Ngôn ngữ trong sáng, giản dị, bình dân

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn nguyễn công hoan (Trang 49 - 51)

7. Cấu trúc của khóa luận

3.3.1.Ngôn ngữ trong sáng, giản dị, bình dân

Nguyễn Công Hoan viết: “Tôi kinh nghiệm rằng khi văn chương mà viết đúng tiếng nói và lối nói của dân tộc thì nó hay, nó đứng vững mãi” [11; 118].

44

Văn Nguyễn Công Hoan là thứ văn trong sáng, giản dị. Ông là người có ý thức phát huy khả năng diễn tả của tiếng nói dân tộc. Đó không phải là ngôn ngữ củanhững nhân vật “chàng”, “nàng” thuộc tầng lớp trí thức trưởng giả trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn mà là ngôn ngữ trong sáng theo lối bình dân. Ông đưa hẳn tiếng nói hằng ngày của những bố cu, mẹ đĩ, phu xe, lính tráng, chị vú, con sen, thằng ăn cắp, ăn mày, những bà hàng bán bún riêu…vào truyện ngắn của mình.

Trong tác phẩm Tinh thần thể dục, người đọc dễ dàng nhận thấy ngôn

ngữ chân chất, giản dị của chị nhà quê nói với ông Lí: “Lạy thầy, nhà con thì chưa cất cơn, mấy lại sợ thầy mắng chửi, nên không dám đến kêu (…). Thưa thầy, từ đây lên huyện, những chín cây – lô – mếch, sợ nhà con đi nắng thì cảm, thì phải lại thì oan gia”.

Còn đây là ngôn ngữlính tráng: “Nói nôm na, chú Ván – cách cũng muốn chim chị Tam đáo để. Có bận chú định ngồi trong mành mành, ví cho chị Tam một câu rõ hay. Giá chú biết làm thơ, làm văn thì hẳn đã nghĩ được một bài trường thiên rõ dài để tặng! Khốn nhưng chú chỉ quen thói tộp ngực lần lưng dân, cho nên chỉ học được mốt chim gái của bạn đồng nghiệp, thẳng như nòng súng, là giữ nón, chắn đường, hoặc nắm cổ tay mà bắt nói một câu: - Van nhà, nhà buông em ra!

Nhưng mà người anh em chỉ dám “tiểu đi” thế thôi, chứ mà thầy quản đồn này nghiêm khắc lắm, lỡ chú bị “lập gioòng”, hoặc bị tai thì phải biết! Cho nên, lắm lúc gặp cơ hội tốt, mà chú nghĩ đến hình phạt nhà binh, chú

đành phải “đêm mi tua” ngay!” (Thật là phúc).

Đến ngôn ngữ kính cẩn, thưa gửi của chị vú, con sen: “Lạy bà, anh đòi

tụt xuống nghịch mèo…Con không cho thì anh khóc” (Quyền chủ), “Dạ, thưa cô, bà sai con đi mua hạt tiêu” (Thanh! Dạ!), “Lạy ông bà, chúng con có biết

45

cái ví tiền của ông mặt ngang mũi dọc thế nào, thì chúng con cứ chết một đời

cha, ba đời con!” (Mất cái ví)…

Hay ngôn ngữ đầy thương cảm của thằng bé ăn mày: “Cắn cỏ lạy bà,

con đói khát, bà làm phúc thí bỏ cho con đồng cơm bát cháo.” (Thằng ăn

cắp), “Lạy cụ, lạy ông, lạy bà, thí bỏ cho con lưng cơm bát cháo! (…) Giầu

hai con mắt, đói khó hai bàn tay, con kên van cửa ông cửa bà, thí bỏ cho con

bát cháo lưng hồ!” (Cái vốn để sinh nhai).

Trong Thế cho nóchừa là ngôn ngữ của bà bán bún riêu: “Ba mươi sáu

cái nõn nường! Mỗi bát mấy đồng xu của người ta đấy! Thôi đi! Dơ!”; cô bán bánh đúc: “Chưa bán mở hàng đấy! Khỉ ạ!”.

Nhìn chung, ngôn ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan không hề cầu kì, kiểu cách mà rất giản dị, trong sáng. Đó là thứ ngôn ngữ ta nói hằng ngày, gần gũi với đời sống của quần chúng nhân dân.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn nguyễn công hoan (Trang 49 - 51)