5. Bố cục của luận văn
1.3.2. Kinh nghiệm kiểm tra thuế ở cục thuế Hà Nội
Để hoàn thành nhiệm vụ chính trị, năm 2013 Cục Thuế TP Hà Nội đã xây dựng chƣơng trình kế hoạch thực hiện với 7 nhiệm vụ trọng tâm và 9 nhóm giải pháp, trong đó công tác kiểm tra thuế là giải pháp quan trọng đƣợc quan tâm hàng đầu.
Trong công tác kiểm tra, Cục Thuế TP Hà Nội đã hoàn thành 467 cuộc, thực hiện truy thu, truy hoàn và phạt 471 tỷ đồng; giảm thuế GTGT đƣợc khấu trừ 31,819 tỷ đồng; giảm lỗ DN đã kê khai 318,053 tỷ đồng; số tiền đã nộp vào NSNN là 278 tỷ đồng, số nợ đọng sau là 192 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 40,7% số phải thu.
Bên cạnh các nhiệm vụ chung theo kế hoạch Tổng cục Thuế giao, Cục Thuế TP Hà Nội đã tập trung triển khai các chuyên đề nhƣ: kiểm tra các DN cổ phần hóa và thoái vốn, hoàn thuế, đối chiếu chéo hóa đơn, kiểm tra chéo tại địa bàn… Theo đó, Cục Thuế TP Hà Nội đã chủ động bổ sung kế hoạch kiểm tra đối với 105 DN sắp xếp, đổi mới; Tiến hành kiểm tra tại 59 DN có phát sinh giao dịch liên kết, giảm thuế GTGT đƣợc khấu trừ 3,4 tỷ đồng, giảm lỗ 53,7 tỷ đồng, tăng thu cho ngân sách 81,8 tỷ đồng.
Để nâng cao chất lƣợng, số lƣợng các cuộc kiểm tra trƣớc và sau hoàn thuế, Cục Thuế TP Hà Nội đã triển khai kế hoạch kiểm tra hoàn thuế ngay từ đầu năm, đề ra các chỉ tiêu kiểm tra dứt điểm các hồ sơ hoàn thuế phát sinh năm 2013 trở về trƣớc; đối với hồ sơ phát sinh trong năm kiểm tra sau hoàn thuế đạt ít nhất 80% số hồ sơ phát sinh. Kết quả là, toàn Cục đã hoàn thành 54 cuộc kiểm tra hoàn trƣớc (đạt 149,5% so với cùng kỳ năm 2013), 190 cuộc kiểm tra sau hoàn (đạt 166,7% so với cùng kỳ năm 2013). Giảm số thuế đề
nghị hoàn 117,2 tỷ đồng, truy hoàn 6,7 tỷ đồng, kiểm tra sau hoàn thuế tại 91 doanh nghiệp.
Cục tiếp tục thực hiện 02 gói dữ liệu phân tích đối chiếu chéo tờ khai thuế GTGT. Từ tháng 6/2013 đến tháng 12/2013, tiến hành thông báo 2 đợt đến 12.966 DN đã thực hiện kế khai khấu trừ đầu vào bằng hóa đơn bất hợp pháp, số hóa đơn bất hợp pháp đƣợc phát hiện là 86.154, tổng số tiền thuế GTGT là 271,27 tỷ đồng, tƣơng ứng với 2.700 tỷ đồng tiền chi phí đã đƣợc hạch toán từ hóa đơn bất hợp pháp để các DN tự điều chỉnh.
Từ các kết quả đạt đƣợc trong công tác kiểm tra thuế tại Cục Thuế TP Hà Nội, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
Thứ nhất, công tác chỉ đạo điều hành phải thƣờng xuyên, sát sao và gắn với việc giám sát hoạt động kiểm tra.
Việc tuân thủ sự chỉ đạo điều hành và định hƣớng triển khai công tác thanh, kiểm tra thuế của Tổng cục Thuế theo ngành nghề, lĩnh vực có rủi ro cao về thuế. Đồng thời, phải có sự linh hoạt trong đề xuất bổ sung nhiệm vụ kiểm tra theo diễn biến rủi ro và khai thác tăng thu thực tế của DN theo từng ngành nghề, lĩnh vực ít bị ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế. Thƣờng xuyên báo cáo đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền xử lý kịp thời những vƣớng mắc về chính sách, chế độ trong quá trình kiểm tra. Đối với những trƣờng hợp quan trọng liên quan đến số thu lớn, các giao dịch mới phát sinh hoặc phức tạp chƣa có quy định cụ thể Cục Thuế đã tổ chức trao đổi lấy ý kiến của các bộ phận chuyên môn trong cơ quan, lãnh đạo cấp trên và các bên liên quan để tìm ra phƣơng án giải quyết phù hợp.
