Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp-Xây dựng

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội huyện chư pưh 2011 2012 (Trang 57 - 62)

IV. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, CÁC LĨNH VỰC

2. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp-Xây dựng

*/. Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng:

Tập trung phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế về tài nguyên, nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ, đồng thời có tác dụng thúc đẩy các ngành thuộc khu vực nông nghiệp, dịch vụ và các lĩnh vực khác phát triển như: Chế biến nông sản, khai thác đá cát, sản xuất vật liệu xây dựng, tiểu thủ công nghiệp nông thôn, ... Đầu tư nâng cấp trang thiết bị và công nghệ cho các cơ sở đã có. Xây dựng các cơ sở sản xuất mới với trang thiết bị và công nghệ tiên tiến, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Hình thành cụm công nghiệp huyện Chư Pưh (tại xã Ia Le), thúc đẩy kinh tế nông nghiệp - nông thôn phát triển. Duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng, nâng cấp máy móc thiết bị và ứng dụng công nghệ thi công hiện đại, đáp ứng yêu cầu xây dựng cơ bản trên địa bàn và có khả năng vươn ra ngoài địa bàn huyện.

Giá trị sản xuất (giá cố định 2010) năm 2015 đạt 326.474 triệu đồng, năm 2020 đạt 1.146.179 triệu đồng. Tốc độ tăng bình quân năm giai đoạn (2011 - 2015) đạt 16%; giai đoạn (2016 - 2020) đạt 19,5%, cả thời kỳ (2011 - 2020) đạt 17,7%.

Biểu 23: GTSX, cơ cấu GTSX ngành công nghiệp - xây dựng

Hạng mục ĐVT Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020 Tăng bq (%) 11-15 16-20 1. Tổng GTSX Tr.đ 299.524 630.167 1.533.77 7 16,0 19,5 - Công nghiệp - TTCN Tr.đ 87.984 326.474 1.146.17 9 30,0 28,6 - Xây dựng Tr.đ 211.540 303.693 387.598 7,5 5,0 2. Giá trị SX (giá HH) Tr.đ 299.524 718.701 1.669.210 - Công nghiệp - TTCN Tr.đ 87.984 355.301 1.247.38 7 - Xây dựng Tr.đ 211.540 363.399 421.823 3. Cơ cấu GTSX % 100 100 100 - Công nghiệp - TTCN % 29,4 49,4 74,7 11,0 8,6 - Xây dựng % 70,6 50,6 25,3 -6,5 -13,0

*/. Cơ cấu sản xuất:

Đến năm 2015 và 2020 công nghiệp chiếm 49,4% và 74,7%, xây dựng chiếm 50,6% và 25,3%.

Trong nội bộ ngành công nghiệp:

Giai đoạn 2011 - 2015 tỷ trọng ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước tăng, còn tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến và khai thác giảm.

Giai đoạn 2016 - 2020 có sự chuyển dịch ngược lại: Tỷ trọng công nghiệp chế biến và khai thác tăng (khai thác quặng sắt), công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước giảm.

2.2. Quy mô phát triển các lĩnh vực công nghiệp a) Công nghiệp khai thác:

- Khai thác đá, cát, sỏi hiện trạng đạt 11.000 m3/năm, dự kiến năm 2015 đạt 20.000 m3/năm, năm 2020 đạt 25.000 m3/năm. Phân bố ở vùng chân núi thấp các xã Ia Phang, Ia Le và TT Nhơn Hòa.

- Khai thác quặng sắt hiện nay đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch đến năm 2020. Giai đoạn 2011 - 2015 triển khai thăm dò, giai đoạn 2016 - 2020 dự kiến đưa vào khai thác với quy mô 250-500.000 tấn/năm. Phân bố ở thị trấn Nhơn Hòa.

b) Công nghiệp chế biến:

+ Sản xuất phân bón: 20.000 tấn/năm + Chế biến hồ tiêu: 10.000 tấn năm

+ Xay xát (lương thực, cà phê nhân...): 30.000 tấn/năm

+ Sản xuất đậu phụ, bún, bánh các loại: 700 tấn/năm + Giết mổ gia súc tập trung: 45.000 con/năm

+ Nước đá: 1.600 tấn/năm

+ Chế biến cao su mủ khô: 5.000 tấn/năm + Thức ăn gia súc: 15.000 tấn/năm.

