Mô hình và cơ chế quản lý thuế

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác kiểm tra thuế trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 27 - 28)

5. Bố cục của luận văn

1.2.1. Mô hình và cơ chế quản lý thuế

- Cơ chế quản lý thuế: Tự kê khai, tự nộp thuế là cơ chế quản lý thuế trong đó Ngƣời nộp thuế căn cứ các qui định tại các Luật thuế tự xác định nghĩa vụ thuế của mình, kê khai các sắc thuế phải nộp, nộp tờ khai thuế và nộp thuế đúng thời hạn. Cơ quan thuế không can thiệp trực tiếp vào việc thực hiện nghĩa vụ thuế của Ngƣời nộp thuế mà có trách nhiệm tuyên truyền, hỗ trợ, hƣớng dẫn để Ngƣời nộp thuế hiểu rõ và tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế, đồng thời giám sát chặt chẽ việc tuân thủ nghĩa vụ thuế của Ngƣời nộp thuế và thông qua công tác kiểm tra để phát hiện, xử lý kịp thời, đúng đắn những hành vi gian lận, trốn thuế của Ngƣời nộp thuế .

Trong cơ chế tự khai, tự nộp thuế, Ngƣời nộp thuế phải hiểu biết đầy đủ về quyền và nghĩa vụ thuế của mình để tự kê khai, tự tính số thuế phải nộp theo đúng qui định của pháp luật, tự nộp tờ khai thuế và nộp thuế đúng hạn mà không cần sự xác nhận trực tiếp của cơ quan thuế. Cơ quan thuế với vai trò là ngƣời giám sát toàn bộ quá trình khai thuế, nộp thuế của Ngƣời nộp thuế thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý của mình.

- Mô hình quản lý thuế theo chức năng: Theo mô hình này cơ cấu bộ máy quản lý thuế gồm các bộ phận, mỗi bộ phận thực hiện một chức năng quản lý thuế cơ bản đối với hầu hết các loại thuế và đối với tất cả các đối tƣợng nộp thuế theo thẩm quyền đƣợc phân công. Các chức năng quản lý thuế cơ bản gồm: Tuyên truyền và hỗ trợ; xử lý tờ khai; quản lý nợ và cƣỡng chế thuế; thanh tra, kiểm tra thuế. Mô hình quản lý phù hợp với cơ chế Ngƣời nộp thuế tự khai, tự nộp.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác kiểm tra thuế trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)