VIII. CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH VÀ DỰ ÁN ƯU TIÊN
2. Danh mục dự án
1. Chương trình có mục tiêu
Để chuyển dịch được cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện được định hướng phát triển kinh tế các ngành, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển xã hội đảm bảo mức tăng trưởng cao, cần xây dựng các chương trình hành động có mục tiêu sau:
1) Chương trình phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch. 2) Chương trình phát triển công nghiệp - TTCN.
3) Chương trình phát triển nông nghiệp hàng hóa, bền vững.
4) Chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển nông thôn mới.
Chương trình phải có mục tiêu, bước đi, giải pháp thực hiện. Cần phân công cơ quan, cá nhân chịu trách nhiệm xây dựng, tổ chức điều hành chương trình.
2. Danh mục dự ánT T
T Danh mục dự án
Địa điểm đầu
tư ĐVT
Quy mô Vốn đầu (Tỷ đồng) 11-15 16-20 T.số 11-
15
16- 20
A SẢN XUẤT KINH DOANH 2.357 1.182 1.175
I Nông lâm thuỷ sản 1.826 870 957
1 Dự án cao su Các xã ha 180,4 142,
8 37,6
2 Dự án cải tạo vườn rừng Các xã ha 192,5 119,
1 73,4
3 Dự án lâm nghiệp Các xã ha 1.364 568 796
4 Dự án phát triển chăn nuôi Các xã 79,2 32,7 46,5
5 Dự án phát triển thuỷ sản
nước ngọt Các xã 10,5 7,0 3,5
II Công nghiệp, TTCN 284,3 117,8 166,5
1 Tiểu thủ công nghiệp nông
thôn 18,3 9,8 8,5
2 Gỗ tinh chế Cụm CN m3 500 1.500 3,0 1,0 2,0
3 Thuỷ điện nhỏ Ia loup Nhơn Hòa MW 1,4 28,0 28,0
4 NM cao su mủ cốm Cụm CN Tấn 5.495 22.373 15,0 5,0 10,0
5 XN thủ công mỹ nghệ Cụm CN 1000sp 5 10 5,0 2,0 3,0
6 NM thức ăn gia súc Cụm CN Tấn 10.000 5.000 30,0 20,0 10,0
7 NM đá ốp lát Cụm CN 1000m2 50 150 40,0 10,0 30,0
9 NM phân bón Cụm CN 1000 tấn 20 20 50,0 25,0 25,0
10 Cơ khí, sửa chữa Cụm CN 1000sp 500 1.000 20,0 15,0 5,0
11 Tấm lợp Cụm CN 1000m2 200 10,0 10,0
12 NM nước Thị trấn, cum
CN m3/ngày 4.000 6.000 30,0 15,0 15,0
13 Bao bì Cụm CN 1000.ch 2.000 10,0 10,0
III Dịch vụ 246,5 195,0 51,5
1 DL sinh thái, văn hóa Nhơn Hòa Ha 20,0 36,0 30,0 10,0 20,0
2 Trung tâm thương mại Nhơn Hòa Ha 4,8 30,0 30,0
3 Siêu thị Nhơn Hòa Ha 1,0 10,0 10,0
4 Hệ thống chợ xã Các xã ha 2,0 1,0 9,0 5,0 4,0
5 Hệ thống trạm cung cấp
xăng, dầu Các xã Trạm 4,0 4,0 40,0 20,0 20,0
T
T Danh mục dự án
Địa điểm đầu
tư ĐVT Vốn đầu (Tỷ đồng) 11-15 16-20 T.số 11- 15 16- 20 7 Trạm dừng xe Ia Le Ha 5,0 100,0 100,0
8 Điểm bưu chính - viễn
thông Toàn huyện Điểm 10,0 15,0 12,5 5,0 7,5
B CƠ SỞ HẠ TẦNG 1.121 762 359
I Giao thông 524 320 204
II Thủy lợi 211,1 130,5 80,6
1 Hồ Chư Pưh Nhơn Hòa triệu m3 6,0 30,0 30,0
2 KCH kênh mương Toàn huyện km 53,8 40,3 40,3
3 Làm mới kênh mương Toàn huyện km 17,0 34,0 34,0
4 Đập Ia Blứ 4 xã Ia Le ha (tưới) 90,0 7,2 7,2
5 Đập dâng xã Ia Blứ Xã Ia BLứ ha (tưới) 60,0 7,0 7,0
6 Đập dâng Ia Ke 4 xã Ia Phang ha (tưới) 50,0 7,0 7,0
7 Đập dâng Ia Phang xã Ia Phang ha (tưới) 30,0 5,0 5,0
8 Hồ chứa Chư Bơr xã Ia Hrú ha (tưới) 125,0 11,9 11,9
