7. Cấu trúc của khóa luận
2.1. Nhân vật quan lại
Xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX là xã hội thực dân nửa phong kiến với bao điều ngang trái, bất công, nhố nhăng, đồi bại. Đó là mảnh đất màu mỡ sản sinh ra những tên quan lại sâu mọt, bọn tư sản, nhà giàu có chức có quyền.
Nhân vật quan lại xuất hiện trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan với đủ các thành phần: từ quan lớn, quan tuần phủ, quan huyện, quan tòa, quan nghị đến bọn lính tráng, bọn hương lí và các chức dịch làng, xãở hàng loạt các
tác phẩm như:Sáu mạng người,Đồng hào có ma,Cái nạn ô tô,Gánh khoai
lang,Tinh thần thể dục…Chúng đều hiện lên với vẻ ngoài béo tốt, no đủ, phè
phỡn. Từ quan Nghị “Mặt mũi phương phi, cổ rụt, bụng phệ, môi trễ mà
không râu, mặc quần áo lụa, phe phẩy cái quạt” (Hai thằng khốn nạn), đến
quan huyện “Chà! Chà! Béo ơi là béo! Béo đến nỗi có thằng dân nào vô ý buột miệng nói ra một câu sáo rằng “nhờ bóng quan lớn” là ông tưởng ngay
20
nó xỏ ông. Tức thì mặt bàn là một, mặt nó là hai, bị vả đôm đốp” (Đồng hào
có ma). Các bà vợ quan cũng được miêu tả với hình hài béo tốt: “Gớm! Béo
đâu có béo lạ béo lùng thế! Béo đến nỗi hai má chảy ra, cổ rụt lại. Béo đến
nỗi bụng sệ xuống. Béo đến nỗi trông phát ngấy lên!” (Hai cái bụng);“cái
mặt phị, cái cổ rụt, cái thân nung núc và bốn chân tay ngắn chùn chụn”
(Phành phạch).
Không phải ngẫu nhiên, Nguyễn Công Hoan lựa cho nhân vật của mình diện mạo, hình dáng như vậy. Chân dung của mỗi người như thế nào sẽ phản ánh con người bên trong của họ như thế. Bản chấtxấu xa, bỉ ổi của bọn quan lại được thể hiện ngay ở vẻ ngoài béo tốt của chúng. Bản chất ấy được nói ra từ chính miệng một quan bà: “Chữ “tử tế” của ông nêu lên cho mọi người, giá viết nó là “bắt bí”, mà đọc nó là “bóp nặn” thì đúng hơn (…). Đào trong ruột những thằng dân của ông, chứ còn ở đâu nữa! Ông quên rằng ô tô của bọn các ông chẳng phải chạy bằng ét xăng, mà chạy bằng mồ hôi nước mắt dân đen
à?”(Đàn bà là giống yếu).
Dưới con mắt của nhà văn, bọn quan lại đều là những tên xấu xa, bỉ ổi, nhơ nhuốc từ hành động đến đạo đức, lương tâm. Người đọc không còn thấy hình ảnh của một vị quan chân chính, thanh liêm, nho nhã, vì dân vì nước mà thay vào đó là bọn quan lại dâm ô, ngu dốt, ti tiện, hám danh, hám lợi. Chúng tìm đủ mọi cách, mọi thủ đoạn để bóc lột, bòn rút tiền bạc của người dân. Mỗi tên quan là một cách ăn tiền khác nhau.