Bố trí tập trung chủ yếu ở cụm công nghiệp xã Ia Le và dọc quốc lộ 14 trên địa bàn thị trấn.

- Cơ khí - sửa chữa: Chủ yếu là sản xuất sản phẩm kim loại (gò hàn, đúc, gia công) và sửa chữa ô tô, máy kéo, máy nông nghiệp. Quy mô:

+ Cửa sắt các loại: 100 ngàn m2/năm.

+ Sản phẩm kim loại: 1.000 ngàn sản phẩm/năm.

+ Sửa chữa ô tô, máy kéo, máy nông nghiệp...: 1.000 chiếc/năm. + Tấm lợp kim loại: 200 ngàn m2/năm.

Bố trí tập trung chủ yếu ở cụm công nghiệp và các trung tâm cụm xã.

- Thủ công mỹ nghệ: Gồm các ngành nghề truyền thống như: Đan lát mây tre, dệt thổ cẩm, mộc... Quy mô 10 ngàn sản phẩm/năm, bố trí tại cụm công nghiệp Ia Le.

c) Sản xuất và phân phối điện, nước: - Sản xuất và phân phối điện:

+ Hiện nay trên đại bàn huyện không có nhà máy thủy điện, dự kiến giai đoạn 2011 - 2015 xây dựng thủy điện nhỏ Ia Loup tại thị trấn Nhơn Hòa với công suất 1,4 MW. Sau năm 2015 sẽ đưa vào vận hành với sản lượng điện dự kiến 4 triệu Kwh.

+ Phân phối điện: Kinh doanh điện trên địa bàn huyện hiện nay do Công ty điện lực Gia Lai quản lý. Nguồn điện cung cấp cho huyện là điện lưới quốc gia. Căn cứ dự báo dân số, định hướng phát triển các ngành, dự báo nhu cầu tiêu thụ điện là 40 triệu Kwh.

- Cung cấp nước máy công suất 4.000 m3/ngày đêm, sản lượng 4 triệu m3/năm. Xây dựng tại thị trấn Nhơn Hòa và cụm công nghiệp Ia Le.

d) Cụm công nghiệp huyện (xã Ia Le): Định hướng phát triển TTCN gồm:

Sản xuất phân bón, vật liệu xây dựng; xay xát cà phê nhân; chế biến tiêu, lương thực - thực phẩm (xay xát, giết mổ tập trung, đậu phụ, bún bánh, rượu ...); sản xuất thức ăn gia súc, sơ chế (ngô, đậu đỗ, sắn lát, ...); cơ khí, sửa chữa (gò hàn sắt nhôm, rèn, sửa chữa nhỏ ô tô, xe máy, đồ dùng gia đình...); may mặc, da giày nội tiêu; mộc dân dụng; thủ công mỹ nghệ (đan lát mây, tre, lá).

e) Phát triển các cơ sở công nghiệp - TTCN ngoài cụm:

Ngoài các cụm công nghiệp, TTCN tập trung, các cơ sở công nghiệp, TTCN phân tán bao gồm:

- Các điểm khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng: Khai thác quặng sắt tại TT Nhơn Hòa; khai thác đá, cát tại các xã, gạch ngói tại xã Ia Phang, Ia Le.

- Các cơ sở tiểu thủ công nghiệp cá thể nhỏ lẻ như: Xay xát, chế biến lương thực - thực phẩm, may mặc, da giày, rèn nguội, mộc dân dụng, đan lát... tại trung tâm các xã, thị trấn và các điểm dân cư tập trung.

