Nhân vật trẻ em

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn nguyễn công hoan (Trang 34 - 40)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.3.Nhân vật trẻ em

Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan gồm nhiều loại người, hạng người ở mọi tầng lớp, độ tuổi khác nhau. Sự góp mặt của những đứa trẻ đáng thương, vô tộicàng làm cho thế giới nhân vật thêm sinh động, hấp dẫn.

Nhân vật trẻ em trong các sáng tác của Nguyễn Công Hoan là những

em bé gái đi ở, làm thuê (Quyền chủ, Phành phạch, Thanh! Dạ!); thằng bé ăn mày, ăn cắp(Thằng ăn cướp, Cái vốn để sinh nhai, Bữa no…đòn, Thằng

ăn cắp…). Những đứa trẻ này dường như vừa sinh ra đã bị đẩy vào lớp người

dưới đáy. Chúng không có tuổi thơ, không người thân thích. Cuộc đời chúng là chuỗi ngày khổ cực, đầy đau thương.

Viết về nhân vật trẻ em, Nguyễn Công Hoan thường sử dụng cách giới thiệu trực tiếp để nhân vật xuất hiện ngay phần mở đầu của tác phẩm, đặt chúng vào hoàn cảnh gay cấn, đối lập. Đó là tình cảnh của con Đỏ trong

Quyền chủ. Nó rơi vào tình huống hết sức trớ trêu: ông chủ mới mua một con

29

đừng để mèo đi mất. Nhưng cậu chủ lại thích thú, đòi mẹ cho chơi với mèo bằng được. Chiều con, bà thả mèo ra và không may để xổng mất. Sợ ông nên bà đổ tội cho con Đỏ. Vì thế, nóbị ông chủ mắng chửi, đánh túi bụi. Con béphải đứng hàng nửa giờ đồng hồ trên gác sân dưới cái nắng như thiêu như đốt để gọi mèo về. Khi con vật đã vào cũi thì “mặt nó chín nhừ ra. Nó choáng váng đầu óc. Nó như bị cảm nắng”.

Truyện Thanh! Dạ! là cảnh đáng thương của một bé gái khác. Ngay

mở đầu tác phẩm, người đọc đã được tiếp nhận một cặp từ gọi – đáp: - “Thanh!”

- “Dạ” !

Thanh ở đây chính là đứa bé đi ở. Nó xuất hiện trước người đọc không phải bằng hình hài mà bằng âm thanh. Đó là tiếng gọi của chủvà tiếng đáp lại của nó. Tiếng gọi đáp ấy được lặp lại với tần số dày đặc, liên tiếp (10 lần) trong khoảng thời gian bó hẹp hai tiếng đồng hồ. Cùng với tiếng gọi đáp là những câu sai khiến ngày càng nhiều của các cô, cậu chủ. Trong khi các cô tíu tít chuẩn bị cho chuyến đi chơi, thì con bélại tối tăm mặt mũi với cả đống công việc: gánh nước cho bà chủ, đi mượn tiểu thuyết cho cô này, mua hạt điều cho cô kia, nước đá cho cậu này, ô mai cho cô kia…Mỗi người sai một việc. Nó chưa làm xong việc này đã bị gọi đi làm việc khác “nhao nhao mỗi người một điều. Nó chẳng nghe ra sao cả. Mà hễ bước một bước, thì lại bị

gọi”. Hành động sai bảo diễn ra liên tục, không có điểm dừng làm con Thanh

chạy tới chạy lui, không có phút nghỉ ngơi. Nó quay cuồng tất bật phục vụ mọi người,chưa kịp đi gánh nước (việc bà chủ giao từ sáng) nên phải chịu cơn tam bành của bà: “…tay cầm thanh củi, trỏ vào thạp nước, trợn tròn mắt, rồi phang vào đầu, vào mặt, vào lưng con Thanh túi bụi, để đánh nhịp với những tiếng: Lười! Lười! Lười! Lười! Lười! Lười! Lười…”.

30

Tình cảnh con Đỏ trong Phành phạch trớ trêu, tội nghiệp không kém.