Nói về những thủ đoạn kiếm tiền của bọn quan lại, trước hết phải kể tới
cách ăn tiền của huyện Hinh trong Đồng hào có ma. Một cách ăn bẩn hiếm ai
sánh bằng. Đường đường là tri huyện, ông ta lại dùng thủ đoạn bỉ ổi để bóp nhặt từng hàocủa dân. Con mẹ Nuôi bị mất trộm, lên huyện để trình quan. Theo lệ, chị ta phải khấu một đồng bạc gọi là tiền vi thiềng (đút lót) quan thì mới được nhận đơn. Chị đã chuẩn bị đủ năm đồng hào đôi, nhưng khi vào
21
cửaquan, vì quá sợ hãi nên lóng ngóng làm rơi hết xuống đất. Chị ta vội cúi xuống nhặt, tìm đi tìm lại vẫn không thấy đồng hào thứ năm đâu, đành ngậm ngùi ra về. Trong khi đó, ông quan huyện “ngồi yên sau bàn giấy để nhìn theo con mẹ khốn nạn. Rồi khi thấy nó đã đi thoát, ông mới đưa mắt xuống chân, dịch chân giày ra một tí. Và vẫn tự nhiên như không, ông cúi xuống thò tay nhặt đồng hào đôi sáng loáng, thổi những hạt cát nhỏ ở giầy dính vào, rồi bỏ tọt vào túi”. Đến đây, bản chất ăn bẩn của huyện Hinh bị lật tẩy. Dân mất cắp, trình quan để tìm thủ phạm, lại bị mất trộm ngay trong cửa quan. Quan là người thi hành luật lại chính là kẻ lấy trộm của dân.
Truyện Thịt người chếtlật tẩy cách ăn tiền bỉ ổi của tên quan huyện tư
pháp.Quan là bậc phụ mẫu có trách nhiệm và nghĩa vụ chăm lo cuộc sống cho nhân dân. Vậy mà quan huyện tư pháplại vô trách nhiệm đến mức để anh Xích chết đuối hai hôm vẫn không được chôn cất. Bởi anh chết vào đêm thứ bảy, mà đêm đó quan còn “bận” nhảy đầm trên tỉnh tới ba bốn giờ sáng. Hôm sau là chủ nhật nên quan không ra công đường.Trước nỗi buồn đau, sự mất mát của gia đình ông Cứu, quanvẫn vô cảm như một “pho tượng bằng sắt đá, lạnh lùng”, không chút thương xót. Bất nhân hơn, hắncòn gây khó dễ chokhổ chủ“Tôi không thể cho chôn ngay được” với mục địch moi tiền “Anh định trả tôi bao nhiêu”. Chỉ tới khimặc cả, ngã giá xong xuôi, gia đình ông Cứu mới được phép đem con đi chôn. Qua đó, tác giả lật tẩy thủ đoạn ăn tiền trắng trợn, tán tận lương tâm của quan huyện tư pháp. Hắn không chỉ tìm cách bóp nặn người dân đang sống mà ngay khi họ đã chết cũng tìm cách ăn tiền.
Tên quan trong truyệnSáu mạng ngườigây cho người đọc sự khinh
miệt, phẫn nộ hơn. Hắn không chỉ đểu cáng, gian dối, lừa bịp, mà còn ác độc, giết một lúc sáu mạng người vô tội. Từ một kẻ có tội, hắn đã trở thành người
có công, được thăng chức tri phủ. Tôi tự tử là câu chuyện về tên quan làm trò
tự tử. Bằng thủ đoạn lừa bịp, dối trá ấy, hắn vừa thoát nạnvì tội vô trách
22
Sống trong xã hội mục ruỗng, thối nát đương thời, con người dần bị
băng hoại về đạo đức và nhân tính. ĐọcXuất giá tòng phu, độc giả không
khỏi khinh bỉtên quan hèn hạ tới mức bắt ép vợ đi ngủ với quan trên để được thăng chức. Người chồng đã biến chính vợ mình thành “một món đồ”, “một thứ quà” lễ tết quan. Vậy mà, nghe tiếng khóc lóc, van xin của vợ “Tôi lạy cậu, tôi van cậu, cậu đừng ép tôi. Tôi là vợ cậu…”, hắn lại cao giọng dùng luân lí, giáo dục đạo đức để dạy dỗ “Là vợ mà chồng bảo không nghe. Luân lí để đâu? Giáo dục để đâu?”. Khi nhìn chiếc xe kéo vợ đi khuất, hắn “mới quay lại, ra dáng yên lòng. Ngài yên lòng vì không phải thẹn với lương tâm mà
chắc chắn rằng sẽ được ông ấy khen là biết ơn và tử tế”. Qua đây, Nguyễn
Công Hoan đã nêu bật tư cách đốn mạt, hèn hạ của tên quan dâng vợ cho cấp trên để leo lên chiếc thang danh vọng mà không chút áy náy, nhục nhã.