Thứ hai, coi trọng công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế và triển
khai phân tích sâu các dấu hiệu rủi ro tại trụ sở cơ quan thuế.
Đối với công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế, đƣợc triển khai bằng phƣơng pháp tính điểm rủi ro từ năm 2010 với 11 tiêu chí đến năm 2013 Cục Thuế TP Hà Nội đã sử dụng 45 tiêu chí. Điểm mới trong xây dựng kế
hoạch kiểm tra năm 2013 của Cục Thuế TP Hà Nội là giao cho 1 phòng kiểm tra chịu trách nhiệm đầu mối đánh giá điểm rủi ro cho 100% các DN hoạt động trên địa bàn Hà Nội. Sau khi sàng lọc rủi ro từ cao xuống thấp, danh sách ngƣời nộp thuế phân tích rủi ro đƣợc công khai, lấy ý kiến phản hồi từ bộ phận kiểm tra thuế, các chi cục thuế và các bộ phận kê khai kế toán thuế nhằm thu thập thêm thông tin, sàng lọc kỹ đối tƣợng kiểm tra. Khi đã lựa chọn kế hoạch kiểm tra, các đơn vị sẽ tiếp tục sử dụng dữ liệu tính điểm rủi ro để lựa chọn DN thuộc kế hoạch kiểm tra. Việc xây dựng kế hoạch đƣợc kết hợp giữa công nghệ thông tin với kinh nghiệm quản lý của cán bộ và thực hiện tập trung qua nhiều bƣớc giúp hạn chế tối đa việc lựa chọn DN vào kế hoạch kiểm tra.
Sau khi nhận kế hoạch đƣợc giao các phòng ban đã triển khai phân tích bƣớc 1 để rà soát toàn bộ kế hoạch kiểm tra dựa trên các tiêu chí chủ yếu nhƣ doanh thu, số lỗ phát sinh, số tiền hoàn thuế, ngành nghề kinh doanh, số năm chƣa đƣợc kiểm tra để tiếp tục định hƣớng trong công tác xây dựng và điều chỉnh kế hoạch.
Thứ ba, tăng cƣờng, chủ động phối hợp với các cơ quan điều tra.
Xác định đây là việc làm thƣờng xuyên và liên tục nên trong thời gian qua, Cục thuế TP Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan, đặc biệt là với công an trong việc xác minh điều tra các DN cố tình không kê khai, điều chỉnh các hóa đơn có dấu hiệu bất hợp pháp theo thông báo đối chiếu chéo hóa đơn của cơ quan thuế.
Thứ tư, tăng cƣờng công tác giám sát hoạt động kiểm tra thuế.
Việc làm này cần đƣợc thực hiện từ trƣớc khi ban hành quyết định kiểm tra cho tới khi kết thúc, lƣu hồ sơ, nhập báo cáo kết quả thực hiện và đôn đốc thu nộp sau kiểm tra thông qua hệ thống các biểu mẫu đƣợc chuẩn hóa.
Thứ năm, tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác
Việc ứng dụng công nghệ thông tin có ý nghĩa quan trọng giúp cho cán bộ thuế không mất nhiều thời gian chiết xuất dữ liệu về hồ sơ kế khai thuế của ngƣời nộp thuế mà tập trung vào đánh giá rủi ro. Đồng thời, xây dựng công cụ hỗ trợ cho công tác kiểm tra có hiệu quả nhƣ: phân loại nhóm DN có dấu hiệu rủi ro, nhóm DN trọng điểm, nhóm ngành nghề cần đi sâu phân tích. Khai thác từ hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý thuế các thông tin liên quan đến các khoản, mục nhiều khả năng xảy ra rủi ro…
Thứ sáu, tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ kiểm tra.
Xác định con ngƣời là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lƣợng của công tác quản lý thuế nói chung và các tác kiểm tra thuế nói riêng, do vậy việc nâng cao kỹ năng kiểm tra thuế, văn hóa công sở và cập nhật các kiến thức, nghiệp vụ, cơ chế chính sách mới cần phải tiến hành thƣờng xuyên thực hiện.