Đêm mùa hè oi bức, bà chủ không chịu được nóng nên gọi con Đỏ lên quạt hầu. Nó phải quạt liền suốt từ mười giờ tối cho đến sáng, không được nghỉ ngơi, chợp mắt. Nhiều lúc mỏi tay, buồn ngủ, nó lơ đãng thì lại bị tiếng quát và cái giúi đầu của bà làm cho tỉnh cả ngủ. Gấp trang sách lại, hình ảnh con Đỏ gầy còm, hai tay khẳng khiu, phành phạch thức quạt hầu bà chủ béo trương, béo nứt ngủ vẫn ám ảnh người đọc với sự thương cảm, xót xa.

Dẫu sao thân phận đi ở, bị đày đọa đến mấy vẫn có chút gì hơn kiếp sống lang thang, phải đi ăn xin, ăn cắp. Những đứa trẻ lẽ ra đang ở tuổi ăn, tuổi chơi, được sống hạnh phúc bên gia đình lại phải đi xin ăn, chịu sự khinh rẻ của mọi người. Nhưng cũng đâu dễ dàng kiếm được chút cơm thừa, canh cặn của thiên thiên hạ, chúng vẫn đói khát, thiếu ăn, thiếu mặc. Cái đói đã đẩy các em vào bước đường cùng. Ăn xin không được, chúng đánh liều đi ăn cắp,

ăn trộm. Đó là tình cảnh thê thảm, đáng thương của thằng Canh trong Bữa

no…đòn. Sự đói khát hiện diện ngay ở “cái thân khẳng khiu, khô đét”của nó.

Vì đói, thằng bé phải “liều chết để sống” đi ăn trộm khoai. Bi đát thay, nó bị phát hiện, bị mọi người đánh túi bụi “Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch. Cẳng chân. Cẳng tay. Như mưa vào đầu. Như mưa vào lưng. Như mưa vào chân.”. Bị đánh nhưng thằng bé chẳng quan tâm, vẫn cố cắn và nhai ngấu nghiến miếng khoai. Dường như, miếng ăn đã làm nó quên cả đau đớn. Cho đến khi bị trói, không cựa được, mồm không nhai được nữa, thằng Canh mới “há hốc ra để ằng ắc”. Cố nuốt nốt tí khoai lang bết ở hàm răng, nó mới ú ớ kêu: “Lạy các ông các ông các bà, cháu thấy đau lắm rồi” [237].

Cảnh ngộ của thằng bé trong truyện Thằng ăn cắp cũng hết sức thảm

thương, bi đát. Nó là đứa trẻ lang thang, đói khát, lấy chợ nghèo làm chốn nương thân. Đi xin không được, thằng bé đành liều ăn quỵt hai xu bún riêu. Không có tiền trả, nó bị đánh cho một trận nhừ tử“Họ lại uỵch. Họ lại thụi.

31

Họ lại tát. Họ lại đá (…). Nó nằm sõng soài, không nói được nữa. Hai mắt lừ đừ, khốn nạn như một con chó bị trói giật bốn cẳng ra đằng sau lưng” [116]. Sống trong xã hội bất công, vô nhân đạo ấy, con người ta dường như đã quên đi cách đồng cảm, yêu thương những người cùng cảnh ngộ với mình. Họ phản ứng dữ dội trước việc ăn cắp, ăn trộm là điều hoàn toàn chính đáng, nhưng lại không hề để tâm tới nguyên nhân thằng bé khốn khổ ấy vì đâu mà đi ăn quỵt.

