Ngôn ngữ giễu nhại

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn nguyễn công hoan (Trang 54 - 61)

7. Cấu trúc của khóa luận

3.3.3.Ngôn ngữ giễu nhại

Mỗi truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan đều như một tấn hài kịch, nhân vật là kẻ làm trò, đóng những vai hề. Vì thế lời văn trần thuật của ông luôn có sự giễu nhại. Giễu nhại là biến thành trò cười tất cả những gì nghiêm trang bằng sự mô phỏng một cách hài hước lời nói, giọng điệu của nhân vật, hoặc phong cách ngôn ngữ của một tầng lớp xã hội nào đấy. Mô phỏng một cách hài hước là mô phỏng nhưng cố tình phóng đại những biểu hiện có tính đặc trưng nhất của đối tượng đến mức trở thành hết sức giả dối và lố bịch. Trong các sáng tác, Nguyễn Công Hoan thường sử dụng ngôn ngữ giễu nhại để làm bật lên tiếng cười trào phúng bằng sự mô phỏng hài hước phong

cách các thể loại văn khác nhau. Đó là lối văn trữ tình lãng mạn trongThế là

mợnó đi Tây thể hiện qua những bức thư với lời ngọt ngào, mùi mẫn, tình

cảm: “Cậu, trời ơi, thực là tôi để lụy đến cậu! Nếu biết trước rằng cảnh li biệt nó xé tan nát gan ruột tôi như thế này, thà cứ chịu ở nhà dạy học, đỡ cậu mỗi tháng ba bốn chục bạc lương, thì được gần gũi gia đình, sớm tối vui thú với cậu, với con, việc gì đòi xuất dương du học, đến nỗi bây giờ vất vả một mình, thân gái dặm trường, khóc thầm với bóng…”. Tác giả đã dùng chính lối văn này để lật tẩy bộ mặt giả dối của người vợ qua nội dung bức thư cuối:“duyên đôi ta giữa đường đứt gánh, tơ duyên ngắn ngủi có ngần đấy thôi”. Cô ta đã phủ nhận mọi công sức, lòng mong mỏi, chờ đợi của chồng con ở quê nhà để chạy theo cuộc sống giàu có, xa hoa bên Tây.

Ở tác phẩm Báo hiếu trả nghĩa mẹ, Nguyễn Công Hoan lại mô phỏng

49

“Chúng tôi lấy làm đau đớn, cáo phó để các Cụ, các Quan, các Ông, các Bà biết cho rằng thân mẫu chúng tôi là:

Cụ Trần Thị Y, hưởng thọ 67 tuổi, chẳng may thụ bệnh, đã tạ thế ngày 15 tháng giêng, năm Quý Dậu, tức là ngày 9 fevrier 1993, tại nhà riêng chúng tôi, phố P, số 15.

Chúng tôi định đến ngày chủ nhật 12 fevrier 1933, hồi 8 giờ sáng, sẽ làm lễ an tang tại nghĩa địa hàng tỉnh.

Cô - ai - tử: Nguyễn Văn D. Hôn - tử: Nguyễn Thị N.”

Bài cáo phó với lời lẽ trang trọng thông báo về cái chết của cụ Y, mẹ ông chủ hãng ô tô Con Cọp giàu có. Đọc nó, ai cũng nghĩ cụ bị bệnh mà qua đời. Nhưng chính lời của cô con dâu đã phơi bày tất cả: “Cậu buông tôi ra. Tôi không để con mẹ ấy yên đêm nay được!” [127]. Qua đó, bản chất đại bất hiếu của vợ chồng chúng bị lật tẩy.

Nguyễn Công Hoan còn dùng ngôn ngữ giễu nhại bằng cách mô phỏng một cách hài hước nhiều kiểu ngôn ngữ khác nhau. Đó là ngôn ngữ lính tráng: “À chà, sộp phải biết! Hai con mắt nó mới lẳng làm sao!”, “Hoài của! Thế mà thầy quản không nhận! Giá phải tay tớ, thì tội gì, tớ nắm lấy xu tiêu rồi thả

băng.” (Lập – Gioòng). Ngôn ngữ hối lộ: “Thì lòng thành, ông Lí cứ nhận đi

cho cháu. Cháu hôm ấy không bận đi ăn cưới thì cháu cũng xin vâng. Cháu

thuê thằng San đi thay cho cháu cũng thế. Ông ngơ đi là được.” (Tinh thần

thể dục).

Còn trong tác phẩm Thày cáu, nhà văn lại mô phỏng ngôn ngữ nhà giáo:

“Rồi một đứa đứng dậy khoanh tay, mách: - Bẩm thầy, anh nào…

Sợ học trò trẻ con không biết nói bóng, ông giáo vội gật đầu, vẫy tay cho nó ngồi xuống và nói:

50

- Tao biết rồi. (…)

- Thế không có đứa nào à? Chúng bay vô lí ý quá. Bây giờ tao cho phép chúng bay khám lẫn nhau. Đứa nào khám được, tao cho Dix, đứa nào giẫm phải, tao cho Zéro”.