9 Hồ Tung Mo A xã Ia Dreng ha (tưới) 75,0 7,1 7,1
10 Hồ Ia Lốp 1 xã Ia Le ha (tưới) 110,0 10,5 10,5
11 Hồ Ia Lốp 2 xã Ia Le ha (tưới) 210,0 20,0 20,0
12 Hồ Đông Xuân xã Ia Le ha (tưới) 45,0 4,3 4,3
13 Hồ Niel xã Ia Le ha (tưới) 205,0 19,5 19,5
14 Hồ Ha Ra xã Ia Hla ha (tưới) 65,0 6,2 6,2
15 Đập Ia Pom xã Ia Hla ha (tưới) 10,0 1,2 1,2
III Hạ tầng xã hội 237,2 175,0 62,2
1 Giáo dục Toàn huyện Phòng 161 41 101,2 80,5 20,7
2 Y tế Toàn huyện CT 5,0 5,0 31,0 25,0 6,0
3 Văn hóa - thể thao
- Khu thể thao Toàn huyện CT 5,0 4,0 22,5 12,5 10,0
- Nhà thi đấu đa chức năng TT huyện CT 1,0 30,0 30,0
- Nhà văn hoá xã 8 xã CT 5,0 3,0 11,5 7,0 4,5
- Nhà sinh hoạt cộng đồng
thôn 8 xã CT 40,0 42,0 41,0 20,0 21,0
IV Hạ tầng khác 148,0 136,0 12,0
1 Hạ tầng cụm công nghiệp xã Ia Le ha 50,0 100,0 100,0
2 Hạ tầng khu trung tâm
huyện Toàn huyện ha 10,0 30,0 30,0
3 Trụ sở xã mới xã 1,0 2,0 18,0 6,0 12,0
Tổng 3.478 1.94
Phần thứ ba
CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH 1. Huy động vốn và cân đối vốn đầu tư
1.1. Nhu cầu đầu tư - Cơ cấu vốn đầu tư
Theo phương án tăng trưởng kinh tế của huyện đã lựa chọn, dự báo nhu cầu vốn được tính toán dựa trên tổng giá trị tăng thêm từng giai đoạn do đầu tư và hệ số ICOR(1).
Nhu cầu vốn đầu tư (2011-2020) là: 6.116,479 tỷ đồng theo giá hiện hành; nông lâm thủy sản chiếm 45,97%, công nghiệp - TTCN chiếm 32,21% và dịch vụ chiếm 21,82% trong tổng vốn đầu tư. Trong đó: giai đoạn 2011 - 2015 đầu tư 2.619,92 tỷ đồng, giai đoạn 2016 - 2020 đầu tư 3.496,559 tỷ đồng. Để đáp ứng được nguồn vốn đầu tư theo yêu cầu của sự phát triển như trên, huyện cần có những giải pháp thích hợp để huy động các nguồn vốn.
1.2 Giải pháp huy động các nguồn vốn
Biểu 33: Tổng hợp khả năng huy động vốn đầu tư
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Tổng GĐ 2011 - 2015 GĐ 2016 - 2020
Vốn Tỷ lệ (%) Vốn Tỷ lệ (%) Vốn Tỷ lệ (%) 1. Tổng nhu cầu vốn 6.116,479 100,00 2.619,920 100,00 3.496,559 100,00
- Nông - lâm - thủy sản 2.811,966 45,97 1.460,254 55,74 1.351,712 38,66 - Công nghiệp - xây dựng 1.969,977 32,21 588,955 22,48 1.381,022 39,50
- Dịch vụ 1.334,536 21,82 570,711 21,78 763,825 21,85
2. Dự báo nguồn vốn 6.116,479 100,00 2.619,920 100,00 3.496,559 100,00
a. Tích lũy nội bộ 2.009,772 32,86 785,976 30,00 1.223,79
6 35,00
- Đầu tư từ ngân sách 349,556 5,71 104,797 4,00 244,759 7,00
- Từ dân và DN đầu tư 1.660,216 27,14 681,179 26,00 979,037 28,00
b. Từ tín dụng 1.529,120 25,00 654,980 25,00 874,140 25,00
c. Vốn từ bên ngoài 2.577,588 42,14 1.178,964 45,00 1.398,624 40,00
- Vốn trung ương, tỉnh 2.271,764 37,14 1.047,968 40,00 1.223,796 35,00 - Từ nước ngoài, vốn khác 305,824 5,00 130,996 5,00 174,828 5,00
(1) Nhu cầu vốn đầu tư được xác định theo công thức
Nhu cầu vốn đầu tư (Kn-0) = (∆VAn-o – (A+B)) x ICOR
+ ∆VA: Phần giá trị tăng thêm trong một thời gian nhất định (có thể là 1 năm hoặc 1 thời kỳ) do đầu tư mới tạo ra.
