối với khách hàng.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƢƠNG

2.

3.1. Đặc điểm kinh tế, xã hội và tình hình phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng

3.1.1. Đặc điểm kinh tế, xã hội tỉnh Hải Dương

Hải Dƣơng là một tỉnh nằm ở đồng bằng sông Hồng, thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Việt Nam. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dƣơng nằm cách thủ đô Hà Nội 57 km về phía đông, cách thành phố Hải Phòng 45 km về phía tây. Phía tây bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía đông bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía đông giáp thành phố Hải Phòng và phía tây giáp tỉnh Hƣng Yên. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dƣơng hiện là đô thị loại 2. Hải Dƣơng có diện tích tự nhiên trên 1.662 km2, dân số trên 1,7 triệu ngƣời (năm 2012), có 12 huyện, thị xã, thành phố.

Tỉnh Hải Dƣơng hiện có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển về kinh tế. Hải Dƣơng là tỉnh nằm trong vùng thủ đô Hà Nội, trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, tâm của tam giác tăng trƣởng 3 cực phát triển Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long, nằm trong hành lang kinh tế kỹ thuật quốc gia và trên các hành lang giao thƣơng quốc tế, có lợi thế đa dạng về tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên du lịch, có hệ thống đô thị phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại… Hải Dƣơng đã tạo dựng đƣợc tiền đề để phát triển trong tƣơng lai.

Hệ thống giao thông thuận lợi, bao gồm các tuyến đƣờng quốc lộ, tuyến đƣờng sắt quốc gia, đƣờng thủy nội địa lớn. Hệ thống giao thông trên là điều kiện cho việc giao lƣu kinh tế từ trong tỉnh đi cả nƣớc và nƣớc ngoài thuận lợi. Tài nguyên thiên nhiên với trữ lƣợng lớn: Đá vôi xi măng, Cao Lanh, Bôxit ở Kinh Môn, đất Sét chịu lửa ở Chí Linh. Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại 1 và 2 nằm trên địa bàn tỉnh.

Hải Dƣơng có điều kiện thuận lợi để phát tiển kinh tế. Tầm nhìn tới 2030 và xa hơn (tới 2050): Xây dựng Hải Dƣơng trở thành vùng phát triển năng động và hiệu quả tỉnh công nghiệp hiện đại, mang tầm quốc gia và khu vực; Hình thành 3 khu vực và cụm động lực mạnh là Thành phố Hải Dƣơng - hành lang đƣờng 5, Chí Linh – Kinh Môn, cụm Thanh Miện và khu vực phía nam tỉnh; Đô thị hóa cao, hình thành hệ thống đô thị hiện đại và có bản sắc. Lộ trình phát triển nhƣ sau: thời kỳ 2010 – 2020: phát triển Hải Dƣơng thành tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại; Thời kỳ 2021 – 2030: tăng tốc, tăng trƣởng kinh tế cao, đô thị hóa mạnh; Thời kỳ 2031 – giữa thế kỷ: phát triển bền vững. Bên cạnh đó, số doanh nghiệp trên địa bàn lớn, nền kinh tế thế giới và trong nƣớc vẫn trong giai đoạn phục hội nên nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, ngừng hoạt động.

3.1.2. Khái quát về đặc điểm và tình hình phát triển các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương địa bàn tỉnh Hải Dương

3.1.2.1. Tình hình phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Từ những điều kiện thuận lợi trong việc phát triển kinh tế nêu trên cộng với sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nƣớc. Các thành phần kinh tế đều phát triển tăng trƣởng nhanh cả về số lƣợng và chất lƣợng cụ thể: Trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng số đơn vị, tổ chức thành lập mới và các doanh nghiệp chuyển đổi mô hình tăng lên rất nhanh, đến 31/12/2013 tổng số đơn vị, tổ chức theo các loại hình đã đƣợc cấp phép đăng ký kinh doanh và cấp mã số thuế đi vào hoạt động kinh doanh là 8.378 đơn vị trong đó số lƣợng doanh nghiệp đang hoạt động là 6.279 doanh nghiệp, tăng so với thời điểm năm 2010 là 2.460 đơn vị. Số doanh nghiệp đựơc cấp phép đăng ký kinh doanh và cấp mã số thuế trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng qua các năm từ năm 2010 đến năm 2013.

Bảng 3.1. Tổng hợp số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh qua các năm 2011-2013

STT Năm Số phát sinh trong năm

(doanh nghiệp) Số luỹ kế (doanh nghiệp) 1 2011 762 6680 2 2012 738 7418 3 2013 960 8378

Nguồn: Sở kế hoạch & đầu tư tỉnh Hải Dương

Đồng thời với sự gia tăng về số lƣợng là sự gia tăng về số thu ngân sách nhà nƣớc trong những năm quan từ trong toàn tỉnh Hải Dƣơng cũng gia tăng, đóng góp quan trọng cho ngân sách nhà nƣớc.

Bảng 3.2. Kết quả thu ngân sách nội địa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2013 Năm 2011 (nghìn đồng) Năm 2012 (nghìn đồng) Năm 2013 (nghìn đồng) So sánh (%) 2012/2011 2013/2012 5,167,806 4,596,500 5,467,190 88.35 118.94

Nguồn:Cục thuế tỉnh Hải Dương 3.1.2.2. Đặc điểm doanh nghiệp ảnh hưởng tới kiểm tra thuế

Từ các đặc điểm kinh tế của tỉnh, các doanh nghiệp ở Hải Dƣơng cũng thuộc nhiều thành phần kinh tế đa dạng, phức tạp. Trong tổng số các doanh nghiệp trên địa bàn Hải Dƣơng thì chiếm đa phần là các doanh nghiệp dân doanh. Loại hình doanh nghiệp này chủ yếu đi lên từ hộ cá thể, với qui mô kinh doanh nhỏ, ý thức tuân thủ pháp luật chƣa cao. Qua những năm đầu thực

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác kiểm tra thuế trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)