Sử dụng ngôn ngữ giễu nhại, Nguyễn Công Hoan còn có thể đưa vào đó lối dùng từ trang trọng để diễn tả hiện tượng không trang trọng. Chẳng hạn cái áo rách của thằng ăn cắp được nhà văn tả: “Cái áo dài vải tây đen nay chỉ còn giữ được màu nước dưa, thì ở vai, ở lưng, vai, tay, ngực bướp ra, mà năm

khuy thì về hưu trí. Mỗi chỗ rách là kỉ niệm một trận đòn mê tơi” (Bữa

no…đòn). Miêu tả một quan ông: “Người ngài cái gì cũng cong, từ cái sống

mũi đến cái lương tâm, từ cái lưng cho đến cách xử kiện. Tuổi đã già mà ái tình còn trẻ. Ngài mua được người ngọc ở chốn thành thị về để hầu hạ sớm

khuya, thì thỏa chí lắm.” (Đàn bà là giống yếu). Tả bọn quan lại khám tử thi:

“…trên bờ đầm, quan huyện tư pháp là một, cụ lục sự là hai, cậu lính lệ là ba,

cùng trịnh trọng làm việc và cùng trịnh trọng khạc nhổ” (Thịt người chết).

Như vậy, ngôn ngữ giễu nhại đã tạo nên sắc thái đa thanh trong các sáng tác của Nguyễn Công Hoan. Đây cũng là thứ ngôn ngữ đời thường đi vào tác phẩm của ông một cách chân thật, không hề gọt rũa tạo nên nét khác biệt với thứ ngôn ngữ chải chuốt mang đâm dấu ấn cái tôi chủ quan của trào lưu lãng mạn.

Tóm lại, ngôn ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan rất đặc sắc, đậm chất trào phúng, thấm đẫm cá tính sáng tạo của nhà văn. Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan cho rằng: “ Những truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan tiêu biểu cho một thứ văn rất vui, thứ văn mà có lẽ từ ngày nước Việt Nam có tiểu thuyết viết theo lối mới người ta chỉ thấy ở ngòi bút ông thôi” [18; 979]. Ngôn ngữ cùng với tiếng cười của Nguyễn Công Hoan đã lột tảsự hào nhoáng, giả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

51

tạo và công kích trực diện vào xã hội thực dân nửa phong kiến với mục đích loại bỏ nó, đem cái đẹp, cái thiện đến với con người. Đó chính là giá trị nhân bản trong truyện ngắn của ông.

52

KẾT LUẬN

1. Nguyễn Công Hoan là một trong những tác giả đặt nền móng cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, một cây bút có sức sáng tạo dồi dào, dẻo dai. Ông đến với văn chương và khẳng định tài năng, phong cách của mình bằng sự thành công xuất sắc của thể loại truyện ngắn.

2. Nét nổi bật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là xây dựng một thế giới nhân vật phong phú, đa dạng, nhiều vẻ. Đó là thế giới của những con người, kiểu người khác nhau mang hình hài, diện mạo, bản chất xã hội đương thời. Bước vào truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, trước hết người đọc bắt gặp hình ảnh lũ quan lại, bọn tư sản, nhà giàu dung tục tầm thường, vô liêm sỉ. Đây là nhân vật đại diện cho sự xấu xa, tàn bạo của xã hội thực dân nửa phong kiến. Lũ quan lại hiện lên là những tên “sâu mọt” chuyên đi đục khoét, vơ vét, bóc lột dân nghèo với thủ đoạn hết sức ti tiện, bỉ ổi. Bọn tư sản hãnh tiến lại hiện ra là những kẻ hèn nhát, hám danh, độc ác, vô nhân đạo. Bên cạnh đó, nhà văn còn hướng ngòi bút vào con người nghèo khổ dưới đáy xã hội: phu xe, kép hát, người ăn mày, gái điếm…Họ là những kiếp người sống lay lắt ở cả thành thị và nông thôn, luôn bị áp bức, bóc lột. Để có được miếng cơm, manh áo họ không chỉ đổ mồ hôi, nước mắt, vắt kiệt sức lao động mà còn phải bán cả tự do, chịu bao nhục nhã khốn cùng. Trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, ta còn bắt gặp nhân vật trẻ em. Đó là những đứa trẻ đáng thương, vô tội đi ở, làm thuê, đi ăn xin, ăn trộm, ăn cắp. Cuộc sống của chúng là chuỗi ngày dài đầy khủng khiếp với sự hành hạ dã man của nhà chủ, sự đeo bám của cái đói và sự ghẻ lạnh của người đời.

Nhìn vào thế giới nhân vật ấy, người đọc có thể thấy đượcbức tranh hiện thực đời sống xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX với bao chuyện bất công, xấu xa, bỉ ổi. Tất cả như những bằng chứng sống về thực trạng xã hội bất

53

nhân, vô nhân đạo, không có đất dung thân cho người dân lương thiện và lòng tốt của con người. Qua đó, nhà văn đã bày tỏ khát vọng mãnh liệt của mình về một xã hội công bằng, tốt đẹp hơn.