+ A: Là giá trị tăng thêm được tạo ra do đầu tư giai đoạn trước mang lại.
+ B: Là giá trị tăng thêm do cơ chế chính sách của giai đoạn trước vẫn còn phát huy tác dụng, hoặc cơ chế chính sách mới ban hành mang lại.
*/. Tích lũy nội bộ:
- Ngân sách: Khả năng năng huy động từ thu ngân sách chiếm khoảng 4-7% tổng nhu cầu.
- Vốn từ nhân dân và doanh nghiệp: Đây là nguồn vốn của các doanh nghiệp bỏ ra (bao gồm vốn tự có, vốn liên doanh liên kết với doanh nghiệp, nhà đầu tư khác kể cả nước ngoài) để đầu tư sản xuất sản phẩm mới hoặc mở rộng cơ sở cũ, đầu tư nâng cấp trang thiết bị, cơ giới hóa sản xuất, mua phương tiện vận tải ... để nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất.
Thực hiện đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần, để các thành phần kinh tế phát triển bình đẳng, Nhà nước chủ trương chuyển các DNNN thành các công ty cổ phần đại chúng; kinh tế tư nhân phát triển mạnh cả về lượng và chất, chuyển đổi sang chính quy, hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường hiện đại, từng bước hình thành các tập đoàn tư nhân có vị thế trong nước, khu vực và toàn cầu.
Chương trình xây dựng nông thôn mới 2011 - 2020 đã tạo cơ hội cho người dân nông thôn được tiếp cận dễ dàng, bình đẳng hơn về phát triển kinh tế và thụ hưởng các đầu tư công về hạ tầng kinh tế - xã hội. Nguồn vốn nhàn dỗi trong dân có cơ hội thuận lợi để đầu tư phát triển kinh tế gia đình.
*/. Vốn tín dụng:
Nhà nước có các chính sách về tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế vay vốn tín dụng để phát triển sản xuất; nhất là các chính sách tín dụng ưu đãi cho các lĩnh vực: Nông nghiệp - nông thôn và nông dân, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, phát triển sản xuất tại vùng KTXH khó khăn, hộ nghèo và đối tượng chính sách...
*/. Vốn từ bên ngoài:
Là nguồn vốn quan trọng quyết định những công trình có ý nghĩa kinh tế - xã hội theo phương hướng, mục tiêu đề ra. Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện bao gồm: Vốn ngân sách huyện, vốn ngân sách tỉnh và vốn trực tiếp từ ngân sách Trung ương. Các công trình thuộc đối tượng đầu tư bằng vốn ngân sách trên địa bàn huyện còn rất lớn như: Hạ tầng kỹ thuật (giao thông, thủy lợi, điện - nước), hạ tầng xã hội (y tế - vệ sinh môi trường, giáo dục - đào tạo, văn hóa - thông tin - thể thao), chương trình 135 giai đoạn II, chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình nông thôn mới, trụ sở làm việc cơ quan hành chính và xã mới.
Vốn tài trợ nước ngoài: Đây là nguồn ODA đầu tư cho các công trình xã hội như: Nước sạch, y tế, bảo vệ môi trường, xóa đói giảm nghèo ...
2. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
Trong giai đoạn quy hoạch, với các định hướng về phát triển kinh tế xã hội thì vấn đề đào tạo nguồn nhân lực ở địa phương cần được hết sức chú trọng và coi đây là mấu chốt tạo nên tăng trưởng hiệu quả. Do vậy, giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ tới là:
- Thực hiện quy hoạch cán bộ và gắn quy hoạch với đào tạo, đặc biệt quan tâm đến quy hoạch và đào tạo cán bộ là người dân tộc tại chỗ. Đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn nhân lực trên địa bàn. Có các chính sách ưu tiên thu hút chất xám và tay nghề vào cụm công nghiệp.
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Đẩy mạnh đào tạo nghề, sắp xếp mạng lưới các trường, trung tâm đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo đại học, cao đẳng đáp ứng nhu cầu nhân lực tại chỗ, phù hợp với cơ cấu kinh tế - xã hội .
- Đẩy mạnh xã hội hoá đào tạo; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề, hoạt động dịch vụ giới thiệu việc làm.
- Gắn đào tạo nghề nghiệp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện, trước mắt chú trọng đào tạo các ngành nghề công nghiệp như: điện dân dụng, điện công nghiệp, chế biến nông sản, thực phẩm, các ngành nghề dịch vụ du lịch,…
- Chú trọng giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông, đẩy nhanh đào tạo nguồn nhân lực theo nhiều trình độ phù hợp với cơ cấu kinh tế - xã hội của huyện, trong đó quan tâm đào tạo đội ngũ công nhân tay nghề cao, nhà kinh doanh giỏi, đào tạo nhân lực khu vực nông nghiệp và nông thôn.
