Nghệ thuật xây dựng tình huống

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn nguyễn công hoan (Trang 40 - 44)

7. Cấu trúc của khóa luận

3.1.Nghệ thuật xây dựng tình huống

Nếu như cấu tứ, mạch cảm xúc là điểm tựa để người đọc khám phá, tìm hiểu một bài thơ thì tình huống chính là yếu tố tạo bất ngờ và làm nên nét độc đáo cho truyện ngắn.

Tình huống chính là toàn thể những sự việc xảy ra tại một nơi, trong một thời gian hoặc một địa điểm nào đấy, buộc người ta phải suy nghĩ, hành

động, đối phó, chịu đựng (Từ điển tiếng Việt).

Đối với tiểu thuyết, nhân vật được đặt trong những môi trường và hoàn cảnh khác nhau cho nên có nhiều tình huống, mâu thuẫn, xung đột cần giải quyết. Trong truyện ngắn thường xoay quanh một tình huống nhất định. Nó là hoàn cảnh có vấn đề mà tác giả đặt nhân vật vào, để nhân vật được thử thách, suy nghĩ, hành động và bộc lộ tâm trạng, tính cách, đưa truyện lên cao trào, thể hiện tư tưởng của tác phẩm.Vì thế, xây dựng tình huống là nhiệm vụ tất

yếu, trở thành nơi thử thách tài năng của nhà văn. Trong bài viết Truyện ngắn

35

Mạnh nhấn mạnh:“Quan trọng nhất của truyện ngắn là tạo ra một tình huống nào đấy, từ tình huống ấy làm nổi bật một bản chất, tính cách nhân vật hoặc bộc lộ một tâm trạng”.

Sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc của truyện ngắn không chỉ ở cốt truyện li kì, diễn biến gay cấn mà quan trọng là việc nhà văn sáng tạo ra tình huống như thế nào? Vì vậy, mỗi nhà văn khi nghiên cứu và sáng tác đều chú ý sáng tạo ra tình huống truyện theo phong cách, cảm quan riêng. Cùng viết về người nông dân, Nam Cao đặt nhân vật vào tình cảnh đói khát, cùng cực, vì

miếng ăn mà mất đi danh dự, lòng tự trọng (Một bữa no); Kim Lân trong Vợ

nhặt lại xây dựng tình huống độc đáo khác, giữa lúc cái đói khủng khiếp bao

trùm khắp nơi, có người con gái theo cu Tràng về làm vợ bằng lời bông đùa và mấy bát bánh đúc.

Nguyễn Công Hoan là nhà văn có con mắt sắc sảo và tinh nhạy khi khám phá, phát hiện ra những tình huống gây cười, mâu thuẫn hài hước ở các sự vật, hiện tượng xung quanh. Trong các tác phẩm, ông đã sáng tạo ra những

tình huống nhằm lật tẩy, bóc trần mặt nạ của nhân vật. Truyện Báo hiếu trả

nghĩa cha,Báo hiếu trả nghĩa mẹlà tình huống đối lập giữa vẻ ngoài chí hiếu

với bản chất đại bất hiếu. Ông chủ hãng ô tô con Cọp giàu có mời khách đến nhà trong ngày giỗ cha để được danh là “hiếu tử”, nhưng lại mắng mỏ, đuổi mẹ ra ngoài đường lúc trời mưa giá rét. Nực cười ở chỗ, khi mẹ còn sống thì đối xử tệ bạc như vậy, nhưng khi mẹ chết lại làm đám ma rất linh đình. Đám ma càng to bao nhiêu, càng chứng tỏ sự bất hiếu của hắn bấy nhiêu. Nó không còn là báo hiếu nữa, mà là đại bất hiếu. Hai tác phẩm như tấn hài kịch khiến người đọc xót xa, thương cảm.

Tác phẩm Hai cái bụng miêu tả sự đối lập giữa hai nhân vậtthuộc hai

tầng lớp khác nhau, một là con người nghèo khổ, một là kẻ giàu có. Thật trớ trêu, khi thằng ăn mày sắp chết đói “Tai nó ù, mắt nó hoa. Nó nằm vật ở lề

36

đường. Miệng nó há hốc ra vì đói”, thì kẻ giàu có lại phát ốm vì ăn quá no, tìm hết thầy này đến thầy kia, uống hết thuốc này đến thuốc nọ mà không khỏi. Một người chỉ thèm “được ăn”, còn một kẻ lại thèm “ăn được”. Ý nghĩa tố cáo bản chất xã hội đầy bất công của truyện là ở chỗ đó.

Truyện Một tấm gương sánglà tình huống đối lập giữa vẻ đạo đức bên

ngoài với sự vô đạo đức bên trong. Bề ngoài, quan bà tỏ ra là một người vợ thủy chung, thủ tiết thờ chồng. Sự thực thì hoàn toàn ngược lại. Để được danh

hiệu “tiết hạnh khả phong”,bà đã qua lại với nhiều ông quan có thế lực. Qua

tình huống này, bản chất giả dối, dâm đãng của nhân vật quan bà đã bị lật tẩy. Hay tình huống đối lập giữa mục đích bề ngoài có vẻ như rất thoải mãi, vui vẻ của việc tổ chức đi xem bóng đá. Nhưng thực chất là cả một tai họa ghê gớm đối với người dân nghèo, suốt năm suốt tháng đầu tắt mặt tối, làm lụng vất vả, khiến cho kẻ thực hiện phải dùng đến biện pháp cưỡng bức hùng

hổ và quyết liệt nhất (Tinh thần thể dục).