Câu chuyện về thằng bé ăn xin trong Cái vốn để sinh nhai càng làm

người đọc xót xa, thương cảm cho những đứa trẻ lang thang, không nơi nương tựa. Thằng bé đi xin ăn, kêu van rã bọt mép mà chẳng được đồng nào. Bởi người ta chỉ cho người già yếu, những đứa trẻ mù lòa, câm, điếc, què chân, gãy tay…Đằng này, nó lại khỏe mạnh, không đui, không què. Đau đớn, thất vọng trước tình cảnh bi đát của bản thân, thằng bé đã nghĩ:“Nếu nó còn hai chân hai tay, thì nó sẽ chết đói thực, chứ chẳng phải cầu đâu!”. Nghĩ vậy, nó chống gậy đi tìm một cây cao, cố trèo lên, rồi buông hai tay để cả cơ thể rơi xuống đất. Tới lúc tiếp đất, thằng bé “nằm còng queo trên cỏ”, “máu chảy thấm cả ra ngoài áo”, “cánh tay lủng lẳng như chỉ còn bám xoàng vào vai nó

một tí lấy lệ”[172]. Sau lần ngã ấy, nó đã trở thành một kẻ tàn phế thực. Với

thằng bé ăn xin, đó là một lối thoát, một cái vốn để sinh nhai. Nhưng nó đâu biết hậu quả sau này do cú ngã gây ra. Vào những ngày trở trời, nó sẽ đau như dần, phải bò lê đi kiếm ăn và trở thành kẻ tàn phế suốt đời.

Không chỉ vậy, ở truyện Thế cho nó chừa, cái đói còn đẩynhững đứa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trẻ thơ dại vào con đường tù tội, bị “đòn đánh, tra tấn rồi vứt lộn xộn với tất cả thứ rác rưởi của xã hội”. Trong tù, các em dần làm quen với những thằng bạn lưu manh, để rồi “Trên tấm linh hồn trong trắng, thằng bạn tha hồ bôi màu. Những nét đậm dần, rõ dần, sẫm dần. Có tài thánh cũng chẳng gột sạch”. Từ đứa trẻ ngây thơ, trong sáng, lương thiện qua “lớp học trong tù” với những “người bạn đầu trộm đuôi cướp”, chúng trở thành những tên lưu manh chuyên nghiệp.

32

Mỗi đứa trẻ một hoàn cảnh, một cảnh ngộ nhưng đều là nạn nhân của xã hội đương thời. Chúng góp phần làm cho bức tranh hiện thực đời sống về xã hội nước ta lúc bấy giờ thêm rõ nét. Viết về nhân vật trẻ em, Nguyễn Công Hoan đã bộc lộ tấm lòng nhân đạo vô bờ và tình cảm yêu thương sâu sắc.

Tóm lại, Nguyễn Công Hoan đã đưa đủ hạng người vào truyện ngắn của mình, trao cho họ nhiệm vụ phản ánh hiện thực xã hộibất công, giả dối, thối nát lúc bấy giờ. Bước vào trang sách của ông, ta thấy xã hội Việt Nam thủa giao thời hiện ra đầy rẫy những điều lố lăng, kệch cỡm, đáng cười. Đó là

lối sống lai căng, đua đòi, hám danh hám lợi của đám nhà giàu (Nỗi lòng ai

tỏ, Một tấm gương sáng, Cô Kếu – gái tân thời...); sự ngu dốt, tàn bạo, bỉ ổi,

hèn hạ của bọn quan lại sẵn sàng làm tất cả mọi việc, dùng mọi thủ đoạn để

bóc lột, bóp nặn tiền bạc của dân nghèo và được thăng quan tiến chức (Đồng

hào có ma, Thịt người chết, Xuất giá tòng phu, Sáu mạng người…);sự suy

đồi đạo đức, nhân phẩm của con người, trái với đạo lí truyền thống tốt đẹp

của nhân dân ta từ bao đời nay (Báo hiếu trả nghĩa cha, Báo hiếu trả nghĩa

mẹ,Răng con chó nhà tư sản, Thế là mợ nó đi Tây…).

