Biện pháp quản lý chất lượng dịch vụ

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ QOS TRONG MẠNG DI ĐỘNG (Trang 79 - 81)

10 Quản lý chất lượng dịch vụ thoại trong mạng di động tại Việt Nam –

10.3 Biện pháp quản lý chất lượng dịch vụ

Hình 40 minh họa phạm vi và các thành phần cần quản lý giám sát trong mạng di động cho từng chủ thể được nêu trong phần trên. Nhà khai thác có nhiệm vụ giám sát năng lực của mọi thành phần trong phân mạng của mình, bao gồm:

 Thiết bị đầu cuối

 Trạm thu phát vô tuyến

 Bộ điều khiển vô tuyến

 Bộ SSGN và GGSN

 Trunking gateway kết nối với mạng PSTN hay PLMN khác.

Nhà khai thác dựa trên các thông tin thu thập được về năng lực của tài nguyên mạng, tự phân tích và đánh giá chỉ số chất lượng KQI cho dịch vụ và từ đó xác định chất lượng của dịch vụ xem:

 Chất lượng dịch vụ có thỏa mãn SLA với khách hàng chua?

 Chất lượng dịch vụ có thỏa mãn SLA với nhà khai thác mạng khác có kết nối trực tiêp với nó.

Nhà khai thác cũng có thể giám sát trực tiếp chất lượng dịch vụ ở mức người dùng sử dụng các giải pháp đo chất lượng thoại từ đâu cuối đến đâu cuối cho các thuê bao trong mạng của mình. Tuy nhiên, để làm được điều này, nhà khai thác phải phối hợp với nhà sản xuất để cài đặt các agent thông minh vào thiết bị đầu cuối của khách hàng, cũng như cài đặt các phần mềm/phần cứng cần thiết vào các thiết bị trong mạng của mình.

Nhà khai thác mạng khác (B) có thể giám sát chất lượng dịch vụ thông qua đo kiểm/giám sát dịch vụ của nhà khai thác này (A) ở mức dịch vụ. Các giải pháp đo kiểm sử dụng các thiết bị đo kiểm di động cho phép thực hiện các cuộc gọi từ mạng của nhà khai thác A đến mạng của nhà khai thác B. Ngoài ra, nhà khai thác mạng B cũng có thể yêu cầu nhà khai thác mạng A cung cấp các thông tin liên quan đến năng lực hoạt động của các thiết bị mạng theo như thỏa thuận SLA đã ký giữa hai bên.

Hình 40 – Phạm vi quản lý của các chủ thể liên quan trong việc quản lý chất lượng dịch vụ di động

Cục quản lý chất lượng (QLCL) có thể yêu cầu nhà khai thác phải cung cấp một số số liệu giám sát năng lực hoạt động của mạng di động một cách thường xuyên. Qua đó, bằng một hệ thống giám sát chất lượng riêng, Cục QLCL có thể theo dõi xem chất lượng dịch vụ của nhà khai thác có đáp ứng được yêu cầu của Tiêu chuẩn đã đề ra không. Trong trường hợp khác, Cục QLCL yêu cầu các nhà khai thác phải cung cấp thông tin thường xuyên về chất lượng dịch vụ (đã quan phân tích và đánh giá) về hệ thống theo dõi của Cục QLCL thông qua một giao diện kết nối chuẩn (Web).

Ngoài ra, Cục QLCL hoàn toàn có thể tự thực hiện việc đo kiểm chất lượng ở mức người dùng từ đầu cuối đến đầu cuối, sử dụng các giải pháp được đề cập ở phần sau.

Trong việc quản lý chất lượng, Cục quản lý tần số sẽ có vai trò giám sát và giải quyết các khiếu nại về việc sử dụng tần số vô tuyến, đảm bảo không nhà khai thác nào bị ảnh hưởng do can nhiễu từ hệ thống vô tuyến của các nhà khai thác khác.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ QOS TRONG MẠNG DI ĐỘNG (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w