Nguyễn Công Hoan còn đặt nhân vật vào những tình huống oái oăm, bất ngờ, trái với lẽ thường, có khi được đẩy đến mức phi lí để chúng tự phơi

bày bản chất, bộ mặt thật của mình. Trong Mất cái ví, nhà văn đã tạo ra hình

huống trái với lẽ thường. Đứa cháu quý hóa vì sợ tốn kém đã diễn trò mất ví để đuổi khéo cậu về. Hành động đó cho thấy ông Tham tuy có học nhưng lại cư xử như một người vô học. Dường như mọi giá trị đạo đức trong con người ông ta đã bị đồng tiền làm cho tha hóa, biến chất.

Truyện Ngựa người và người ngựalà tình thế oái oăm của hai nạn

nhân trong xã hội thành thị ngày trước. Đêm cuối năm, anh phu xe vẫn cố chở cô gái điếm để kiếm mấy hào ăn tết, còn cô gái điếm cũng dựa vào anh phu xe với hi vọng sẽ kiếm được khách. Đến tận cùng khốn quẫn, vì chẳng có khách nào gọi, không có tiền nên cô gái buộc phải lừa anh phu xe, người cùng cảnh khổ với mình. Tiếng cười rơi nước mắt về thân phận bi thảm của “con người

37

ngựa” và “con ngựa người” được bật ra từ chính tình huống oái oăm này, bi thảm này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong Đồng hào có ma,tác giả xây lại dựng tình huống thật bất ngờ.

Quan huyện với dáng vẻ đầy uy nghiêm, oai vệ khiến người đến trình quan phải run sợ lại có hành động của một thằng ăn cắp: “cúi xuống thò tay nhặt đồng hào đôi sáng loáng, thổi những hạt cát nhỏ ở giầy dính vào, rồi bỏ tọt vào túi”. Hành động này đúng với bản chất của tên quan “ăn bẩn”, không từ thủ đoạn nào để bóp nặn tiền bạc của dân nghèo.

Thế là mợ nó đi Tây là một tình huống đầy nghịch lí. Chồng ra sức làm

lụng nuôi vợ ăn học, cho vợ đi Tây tới mức bị ho lao. Người vợ viết thư nhớ thương da diết nhưng đã định bụng không trở về từ lúc bước chân xuống tàu ra nước ngoài học.

Ở tác phẩm Kép Tư Bền, Nguyễn Công Hoan còn sử dụng những chi

tiết, sự kiện tạo nên tình huống độc đáo để làm nổi bật hoàn cảnh đối nghịch. Nhân vật Tư Bền rơi vào hoàn cảnh éo le, nghiệt ngã, không được quyền lựa chọn. Trong khi người cha thân yêu đang hấp hối ở nhà thì anh buộc phải ra sân khấu làm trò cười mua vui cho thiên hạ. Trớ trêu hơn, khi anh đứng “thần người ra như phỗng” vì lo lắng cho cha, thì khán giả lại tưởng anh muốn pha trò nên càng vỗ tay tán thưởng. Chính vì thế, khi truyện kết thúc cũng là lúc tiếng cười chua chát, đầy tính bi hài bật ra cùng với những giọt nước mắt cảm thương cho thân phận người nghệ sĩ nghèo.

Bên cạnh đó, tác giả còn tạo ra hàng loạt những tình huống oái oăm, nghịch lí đến khó tin khác như: Bị một trận đòn nhừ tử, thừa sống thiếu chết

chỉ vì ăn trộm hai xu bún riêu (Thằng ăn cắp), hai cái răng con chó đánh đổi cả mạng người (Răng con chó nhà tư sản), bị đánh cho tơi tả vẫn cố nhai và nhuốt những miếng khoai cắn dở dang (Bữa…no đòn), hay một người bán

38

con khốn khổ phải bỏ chạy khi kẻ mua người khốn nạn định bớt thêm mấy xu

nữa chỉ vì trên người đứa trẻ có “nhiều nốt ruồi” (Hai thằng khốn nạn)…

Như vậy, tình huống là khâu then chốt trong việc tổ chức truyện ngắn. Từ tình huống truyện, nhà văn làm nổi bật tính cách, bản chất nhân vật và tư tưởng tác phẩm. Mỗi truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan là một tình huống đặc sắc, một cảnh tượng, tình thế mâu thuẫn đầy tính hài hước, phản ánh hiện thực xã hội đương thời nhưtấn trò đờiđầy nhố nhăng, đồi bại. Điều đó chứng tỏ vai trò quan trọng của tình huống đối với việc khắc họa nhân vật trong truyện ngắn của ông. Nó làm cho thế giới nhân vật hiện lên một cách sinh động, hấp dẫn hơn.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn nguyễn công hoan (Trang 40 - 44)