1.3.3. Bài học đối với Cục Thuế tỉnh Hải Dương
Để áp dụng đƣợc các kinh nghiệm tiên tiến trên của thế giới vào hoạt động kiểm tra thuế, ngoài việc hoàn thiện những điều kiện nội tại trong ngành thuế nhƣ: Xây dựng đƣợc một hệ thống quản lý thuế tƣơng đối hiệu quả, hiện đại trên tất cả các lĩnh vực quản lý thuế: các qui trình quản lý rõ ràng, đội ngũ nhân viên đƣợc đào tạo, hệ thống dịch vụ hỗ trợ đối tƣợng nộp thuế phát triển, các chế tài thƣởng phạt đầy đủ và đƣợc áp dụng có hệ thống, các hoạt động kiểm tra đƣợc lập kế hoạch và đặt mục tiêu đúng đắn, áp dụng các kỹ thuật kiểm tra tiên tiến, công nghệ thông tin hỗ trợ một cách hiệu quả, hoạt động của hệ thống quản lý thuế và đƣợc hiện đại hóa không ngừng… thì những điều kiện khách quan nhƣ trình độ dân trí, đặc biệt là ý thức tuân thủ tự nguyện của Ngƣời nộp thuế; tình hình kinh tế xã hội của đất nƣớc… cũng phải đạt đến một mức độ phát triển nhất định.
Qua nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức hoạt động kiểm tra thuế tại một số nƣớc, những nội dung có thể vận dụng để từng bƣớc hoàn thiện hoạt động kiểm tra của Việt Nam trong thời gian tới là:
- Các tổ chức kiểm tra đối tƣợng nộp thuế mới mới cần đƣợc cơ cấu theo hƣớng chuyên môn sâu, hình thành các bộ phận nhỏ chịu trách nhiệm một hoặc một vài khâu trong qui trình kiểm tra.
- Vấn đề chức năng điều tra tội phạm về thuế cũng cần đƣợc quan tâm khi số lƣợng Ngƣời nộp thuế gia tăng tới một mức nhất định và triển khai triệt để cơ chế tự khai, tự nộp thuế.
- Chuẩn hoá lực lƣợng kiểm tra cả về số lƣợng và chất lƣợng. Cán bộ kiểm tra thuế phải có trình độ chuyên sâu về chế độ chính sách thuế, về thủ tục hành thu, về kế toán, về kỹ thuật phân tích rủi ro và có tính chuyên nghiệp cao, có phẩm chất đạo đức tốt, sử dụng thành thạo các phƣơng tiện tin học vào công tác kiểm tra thuế.
- Xem xét, bổ sung các tiêu chí “vĩ mô” nhƣ xu hƣớng phát triển kinh tế, đặc tính ngành kinh tế khi phân tích, xác định rủi ro.
- Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ kiểm tra. Phần mềm hỗ trợ công tác kiểm tra phải mang tính bao quát toàn diện từ khâu thu thập cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp để phân tích, đánh giá, xác định mức độ rủi ro phục vụ cho việc kiểm tra các đối tƣợng nộp thuế.
- Vận dụng phƣơng pháp chọn xác suất một tỷ lệ nhất định để thực hiện kiểm tra ngẫu nhiên đối tƣợng nộp thuế.
- Áp dụng các chuẩn mực kiểm tra để nâng cao hiệu quả, hiệu lực kiểm tra thuế.
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu của đề tài, đó là đề xuất các giải pháp tăng cƣờng công tác kiểm tra thuế trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng, đề tài làm rõ và trả lời đƣợc các câu hỏi sau:
- Thực trạng công tác kiểm tra thuế trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng đƣợc diễn ra nhƣ thế nào?
- Yếu tố nào ảnh hƣởng tới công tác kiểm tra thuế trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng?
- Để hoàn thiện công tác kiểm tra thuế trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng cần triển khai đồng bộ những giải pháp nào?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng các phƣơng pháp nhiên cứu sau:
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp, nguồn số liệu đƣợc lấy từ phần mềm ứng dụng của Cơ quan thuế nhƣ:
- TPR: Chƣơng trình phân tích rủi ro Ngƣời nộp thuế - QLT: Chƣơng trình quản lý thuế
- QTT: Chƣơng trình phân tích tình trạng Ngƣời nộp thuế - TINC: Chƣơng trình quản lý thông tin về Ngƣời nộp thuế - QHS: Chƣơng trình quản lý hồ sơ
- QLAC: Chƣơng trình quản lý ấn chỉ - QLTN: Chƣơng trình quản lý thu nợ
- BCTC: Chƣơng trình phân tích Báo cáo tài chính
Thông qua hệ thống thông tin dữ liệu về Ngƣời nộp thuế của Cơ quan thuế và các kênh thông tin khác (từ các cơ quan hữu quan, đài, báo, internet...), tác giả đã thu thập, phục vụ nghiên cứu luận văn.