3. Xây dựng thành công thế giới nhân vật trong truyện ngắn của mình, Nguyễn Công Hoan đã tập trung sử dụng các biện pháp nghệ thuật chủ yếu như: nghệ thuật xây dựng tình huống, nghệ thuật miêu tả nhân vật qua hành động, diện mạo, ngôn ngữ…Qua các biện pháp nghệ thuật này, thế giới nhân vật của ông được hiện lên một cách cụ thể, sinh động, hấp dẫn. Đó là một thế giới làm trò, diễn trò. Ở đó, bộ mặt thật của nhân vật dần bị lật tẩy bằng hành động, cử chỉ, ngôn ngữ, ý nghĩ của chúng và qua tiếng cười hài hước nhiều cung bậc khác nhau của tác giả.

4. Nghiên cứu thế giới nhân vật trong tác phẩm văn chương không còn là vấn đề mới mẻ, song không có nghĩa là không thể tìm thấy điều thú vị, hấp dẫn ở lĩnh vực này. Bởi mỗi nhà văn có một thế giới nhân vật riêng phù hợp với quan niệm, phong cách, cá tính sáng tạo của từng người. Tìm hiểu thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trước Cách mạng, chúng tôi hi vọng đem đến cho bạn đọc cái nhìn đầy đủ hơn về thế giới nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn, cũng như thấy được những thành công, đóng góp của ông cho thể loại truyện ngắn nói riêng và cho nền văn học dân tộc nói chung.

54

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trương Chính (1977), Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam (tập III),

Nxb Xây dựng.

2. Trần Ngọc Dung (1992), Ba phong cách truyện ngắn trong văn học

Việt Nam thời kì đầu những năm 1930 – 1945 Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao, Luận văn PTS Trường ĐHSP Hà Nội.

3. Lê Trí Dũng – Trần Đình Hượu (1988), Văn học Việt Nam giai đoạn

giao thời 1900 – 1930, Nxb ĐH và TH chuyên nghiệp.

4. Nguyễn Đức Đàn (1968), Mấy vấn đề văn học hiện thực phê phán

Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội.

5.Phan Cự Đệ (1999), Lời giới thiệuTuyển tập truyện ngắn Việt Nam

1930 – 1945, Nxb Văn học.

6. Trần Hạc Đình (1936), “Phê bình Kép Tư Bền Hà Nội báo” (số 2).

7. Hà Minh Đức(1998), Văn học Việt Nam hiện đại, Nxb Hà Nội.

8.Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2000), Từ điển thuật

ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

9. Lê Thị Đức Hạnh (1979), Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan,

Nxb Khoa học xã hội.

10. Nguyễn Công Hoan (1971), Đời viết văn của tôi, Nxb Văn học, Hà Nội. 11. Nguyễn Công Hoan (2005), Tác gia – tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 12. Nguyễn Công Hoan (2005), Truyện ngắn chọn lọc, Nxb Văn học, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hà Nội.

13. Nguyễn Hoành Khung (1988), “Nguyễn Công Hoan (1903 – 1977)”,

in trong Văn học Việt Nam (1930 – 1945), tập 1, Nxb Đại học và Trung học

55

14. Nguyễn Hoành Khung (1984), Nguyễn Công Hoan trong từ điển

văn học (tập 2), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

15. Nguyễn Hoành Khung (1990), Truyện ngắn Việt Nam 1930 – 1945

(tập 1), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

16. Phương Lựu (2003), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

17. Nguyễn Đăng Mạnh (1983), Nhà văn – tư tưởng và phong cách,

Nxb Văn học, Hà Nội.

18. Vũ Ngọc Phan (1989), Nhà văn hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 19. Vũ Dương Quý (1990), Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng

Phụng Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

20. Vũ Tiến Quỳnh (1977), Sưu tầm và biên soạn tác phẩm bình luận

văn học, Nxb Văn học, TP Hồ Chí Minh.

21. Thiếu Sơn (2002), Phê bình “Kép Tư Bền”, in lại trong Tác giả tác

phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

22. Trần Đăng Suyền – Nguyễn Văn Long (Đồng chủ biên), Giáo

trìnhVăn học Việt Nam hiện đại,(Từ đầu thế kỉ XX đến 1945), tập 1, Nxb Đại

học Sư phạm, Hà Nội.

23. Trần Đình Sử (1991), “Khái niệm quan niệm nghệ thuật trong văn

học Xô Viết”, Tạp chí văn học.

24. Trần Đình Sử (1993), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, Nxb Bộ

GD và ĐT – Vụ giáo viên.

25. Trần Đình Sử (1999), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 26. Tuấn Thành, Anh Vũ, (2001), Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan –

Tác phẩm và dư luận, Nxb Văn học, Hà Nội.

27. Nguyễn Trác (1973), (viết chung), Lịch sử văn học Việt Nam 1930 -

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn nguyễn công hoan (Trang 54 - 61)