Xã hội đó còn chứa đựng bao chuyện bất công, ngang trái, bao cảnh khổ cực, khốn cùng của người dân lao động. Họ không chỉ khốn khổ vì miếng cơm, manh áo, mà còn chịu sự áp bức, bóc lột của bọn quan lại, lí trưởng, cường hào, địa chủ…,là nạn nhân của những trò hề oái oăm của chính quyền bảo hộ, của tầng lớp quan lại cổ hủ. Để sinh tồn, người dân nghèo thành thị

phải đổ mồ hôi, nước mắt, thậm chí cả máu (Được chuyến khách, Răng con

chó nhà tư sản…); phải làm thân tôi đòi, chịu sự đánh đập, bị vu oan, bắt

giam của chủ (Thằng Quýt). Vì muốn có tiền chữa bệnh cho cha, họ phải bán

cả tự do, danh dự, làm trò mua vui cho thiên hạ trong khi ở nhà cha đang hấp

hối (Kép Tư Bền). Thậm chí, những đứa trẻ vô tội cũng là nạn nhân của xã

hội ấy. Để có được miếng ăn, chúng phải đi ở cho bọn nhà giàu, chịu sự đánh

33

cắp, bị người ta đuổi đánh thừa sống thiếu chết (Cái vốn để sinh nhai, Thằng

ăn cắp, Bữa…no đòn…).

Những người dân lao động khi sống đã khổ cực trăm bề, lúc chết còn

khổ cực hơn. Họ chết nhưng không có đất để chôn (Chiếc quan tài); chết mà

người thân không được khóc, chưa được đem đi chôn vì chưa nộp tiền cho

quan (Thịt người chết, Công dụng của cái miệng…).

Với Nguyễn Công Hoan, hiện thực đời sống được miêu tả trong truyện ngắn của ông là hiện thực về một xã hội phi nhân tính. Nó chẳng khác nào sân khấu hài kịch và các nhân vật là những kẻ làm trò, diễn trò trên sân khấu ấy. Nhà văn đã lôi lên đó đủ các vai hề: chồng ép vợ làm trò tam tòng tứ đức

(Xuất giá tòng phu), quan lại diễn trò công lí (Đồng hào có ma, Thịt người

chết…), nhà nước diễn trò mị dân (Tinh thần thể dục, Đào kép mới…), con

cái diễn trò hiếu tử (Báo hiếu trả nghĩa cha, Báo hiếu trả nghĩa mẹ…), vợ diễn trò chung thủy với chồng (Thế là mợ nó đi Tây), cháu diễn trò mất cắp để đuổi khéo cậu về (Mất cái ví)… Đó là cả một lũ đốn mạt, bỉ ổi. Chúng hiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lên trong trang văn của ông như những bằng chứng sống về sự xuống cấp, băng hoại đạo đức của con người và xã hội đương thời. Vì vậy, nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan không chỉ đơn thuần là phương tiện, công cụ khái quát hiện thực đời sống, mà còn là thước đo giá trị xã hội, giá trị đời sống, đạo đức, tinh thần của con người.

Có thể thấy rằng, bằng khả năng quan sát tinh tế và sức sáng tạo độc đáo, thông qua thế giới nhân vật trong truyện ngắn của mình, Nguyễn Công Hoan đã vẽ lên trước mắt người đọc bức tranh muôn màu, khá đủ đầy về xã hội thực dân nửa phong kiến nhố nhăng, thối nát lúc bấy giờ. Ở đó, mọi giá trị đạo đức đều bị “lộn trái”. Kẻ giàu có, bọn quan lại đã giàu lại ngày càng giàu hơn bởi thủ đoạn “ăn bẩn” và bóc lột người dân ngày càng tinh vi. Còn người dân lao động nghèo khổ ngày càng thê thảm, bi đát hơn.

34

Chương 3

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN CÔNG HOAN

Là người viết nhiều và thành công ở thể loại truyện ngắn, Nguyễn Công Hoan đã xây dựng nhân vật theo một cảm quan riêng với mục đích lật tẩy, phơi bày mặt trái của xã hội đương thời. Bởi vậy, thế giới nhân vật của ông rất đông đúc với đủ các hạng người, loại người ở mọi tầng lớp, độ tuổi khác nhau. Bằng nhiều thủ pháp nghệ thuật độc đáo, nhà văn để nhân vật tự bộc lộ bản chất, tính cách qua tình huống, diện mạo, hành động và ngôn ngữ của mình. Nguyễn Công Hoan xứng đáng được coi là bậc thầy, một cây bút lớn ở thể loại truyện ngắn trào phúng.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn nguyễn công hoan (Trang 34 - 40)