Nhân vật dân nghèo thành thị

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn nguyễn công hoan (Trang 31 - 34)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.2.Nhân vật dân nghèo thành thị

Một trong những nét nổi bật của truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là xây dựng thế giới nhân vật đa dạng, độc đáo. Bên cạnh những nhân vật thuộc tầng lớp trên như quan lại, bọn nhà giàu có chức có quyền, nhà văn còn miêu tả số phận, cuộc đời đầy khổ cực của nhân vật dân nghèo thành thị. Bằng cái nhìn hiện thực “vào mặt trái cuộc đời”, Nguyễn Công Hoan đã phát hiện, miêu tả cảnh khổ cực của những người dân nghèo dưới đáy. Từ đó, nhà văn khám phá, phơi bày bản chất thực của xã hội đương thời.

Từ nhỏ Nguyễn Công Hoan đã sống và đi học ở Hà Nội. Sau này, từng đi dạy ở nhiều tỉnh thành như Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Lào Cai…nên ông được tiếp xúc và rất am hiểu cuộc sống của người dân nghèo thành thị. Viết về họ, nhà văn đi sâu vào cuộc sống bấp bênh, nghèo khổ, những cảnh đời đầy thương tâm, bất hạnh. Nó đối lập hoàn toàn với cuộc sống xa hoa, ăn chơi phè phỡn của lũ quan lại, bọn nhà giàu. Những mảnh

26

đời, cảnh sống ấy là một mảng màu trong bức tranh đa màu sắc về xã hội Việt Nam trước Cách mạng.

Xây dựng nhân vật dân nghèo thành thị, Nguyễn Công Hoan thường

chú ý đến hoàn cảnh éo le, những mâu thuẫn của nhân vật. Truyện Kép Tư

Bềnlà một ví dụ điển hình. Để làm nổi bật số phận nhân vật, tác giả đã chọn

lựa tình huống tiêu biểu. Đó là mâu thuẫn giữa hoàn cảnh thê thảm của anh kép hát (bố ốm nặng, đang hấp hối) và tình thế buộc anh ta phải diễn trò mua vui (đóng vai hề). Nỗi niềm cay đắng của Kép Tư Bền hiện rõ trong tình huống này. Vì muốn có tiền chữa bệnh cho cha, anh buộc phải đi diễn trò mua vui cho thiên hạ giữa lúc cha đang ốm nặng, cần người chăm sóc. Nhắm mắt nhận lời diễn vai mới, Tư Bền phó mặc cho số phận, nuốt nước mắt mua vui cho công chúng, trở thành kẻ nô lệ bán tự do cho ông chủ rạp hát. Trớ trêu, mỉa mai ở chỗ lúc anh đứng “thần người ra như phỗng” vì lo lắng cho cha, thì khán giả lại tưởng anh muốn pha trò nên càng vỗ tay tán thưởng. Đỉnh điểm của nỗi đắng cay, bi hài là khi kết thúc vai diễn cũng là lúc anh nhận được tin cha mình đã trút hơi thở cuối cùng. Thế là cha chết không được nhìn thấy mặt con, con chẳng được nhìn thấy mặt cha để từ biệt.

Người đọc cũng không khỏi ám ảnh với hình ảnh anh Xẩm trong truyện ngắn cùng tên. Đêm đông giá rét, anh vẫn ngồi hát“Hết sức hát. Gò ngực mà hát. Há miệng to mà hát. Hát như con cuốc kêu thương”với chút hi vọng nhỏ nhoimong người qua đường động lòng thương cho ít xu lẻ nuôi thân. Bi đát

thay, ngoài đường chẳng có ai, chỉ có mình anh ở đó. Anh Xẩm chính là tiếng

hát bi thương, ai oán cho một kiếp người trong xã hội đầy bất công, ngang trái lúc bấy giờ.

