7. Cấu trúc của khóa luận
3.3.2. Ngôn ngữ thân mật, suồng sã
Bakhtin quan niệm: “Tất cả những gì nực cười đều gần gũi…Tiếng cười có một sức mạnh tuyệt vời kéo đối tượng lại gần, tiếng cười lôi cuốn đối tượng vào khu vực tiếp xúc thân mật đến thô bạo, ở đó có thể suồng sã sờ mó nó từ khắp phía…”
Đọc truyện ngắn Nguyễn Công Hoan không còn bắt gặp lối văn đạo mạo “trước thư lập ngôn” của các nhà nho xưa. Cũng không thấy thứ văn chương
đài các kiểu như Giọt lệ thu của Tương Phố, hay thứ văn bóng bẩy, sang
trọng của Nhất Linh, Khái Hưng…Thay vào đó là “thứ ngôn ngữ suồng sã để lật ngửa, lộn trái, nhòm ngó từ dưới và từ trên, đập vỡ vỏ ngoài để nhìn vào bên trong” [26; 358].
Với Nguyễn Công Hoan, trong xã hội đương thời không có sự phân biệt giữa cao cả và thấp hèn. Đấy chỉ là vẻ bề ngoài, sự diễn trò đầy giả tạo. Vì vậy văn ông là thứ văn muốn san bằng mọi tôn tư trật tự xã hội và lột trần tất
46
cả để thấy ai cũng như ai. Hàng loạt chủ đề trong truyện ngắn của ông là sự hạ bệ những kẻ ăn trên ngồi trốc, bọn có chức có quyền, san bằng mọi thứ bậc xã
hội: Thằng Quýt, Hai thằng khốn nạn, Đồng hào có ma, Tấm giấy một
trăm, Đàn bà là giống yếu…là sự san bằng chủ với tớ, ông với thằng, quan
với thằng ăn cắp, thầy với trò, bà quan với gái điếm... Nó chính là cơ sở lí giải vì sao Nguyễn Công Hoan sử dụng ngôn ngữ này. Ông cho rằng: Cả xã hội không có tôn ti trật tự gì nữa, tất cả là trò hề, tất cả là nhơ bẩn, đểu cáng, xỏ xiên, thì còn cần gì đến thứ văn chương đạo mạo, lễ nghĩa, sang trọng, bóng bẩy nữa [2; 98].
Trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, ngôn ngữ thân mật, suồng sã được thể hiện qua lối văn trần thuật. Đóhầu hết là lời trò chuyện giữa tác giả, nhân vật và độc giả như những kẻ bằng vai phải lứa cùng đùa cợt với nhau. Nhân
vật trong Tôi tự tử nói với nhà văn: “Một loạt truyện ngắn của ông viết vừa
rồi về quan trường, tôi có đọc hết. Tôi nhận thấy có truyện ông bịa thêm nhiều, có truyện ông bịa thêm ít, nhưng cốt truyện đều có thực cả. Tôi không oán trách gì ông, trái lại, nhân tiện hôm nay gặp ông đây, tôi xin hiến ông thêm một tài liệu để ông viết.”
Còn đây là nhà văn trò chuyện một cách thoải mái với độc giả: “Đố ai biết anh phu xe đương lững thững dắt cái xe không ở đằng ngã tư đầu phố kia,
đi như thế từ bao giờ đấy?” (Ngựa người và người ngựa); “Tôi không hiểu
làm sao, một thành phố to như Hà Nội, mà sở cẩm còn để bày ra trước mắt công chúng nhiều cái bẩn quá, lại không thẳng tay mà trừng phạt (…) Hôm nay, bất đắc dĩ tôi phải có ác tâm kể ra một vài thí dụ. Trước hết, tôi hãy xin
lỗi tất cả các bạn (Nhân tài)… Hay lời mở đầu truyện Thịt người chết: “Vì
mới chết lần đầu, nên anh Xích chưa có lịch duyệt về khoản ấy. Thực vậy, nếu chết ở tỉnh, thì ai láu, nên chọn vào đêm thứ sáu. Như thế vợ con có vừa vặn thì giờ để cáo phó lên báo. Và đến ngày chủ nhật, cấm đám, có đủ các cụ,
47
các quan, các ông, các bà, thân bằng cố hữu đi đưa đông. Ở nhà quê, nếu chết vì tai nạn, người khôn ngoan bao giờ cũng tránh những ngày chủ nhật hoặc ngày lễ, thì sự khám xét, tống táng mớimong chóng được. Nhưng khốn nỗi, xưa nay, không ai chết đến lần thứ hai để được bài học kinh nghiệm về cái chết. Vì vậy, vẫn có nhiều người chết một cách ngờ nghệch”.
Nguyễn Công Hoan còn mở đầu các tác phẩm bằng lời đùa tếu rất hài hước: “Dạy học là một nghề khó nhọc. Dạy lớp Đồng ấu lại khó nhọc gấp mười. Trẻ con phần nhiều đãng trí, hay quên, có khi tay cầm quản bút, nhưng lại mách thầy là anh nào ăn cắp. Có khi lọ mực móc dây vào ngón tay, nhưng lúc hứng, cứ như thế đưa lên cả đầu mà gãi! Lại có đứa thò lò mũi xanh. Có đứa mải chơi, đi “mô tô” ra quần lúc nào không biết. Quần áo thì bẩn thỉu, hôi thối, đất cát, mồ hôi bê bét nhễ nhại, cáu ghét hàng tầng. Trong lớp thì hơi người tanh nồng lên. Không trách người Tây gọi lớp ấy là Ăng-phăng-tanh
cũng phải” (Thày cáu).
Lời mở đầu truyện Cái lò gạchbí mật càng hài hước, tếu táo hơn:
“- Vô phép các ngài!
Xưa nay, chỉ có khi người ta ăn cơm, mới phải “vô phép” nhau. Nhưng tôi đây, vừa mới bắt đầu viết truyện này, tôi đã phải “vô phép” các ngài ngay, là vì truyện tuy li kì không kém gì các truyện trinh thám đại bí mật xảy ra ở đất nước An Nam – từ khi có một vài ông văn sĩ được trông thấy hẳn hoi – nhưng khốn thay, tác giả truyện Cái lò gạch bí mật này lại chẳng phải là nhà viết tiểu thuyết trinh thám chính ngạch!
Vậy thì trong khi kể chuyện có điều gì sơ suất, xin các cụ, các quan, các ông (nhất là các ông viết tiểu thuyết trinh thám chuyên môn), các bà, bỏ quá đi cho, tôi được đội ơn vại bội.”
Có thể thấy, phần lớn truyện ngắn Nguyễn Công Hoan được trần thuật theo quan điểm của tác giả, nhưng thường được nói theo giọng điệu nhân vật.
48
Ông không dè dặt khi đưa ngôn ngữ suồng sã, những khẩu ngữ, thành ngữ vào văn chương: đau như hoạn, tức như bò đá, già néo đứt dây, vắt mũi không đủ đút miệng, nai lưng cật lực… Đây cũng là một nét riêng, độc đáo của truyện ngắn Nguyễn Công Hoan.