7. Cấu trúc của khóa luận
3.2.1. Miêu tả diện mạo nhân vật
Bằng khả năng quan sát và ngòi bút tinh tế, Nguyễn Công Hoan đã vẽ lên một thế giới nhân vật độc đáo, hấp dẫn. Thế giới nhân vật ấy mang một diện mạo riêng khó lẫn phù hợp với bản chất, địa vị xã hội của chúng.
Khi miêu tả diện mạo nhân vật, Nguyễn Công Hoanthường sử dụng “công thức ngoại hình” với nguyên tắc vật hóa, đồ vật hóa, kết hợp thủ pháp cường điệu, phóng đại, so sánh. Vì vậy mà nhân vật của ông hiện lên vô cùng sống động, đậm chất trào phúng.
Những kẻ có quyền và lắm tiền: quan lại, tư sản ông chủ, bà chủ…hiện ra với diện mạo kì dị như những “phản thịt”, “phiến thịt”. Chẳng hạn vẻ ngoài
39
miệng nói ra một câu sáo rằng “nhờ bóng quan lớn” là ông tưởng ngay nó xỏ ông. Tức thì mặt bàn là một, mặt nó là hai, bị vả đôm đốp (…). Nguyên cái da mặt ông nhỏ, mà có lẽ vì ông béo quá nên lỗ chân lông căng ra, căng thẳng
quá, đến nỗi râu không có chỗ nào lách ra ngoài được” (Đồng hào có ma). Còn Nghị Trinh trong Hai thằng khốn nạnlại béo tới mức: “Mặt mũi phương
phi cổ rụt, bụng phệ, môi trễ mà không râu”.
Các nhân vật ông chủ, bà chủ tư sản cũng xuất hiện với vẻ ngoài to béo,
phì nộn điển hình của những kẻ bóc lột. Nhà tư sản trong Báo hiếu trả nghĩa
chađược miêu tả: “Cái bụng phưỡn ra, nấp trong bộ quần áo xếp nếp cứng
như cái hộp; tóc bóng mượt, nhẵn như cái gáo lĩnh úp trên đầu, không chịu kém vẻ đẹp với bộ ria sửa khéo như vẽ; miệng lúc nào cũng trực róe ra một chuỗi cười”.Hay cái béo ngốt người của một bà chủ giàu có dần hiện ra: “Béo đến nỗi hai má chảy ra, cổ rụt lại. Béo đến nỗi bụng sệ xuống. Béo đến nỗi
trông phát ngấy lên!” (Hai cái bụng).
Có thể thấy, béođã trở thành công thức “ngoại hình hóa” khi miêu tả diện mạo lũ quan lại, bọn tư sản, nhà giàu của Nguyễn Công Hoan. Bởi trong cảm quan nghệ thuật của ông đã làm quan thì nhất thiết phải “ăn bẩn” và đã “ăn bẩn” thì nhất loạt đều béo, béo tới mức dị hình, dị dạng “Ở đời này, bao nhiêu những anh béo, khỏe đều là những anh thích ăn bẩn cả” [12; 406].
Không chỉ béo tới mức dị hình, dị dạng, các nhân vật thuộc lớp nhà
giàu còn hiện lên với dáng vẻ thô kệch. Chân dung quan bà trong Đàn bà là
giống yếuđược tác giả vẽ: “Chỉ riêng bộ mặt cũng đủ long trọng. Người ta
tưởng chiếc bánh dày đám cưới, ở giữa đặt một quả chuối ngự và ngay đầu quả chuối nằm dài hai múi cà chua. Rồi khi hai múi cà chua tách ra để theo nhịp với cái mắt híp (…) thì ai cũng phải thấy một cái hố sâu thẳm, sâu như bụng đàn bà”. Chân dung ấy phù hợp với tâm địa của một người đàn bà hư hỏng, lăng loàn.Chồng bắt được quả tang ngủ với trai vẫn ngang nhiên nói với
40
chồng những lời lẽ trơ trẽn: “Tôi cứ nói. Rồi tôi đi khắp chỗ quen thuộc, bạn bè với ông, báo cho họ rằng: Mười mấy lần bà phủ ngủ với trai ngay trong buồng quan”.
Đối lập với vẻ ngoài béo tốt của quan lại và nhà tư sản là chân dung gầy gò, xấu xí, rách rưới của kiếp người nghèo khổ. Đó là hình ảnh thằng bé
ăn mày trong Bữa…no đòn: “Cái quần cháo lòng xắn lá tọa, ống cao ống
thấp, thì bở tơi, nhưng dày cộp những đất, bùn và ghét. Cái áo dài vải tây đen, nay chỉ giữ được màu nước dưa, thì ở lưng, vai, tay, ngực, bướp ra, mà năm khuy thì về hưu trí bốn”, “cái thân khẳng khiu, khô đét”, “đầu nó chỉ còn hình cái sọ cắm trên cái cổ dai ngoách, mà luồng gân kheo khư kéo nổi lên, mấp mô như thớ chiếc kẹo kéo. Da mặt bọc ít thịt quá, thành ra thừa nhiều, nó nhăn nheo lại, mà những đường nhăn chi chít như vệt rạn của men cái lọ cổ. Tóc nó chịu nằm ẹp trên đầu, không dậy được, như những ngọn lúa bị bão, mà chảy cả xuống, quắt vào trán, vào ngáy, vào mang tai” [223].