Tình cảnh của anh phu xe và cô gái điếm trong Ngựa người và người

ngựa không kém phần bi đát. Đêm cuối năm, trong khi mọi người đang sum

27

kháchnào đi xe, kẻ thì ngóng có khách gọi để kiếm ít tiền nuôi thân. Nhưng cả hai cùng ế khách. Anh phu xe không có người nào đi, cô gái điếm chẳng có ai gọi. Thật bi thảm, xót xakhi đến tận cùng khốn quẫn, cô gái điếm buộc phải lừa anh phu xe, người cùng cảnh khổ với mình. Cái hay, độc đáo của tác phẩm là ở chỗ: tác giả để cho hai nhân vật với hai nghề khác nhau, cùng chung một cảnh ngộ gặp nhau, lừa lọc và xỉ vả nhau. Qua đó, người đọc bật lên tiếng cười đầy xót xa, cay đắng trước cảnh ngộ bi thảm “con ngựa người lại kéo con người ngựa”.

Được chuyến kháchmiêu tả tình cảnh đáng thương của anh phu xe

Tiêu. Để kiếm tiền nuôi gia đình, anh phải vắt kiệt sức lực, đổ mồ hôi, nước mắt và cả máu vào những chuyến xe. Ốm đau không dám nghỉ, cơn ho đến

kiệt sức, vậy mà khi nghe tiếng gọi “xe!” của khách, anh vội vàng “quẹt tay,

chùi máu mép, với lấy càng xe, cũng cắm đầu chạy”, thấy “may làm sao” khi lại tranh được chuyến khách.

Sống trong xã hội lúc bấy giờ, cái đói luôn là nỗi ám ảnh với kiếp người nghèo khổ. Vì miếng ăn người ta có thể bất chấp tất cả. Nếu nhân vật

thị trong Vợ nhặtcủa Kim Lân sẵn sàng bỏ qua tự trọng, sĩ diện để đổi lấy mấy bát bánh đúc; bà cái Tí trong Một bữa no của Nam Cao cũng vì đói đã

đánh mất lòng tự trọng để được một bữa ăn thì trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, đói còn làmngười ta mất đi bản chất Người, dần trở về với kiếp

vật. Đọc Răng con chó nhà tư sảnta thấy vì đói khát mà người ăn mày phải

tranh giành miếng ăn với một con chó nhà giàu“...đĩa cơm ở giữa, người tiến chó cũng tiến, người lui chó cũng lui. Hai bên hầm hè nhau. Người lườm chó, chó lườm người, đều cùng giữ miếng nhau, như hai kẻ thù không đội trời chung”. Còn gì thê thảm hơn khi con người phải đi tranh ăn với một con vật để rồi đánh đổi bằng cả mạng sống “Mày đánh gãy răng chó ông, ông chỉ kẹp cho mày chết tươi, rồi ông đền mạng, bất quá ba chục bạc là cùng. Nói đoạn,

28

ông tắt đèn pha, phóng xe hết sức nhanh, đuổi theo…”. Hành động này đã tố cáo bản chất độc ác, vô nhân tính của bọn tư sản nhà giàu, coi mạng người như cỏ rác.

Có thể thấy, những mảnh đời như anh kép hát Tư Bền, phu xe Tiêu, người ăn mày…không phải là hiếm gặp trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX. Họ là hiện thân của nghèo hèn, đói khổ, là sản phẩm tất yếu của xã hội bất công, vô nhân đạo. Để có thể tồn tại họ phải vắt kiệt sức lao động, đổ mồ hôi, máu và nước mắt. Thậm chí, kiếm được miếng ăn họ phải giành giật với cả loài vật. Nguyễn Công Hoan đã khắc họa thành công những cảnh thương tâm, những tấn bi hài kịch, dở khóc, dở cười của tầng lớp dân nghèo thành thị. Qua đó, nhà văn phơi bày bản chất xấu xa, bỉ ổi của xã hội lúc bấy giờ.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn nguyễn công hoan (Trang 31 - 34)