7. Cấu trúc của khóa luận
3.2.2. Miêu tả hành động nhân vật
Khi khắc họa nhân vật, Nguyễn Công Hoan không chỉ dừng lại ở việc miêu tả diện mạo mà ông còn tập trung ngòi bút vào miêu tả hành động. Hành động không chỉ là yếu tố quan trọng để bộc lộ tính cách nhân vật mà còn là yếu tố không thể thiếu thúc đẩy diễn biến của cốt truyện trong tác phẩm.
Hành động của nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan thường gọi là hành động lật tẩy, hành động lộn trái. Đó là hành động giàu kịch tính, luôn tạo sự bất ngờ cho người đọc. Sử dụng biện pháp tương phản, tăng cấp trong miêu tả hành động nhân vật, nhà văn đã dựng lên nhiều bức tranh sinh động về con người và xã hội đương thời.
Ở truyện Oẳn tà rroằn, nhân vật Nguyệt, một cô gái lẳng lơ, đĩ thõa,
lúc nào cũng thề bồi chung thủy, trinh tiết nhưng hành động lại hoàn toàn ngược lại. Cô ta chung chạ, lăng nhăng với bao thằng đàn ông đến nỗi không biết cha đứa bé trong bụng là con của ai. Hay một ngườivợ tỏ lòng biết ơn công lao, sự hi sinh của chồng bằng hành động bỏ chồng, bỏ con chạy theo
cuộc sống giàu sang (Thế là mợ nó đi Tây). Hành động hèn hạ, bỉ ổi của ông
Tham, đánh đập, ép vợ đi ngủ với quan trên để được thăng quan tiến chức
(Xuất giá tòng phu)…
Trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, hành động của nhân vật đều rất phù hợp với bản chất của chúng. Chẳng hạn, lũ quan lại, bọn tư sản, nhà giàu có chức có quyền thì hành động đều bẩn thỉu, bỉ ổi. Đó là hành động của
43
huyện Hinh giẫm chân lên đồng hào đôi của con mẹ Nuôirơi dưới đất
trongĐồng hào có ma.Hành động dựng chuyện mất cắp giày của thầy trò cụ Chánh Bá trong Cụ Chánh Bá mất giày. Hay hành động nhẫn tâm của nhà tư sản trong tác phẩmRăng con chó nhà tư sản. Hắn sẵn sàng đâm chết một
mạng người vì mấy cái răng của con vật.
Truyện Mất cái ví là hành động bỉ ổi của ông Tham, tự giấu ví của
mình rồi bày trò mất cắp để cậu lần sau không ra chơi nữa. Hành động mắng mỏ, đuổi mẹ ra khỏi đường trong ngày giỗ cha của ông chủ hãng ô tô con
Cọp (Báo hiếu trả nghĩa cha). Hành động đớn hèn của một ông Phán, lấy trộm tiền công của đầy tớ (Thằng Quýt).
Có thể thấy, Nguyễn Công Hoan miêu tả hành động như một thủ pháp làm tăng tính trào phúng bộc lộ rõ hơn bản chất đáng cười của đối tượng. Mỗi truyện ngắn của ông đều giống như những màn kịch ngắn diễn ra trong một không gian hẹp, ở một tình huống điển hình với hành động rất đặc trưng. Qua đó tính cách và bản chất nhân vật được lật tẩy, phơi bày.