- Ban hành chế độ ưu đãi hấp dẫn để thu hút cán bộ giỏi và số sinh viên giỏi ra trường đến công tác tại huyện.
- Lập kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản trị doanh nghiệp đủ sức tiếp cận những tiến bộ mới về khoa học quản lý, về công nghệ mới, biết dự báo và tiếp cận với thị trường để chủ động hội nhập vào tiến trình toàn cầu hoá.
- Tăng khả năng hỗ trợ vốn và kỹ thuật cho lao động nông thôn thông qua các khoá đào tạo ngắn hạn, chương trình khuyến nông, lâm, ngư, chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới... nhằm đa dạng hoá ngành nghề.
3. Nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ
Xem khoa học công nghệ là mũi nhọn hàng đầu trong mọi lĩnh vực sản xuất và kinh doanh nhất là khâu triển khai ứng dụng công nghệ nhằm mục đích tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm mang lại hiệu quả cao cho nền kinh tế. Coi trọng việc phổ biến, thử nghiệm ứng dụng nhanh những tiến bộ kỹ thuật công nghệ tiên tiến là việc làm thường xuyên trong sản xuất, đặc biệt chú ý công nghệ giống, công nghệ sinh học. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm tăng nhanh tỷ lệ giống mới có năng suất cao vào sản xuất. Thường xuyên cung cấp thông tin, tài liệu và tập huấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ thường xuyên cho nông dân về kiến thức tuyển chọn giống, phương pháp canh tác, tưới tiêu khoa học, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, chế biến, bảo quản, vv... Sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật, quản lý trên cơ sở quan tâm đãi ngộ thỏa đáng công sức đóng góp để họ an tâm, tâm huyết với công việc. Đồng thời thu hút thêm những chuyên gia giỏi ở tỉnh và các nơi khác về giải quyết giúp huyện một số vấn đề then chốt. Thường xuyên gây dựng, nhân rộng những mô hình sản xuất kinh doanh giỏi để
thúc đẩy, mở rộng liên kết với các Viện, Trung tâm nghiên cứu khoa học ở trong và ngoài tỉnh, thu hút những kết quả nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện. Từng bước hình thành các cơ sở sản xuất công nghệ cao về: Công nghiệp chế biến, sản xuất giống cây con, sản xuất hàng hóa nông lâm sản trọng điểm của huyện.
4. Mở rộng thị trường
Đây cũng là một trong những giải pháp hết sức quan trọng góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, do đó cần đẩy mạnh công tác khuyến mãi, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm thị trường, đánh thuế một lần, không gây ách tắc lưu thông, khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân làm hàng xuất khẩu. Khai thác triệt để thị trường các thành phố, thị xã, thị trấn và nông thôn, từng bước nâng cao dần chất lượng hàng hóa, phát triển dần thị trường ra các khu công nghiệp, các thành phố lớn. Tích cực chủ động và tìm kiếm thông tin, yêu cầu thị trường, nắm bắt giá cả, tiến bộ công nghệ để kịp thời điều chỉnh, đổi mới trang thiết bị của sản xuất hàng hóa đáp ứng thị trường ..vv...
5. Thực hiện chính sách dân số và công bằng xã hội
Làm tốt công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình nhằm giảm nhanh tỷ lệ sinh, hạn chế tăng dân số tự nhiên; chú trọng giải pháp tuyên truyền vận động đối tượng các xã vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Xây dựng và thực thi các chương trình và dự án liên quan trực tiếp đến phân bố lại lao động và dân cư.
Thực hiện công bằng xã hội, quan tâm đến những người có công với cách mạng, gia đình thương binh, liệt sĩ một cách ân cần và chu đáo. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận với các dịch vụ công cộng, phúc lợi xã hội, rút ngắn cách biệt giữa khu vực thành thị với nông thôn, giữa vùng đồng bằng và vùng miền núi, giữa vùng trung tâm và vùng sâu, vùng xa.
6. Quản lý và bảo vệ môi trường
Ban hành các quy định và kiểm tra gắt gao các tác động tiêu cực đến môi trường, có quy định chi tiết về công tác bảo vệ môi trường phù hợp với các xí nghiệp công nghiệp trên địa bàn, quy hoạch phân bố các cơ sở công nghiệp theo khả năng gây ô nhiễm và buộc các cơ sở phải có biện pháp xử lý chất thải hợp vệ sinh, thực hiện an toàn trong lao động.
Trong quá trình triển khai các dự án cần chấp hành và tuân thủ nghiêm ngặt