Nhân vật ông Tham trong truyện Mất cái vílại hèn hạ, ti tiện tới mức
ngoài miệng nói tôn kính, quý trọng người cậu ở quê ra chơi nhưng trong lòng thì sợ tốn kém nên bày trò, dựng chuyện mất cắp để đuổi khéo cậu về. Người đọc cũng không khỏi ghê tởm khi một quan bà lăng loàn rước trai về nhà, chồng bắt được không biết xấu hổ, còn mắng té tát lại, thậm chí ngang nhiên
tuyên bố ngủ với trai ngay trong buồng tới mười bảy lượt (Đàn bà là giống yếu).
Không chỉ có vậy, bọn quan lại trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan còn diễn trò ăn cắp, ăn cướp. Đó là câu chuyện về ông Phán ăn cắp tiền công
của đầy tớ trong truyệnThằng Quýt.Ông Phán nuôi một thằng đầy tớ tên là
Quýt. Nórất chăm chỉ, tận tụy hết lòng với chủ. Đúng lúc ông hết tiền, thằng Quýt lại xin tiền công để về quê. Vì thế, ông đã nổi cáu, chửi mắng nó. Sau rồi ông đi vay trả nómười đồng bạc, lại còn “tốt bụng” cho thêm mấy hào để đi xe, uống nước. Nhưng đó chỉ là một màn kịch để che đậy ý định xấu xa của ông. Đêm ấy, chờ lúc thằng Quýt ngủ say, ông lẻn vào chỗ giường nó, lấy
23
trộm mười đồng bạc kia. Hành động này đã lật tẩy bộ mặt bỉ ổi, đê tiện, vô liêm sỉ của ông Phán, lấy trộm tiền của thằng ở.
Truyện Cụ Chánh Bá mất giày cũng là một kiểu ăn cắp không hơn,
không kém. Đôi giày của cụ đã “đóng lại đến lần thứ bốn, mà nó vẫn không hoàn đế. Mũi thì nứt rạn và vá nhiều nơi. Cái cá đã đóng thêm lượt nữa, nhưng nó vẫn thủng. Lượt da thì ải và bật dây gần hết. Bọn thợ khâu giày phải trốn như chạch, ví lỡ ra không nhẹ tay mà chọc mạnh cái dùi vào, là nó toạc ra – vì tất nó toạc ra – thì oan gia!”. Cụ muốn có đôi giày mới nhưng không muốn bỏ tiền mua. Vì thế, khi đi ăn cỗ, cụ đã dựng chuyện mất cắp giày ở ngay trong nhà chủ: “Lúc chập tối, trong khi có hai thầy trò cụ khẽ gật tên đầy tớ, và liếc mắt một cái. Anh này hiểu ý, ra hiên đứng nhìn, rồi cúi xuống nhặt…Rồi thu vào trong bao, rồi len lén ra ngoài ao. Rồi giơ thẳng cánh tay, ném xuống nước đánh tõm”. Bằng cách đó, cụ Chánh được không đôi giày mới. Việc làm của cụ đểu cáng, bỉ ổi hết mức, vừa ăn cướp vừa la làng.
Có thể thấy, nhân vật quan lại trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan đều bị lòng tham, bản chất nham hiểm làm cho biến dạng về nhân hình, mục ruỗng về nhân tính. Ông miêu tả chúng như một thứ quái thai, dị dạng chứ không phải hình hài, dáng dấp của một con người. Nguyễn Công Hoan đã để cho lũ quan lại sâu mọt ấy tự nhiên “ra trò” với “những bộ mặt phường tuồng của họ” (Vũ Ngọc Phan). Vì vậy, trong cảm quan nghệ thuật của ông, đã làm quan thì nhất thiết phải béo, béo tới mức dị hình, dị dạng như đồ vật, loài vật. Béo đã trở thành khuôn hình, công thức chung của nhà văn khi miêu tả chân dung nhân vật quan lại. Nguyễn Công Hoan lí giải, “béo khỏe” là do ăn bẩn, là điển hình cho thói “gian ác và ăn tiền”.