Bức chân dung của thằng ăn mày trong truyện Hai cái bụngcòn xấu xí,
đáng sợ hơn: “Nó có một cái sọ không đếm được tóc. Không biết hương hỏa của cha mẹ đã làm cho cả da chỗ ấy nhẵn thín, bóng lộn, đỏ đòng đọc như cái mụn đương loét”, “mắt đâu có thứ mắt xung quanhlà một hình bầu dục, vẽ bằng vành thịt trơ đỏ lầy nhầy, lúc nào cũng ứa ra một dòng nước vàng và giữa thì lờ đờ một hột nhãn, thứ hột nhãn non choèn, vàng ễnh. Còn cái miệng thì nó dô ra như miệng khỉ, hai hàm răng to tướng, lúc nào cũng cầm cập hục hặc với nhau”, “những thứ quần áo nó mang vào người chỉ có mục một mục đích là che thân nó không kín. Chắc là những thứ giẻ khươm mươi niên, người ta vứt đi, vì bợt quá. Nhưng nay nó buộc miếng nọ với miếng kia, díu mảnh này vào mảnh khác, và vì dùng lâu ngày, nên cũng dày thêm bằng mồ hôi, quện với ghét, và bụi” [520].
41
Sự đói khát, rách rưới đến thê thảm của người ăn mày trong truyện
Răng con chó nhà tư sảnđược tác giả miêu tả: “Người ấy đội cái nón toạc
tung cả cạp, đã đóng khố, lại mặc cái áo rách cụt cả tay. Thành ra bốn chân tay khẳng khiu, đen thui thủi, dài ngoằng ngoẵng”. Cái đói, cái khát càng hiện diện lên rõ nét hơn qua chi tiết tả cảnh thằng người nhìn vào đĩa cơm của con chó nhà giàu kia “nước dãi chảy ròng ròng, nuốt không kịp”
Thể loại truyện ngắn không cho phép để nhà văn miêu tả cặn kẽ ngoại hình nhân vật. Vì vậy, Nguyễn Công Hoan thường chọn một số chi tiết tiêu biểu, tập trung bút lực đặc tả, tạo ra những chân dung chứa đựng tâm lí bên
trong. Ví dụ như chân dung quan bà trong Một tấm gương sáng,một góa phụ
“đoan chính” được hiện lên qua hình ảnh “cặp môi đỏ nẫn” và “cái ngực đầy lù lù nóng hổi”. Nguyễn Công Hoan không cần tả nhiều, chỉ bằng hai bộ phận trên cơ thể của góa phụ này cũng đủ để người đọc biết được bà ta có đoan chính thật hay không. Quả nhiên, cặp môi ấy, bộ ngực ấy đã từng bước đưa bà thoát khỏi sự nghèo thành bà Phủ, được nhận tấm bằng “Tiết hạnh khả phong”. Hay như Nguyệt – một cô gái dâm đãng hiện ra với “cái bụng to bằng
cái trống” (Oẳn tà rroằn)…
Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan được khắc họa theo “công thức ngoại hóa” và đều được vật hóa với những chi tiết điển hình nhưng nhờ vào thủ pháp cường điệu, phóng đại, so sánh mà mỗi nhân vật lại
mang một nét riêng biệt, độc đáo. Bà chủ trong Phành phạch giống như “một đống trăn, ba cái trăn cuộn lại với nhau”, người ăn mày trong Răng con chó
nhà tư sản lại giống “một vật gì đen đen, lù lù”. Có kẻ béo mang dáng vẻ đần
ngốc “cổ rụt, bụng phệ, môi trề” (Hai thằng khốn nạn), có kẻ béo lại thể hiện sự vênh vang tự đắc “bụng phưỡng ra” (Báo hiếu trả nghĩa cha)…
Như vậy, với cách thức miêu tả độc đáo, Nguyễn Công Hoan đã khắc họa thành công những bức chân dung sinh động, đặc sắc về thế giới nhân vật
42
trong truyện ngắn của mình. Nhân vật của ông đều mang diện mạo sân khấu. Béo tới mức phát ngấy, phát tởm và gầy gò, xấu xí tới mức dị dạng. Đây là diện mạo phù hợp với bản chất xã hội của nhân vật.Vẻ ngoài béo tốtphù hợp với bản chất“ăn bẩn”, “ăn cắp” và “bóp nặn” nhiều của bọn có quyền và lắm tiền. Còn vẻ gầy gò, xấu xí lại phù hợp với sự nghèo đói, rách rưới của những kiếp người dưới đáy xã hội.