2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin
Các tài liệu sau khi thu thập đƣợc tổng hợp bằng phần mềm Excel. Từ các số liệu thu thập đƣợc sẽ tiến hành phân tích, chọn lọc các yếu tố cần thiết để tổng hợp thành các số liệu hợp lý có cơ sở khoa học. Bao gồm:
- Phƣơng pháp phân tổ thống kê để hệ thống hóa và tổng hợp tài liệu theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu.
- Xử lý và tính toán các số liệu, các chỉ tiêu nghiên cứu đƣợc tiến hành trên máy tính bằng các phần mềm Excel.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
Các thông tin, số liệu sau khi đƣợc thu thập, tổng hợp sẽ đƣợc tác giả phận tích, đánh giá để rút ra kết luận.
2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Phƣơng pháp thống kê mô tả là phƣơng pháp nghiên cứu các hiện tƣợng kinh tế - xã hội vào việc mô tả sự biến động, cũng nhƣ xu hƣớng phát triển của hiện tƣợng kinh tế - xã hội thông qua số liệu thu thập đƣợc. Phƣơng pháp này cho phép các nhà nghiên cứu trình bày các dữ liệu thu đƣợc dƣới hình thức cơ cấu và tổng kết. Thống kê mô tả sử dụng trong nghiên cứu này để phân tích, mô tả dữ liệu bao gồm tần số, tỷ lệ, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn.
2.2.3.2. Phương pháp so sánh
Để làm rõ mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả sử dụng phƣơng pháp đối chiếu, so sánh số liệu thu thập đƣợc giữa các năm với nhau, cơ cấu giữa các chỉ tiêu trong cùng một năm để thấy đƣợc sự biến động tăng, giảm, mức độ ảnh hƣởng của các chỉ tiêu đến vấn đề nghiên cứu. Phƣơng pháp thống kê so sánh gồm cả so sánh số tuyệt đối và so sánh số tƣơng đối để đánh giá động thái phát triển của hiện tƣợng, sự vật theo thời gian và không gian
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng hệ thống các chỉ tiêu sau:
Các tỷ suất trong phân tích BCTC
- Hệ số thanh toán hiện hành: Cho biết khả năng của một công ty trong việc dùng các tài sản ngắn hạn nhƣ tiền mặt, hàng tồn kho hay các khoản phải thu để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình. Tỷ số này càng cao chứng tỏ công ty càng có nhiều khả năng sẽ hoàn trả đƣợc hết các khoản nợ. Tỷ số thanh toán hiện hành nhỏ hơn 1 cho thấy công ty đang ở trong tình trạng tài chính tiêu cực, có khả năng không trả đƣợc các khoản nợ khi đáo hạn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là công ty sẽ phá sản bởi vì có rất nhiều cách để huy động thêm vốn. Mặt khác, nếu tỷ số này quá cao cũng không phải là một dấu hiệu tốt bởi vì nó cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng tài sản chƣa đƣợc hiệu quả.
Tỷ số thanh toán hiện hành = (Tài sản ngắn hạn)/(Nợ ngắn hạn)
- Hệ số nợ: Tổng số nợ ở đây bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn phải trả. Chủ nợ thƣờng thích công ty có tỷ số nợ thấp vì nhƣ vậy công ty có khả năng trả nợ cao hơn. Ngƣợc lại, cổ đông muốn có tỷ số nợ cao vì nhƣ vậy làm gia tăng khả năng sinh lợi cho cổ đông. Tuy nhiên muốn biết tỷ số này cao hay thấp cần phải so sánh với tỷ số nợ của bình quân ngành. Tỷ số nợ càng thấp thì mức độ bảo vệ dành cho các chủ nợ càng cao trong trƣờng hợp doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản và phải thanh lý tài sản. Tỷ số nợ phụ thuộc rất nhiều yếu tố: loại hình doanh nghiệp, quy mô của doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, mục đích vay. Tuy nhiên thông thƣờng, ở mức 60/40 là chấp nhận đƣợc. Có nghĩa Hệ số nợ là 60% (Tổng tài sản có 100 thì vốn vay là 60).
Hệ số nợ = (Tổng nợ)/ (Tổng tài sản)
- Tỷ số khả năng trả nợ: Tỷ số này cho biết để chuẩn bị cho mỗi đồng trả nợ gốc và lãi, doanh nghiệp có bao nhiêu đồng có thể sử dụng đƣợc. Đây là chỉ tiêu mà các nhà đầu tƣ vào dự án của doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Nói chung đến thời điểm trả nợ, nếu K > 1 thì có thể nói là khả năng trả nợ củacông ty là khá tốt, về mặt lý thuyết hệ số này càng cao cho thấy khả năng trả nợ của doanh nghiệp các tốt. Tuy nhiên nếu hệ số này cao quá có thể cho