Trong xã hội nhốn nháo lúc bấy giờ, không thể không nói tới bọn tư sản, lũ nhà giàu với bản chất xấu xa, độc ác, vô nhân tính. Với chúng, đồng
24
cách con người được bộ lộ rõ nét. Nhân ngày giỗ cha, vợ chồng ông chủ hãng ô tô Con Cọp làm cỗ linh đình, mời khách khứa đến nhà để chứng tỏ mình là người con có hiếu. Nhưng khi thấy người mẹ nghèo đói, quê mùa của mình đến, hắn vội đóng cửa, mắng té tát rồi đuổi đi “Một suýt nữa thì làm tôi ê cả mặt! Ai bảo bà ra đây làm gì? (…). Tôi đã cấm bà không được đến đây kia mà. Đã phải lần trước rồi mà không chừa! Bà không biết để sĩ diện cho tôi! Đây này, bà cầm lấy! Bà về đi!”. Đến đây, bộ mặt đạo đức giả của vợ chồng hắn mới được lật tẩy. Thói đạo đức giả, sự bất hiếu ấy được hiện ra đầy đủ,
trọn vẹn hơn qua tác phẩm Báo hiếu trả nghĩa mẹ. Lúc mẹ sống thì không
chăm sóc, phụng dưỡng, thậm chí chửi mắng, xua đuổi như một con vật. Khi mẹ chết lại báo hiếu bằng cách tổ chức đám ma linh đình: “Đầu tiên, năm lá cờ ngũ hành phấp phới theo chiều gió. Rồi đến ông Thiên Lôi, bà La Sát, cao lênh khênh đi hai bên. Một đoàn trống cà rung, rinh tùng rinh, đi xung quanh chiếc trống cái, mà những phu đều áo nỉ đỏ, nón dấu sơn. Kế đến một cái kiệu long đình sơn son thếp vàng, thong thả tiến từng bước (…). Rồi đến hàng nghìn các cụ, các quan, các ông, các bà, rặt những chỗ thân thuộc đi theo sau. Cuối cùng thì ba bốn chiếc ô tô, sình sịch tiến dần. Và hai ba chục chiếc xe nhà, như nêm khúc đường chật hẹp”. Không chỉ tổ chức đám ma linh đình, chúng còn diễn trò khóc lóc thảm thương để chứng tỏ cho thiên hạ thấy sự “hiếu thảo” của mình. Đây là thằng con trai (ông chủ): “Người ấy mặc đồ xô gai, chứ còn bụng dạ nào mà áo quần chải chuốt! Đi trước cữu thì giật lùi từng bước. Lúc nào cũng bưng miệng mà khóc, còng lưng xuống mà khóc, đến nỗi phải chống gậy”. Còn đây là đứa con dâu (bà chủ): “Mấy hôm nay, người này kêu khản cả tiếng, khóc hết cả hơi (…). Lúc hạ huyệt mới càng thương tâm. Áo quan chưa ngắm đúng hướng, người ấy đã nhảy tụp xuống mà nằm thằng cẳng ra, ôm chặt lấy mà hờ, mà khóc” [131].
25
Lũ quan lại, bọn tư sản, nhà giàu không chỉ bất hiếu mà còn keo bẩn,
nhẫn tâm, độc ác. Tên tư sản trong truyện Răng con chó nhà tư sản sẵn sàng
đâm chết một mạng người chỉ vì người đó làm gãy mấy cái răng của con chó
nhà hắn. Hay tính keo kiệt, bủn xỉn của ông Nghị trong Hai thằng khốn nạn.
Mua một thằng bé ba hào lại còn bớt hai xu vì lưng nó có nhiều nốt ruồi, sau đó vẫn tiếc rẻ vì mua quá đắt.
Như vậy, bằng tài năng của mình, Nguyễn Công Hoan đã khắc họa những bức chân dungsống động về bọn quan lại, tư sản, nhà giàu với ngoại hình dị dạng và bản chất dung tục, bỉ ổi, độc ác của chúng. “Nếu như Ngô Tất Tố tập trung viết về nông dân, Vũ Trọng Phụng đả kích vào giai cấp tư sản, thì đóng góp chủ yếu của truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là đã xây dựng thành công một phòng tranh châm biếm và đả kích các kiểu quan lại và địa chủ cường hào ở nông thôn” (Phan Cự Đệ).