Biểu 24: Sản phẩm công nghiệp chủ yếu

Sản phẩm ĐVT Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020

1. Khai thác - Đá, cát, sỏi 1000,M 3 11 20 25 - Quặng sắt Tấn 250.000 2. Chế biến - Xay xát lương thực Tấn 17.000 27.362 36.300 - Nước đá Tấn 150 500 1.600 - Rượu 1000 Lít 25 50 100 - Bánh mỳ tấn 75 250

- Giết mổ gia súc Con 32.795 44.730

- CB thực phẩm Tấn 74 250 700 - Giày dép 1000,Đôi 2 10 30 - Gỗ xẻ xây dựng M3 300 700 1.500 - Gỗ tinh chế M3 150 500 1.500 - Ván ghép thanh M3 300 700 - Gò hàn đồ nhôm 1000cái 3 8 - Đồ mộc dân dụng M3 1.000 2.000

- Quần áo may sẵn 1000c 60 200 500

- Quần áo gia công 1000c 190 300 700

- SX cửa sắt 1000m2 5 45 100

- Chế biến cao su mủ khô Tấn 1.832 7.458

- Thức ăn gia súc Tấn 15.000

- Thủ công mỹ nghệ (mây, tre) 1000sp 5 10

- Xay xát cà phê nhân Tấn 6.183 7.500

- Gia công chế biến hạt điều Tấn 1.500 2.000

- Bao bì 1000ch 2.000

- Sản phẩm cơ khí, công cụ 1000sp 313 500 1.000

- Tấm lợp 1000m2 200

- Sửa chữa ô tô, máy kéo Chiếc 500 1.000

3. Điện, nước

- Điện tiêu thụ 1000kwh 17.538 32.000 40.000

- Nước máy 1000m3 200 1.500 4.000

f) Giải pháp phát triển các cụm công nghiệp - TTCN:

Tranh thủ nguồn vốn Trung ương, kết hợp nguồn vốn địa phương và huy động đóng góp của các thành phần kinh tế để xây dựng giao thông, nâng cấp lưới điện, cấp thoát nước và hạ tầng cụm công nghiệp.

Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp, trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề của huyện với các trường dạy nghề của tỉnh và trung ương, thu hút lao động học nghề, nâng cao tay nghề cho người lao động, gắn chương trình giảng dạy với lao động thực tiễn tại doanh nghiệp, tại địa phương. Thường xuyên đào tạo, đào tạo lại lực lượng lao động và quản lý trong ngành; nâng cao những kiến thức, kỹ năng tiếp cận và mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước để đào tạo nguồn nhân lực; tạo điều kiện cho các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật trao đổi, học hỏi. Tiếp tục thực hiện chương trình đào tạo nghề, dạy nghề cho lao động nông thôn.

Tổ chức liên kết trong sản xuất kinh doanh để nâng cao năng lực sản xuất, đảm bảo chất lượng hàng hóa nhằm nâng cao uy tín, duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất ở các cơ sở, cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm; hỗ trợ có chọn lọc ngành nghề để làm đầu tàu phát triển sản xuất.

Cải tiến, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh: Nhanh chóng đổi mới công nghệ phù hợp, không nhập khẩu công nghệ và thiết bị lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Liên kết với các Viện nghiên cứu, Trường đại học, ứng dụng chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất.

Thường xuyên tham gia các hội chợ trong và ngoài tỉnh. Hợp tác tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư, quảng bá, giới thiệu sản phẩm … Phát triển hệ thống thông tin điện tử, xây dựng trang web địa phương cung cấp thông tin về tiềm năng đầu tư phát triển cụm công nghiệp, giá cả, chất lượng hàng hóa, nhu cầu tiêu dùng cho doanh nghiệp trong và ngoài huyện.

Đối với các dự án sản xuất phải có đánh giá tác động môi trường và được kiểm tra trước khi đi vào hoạt động; đình chỉ sản xuất đối với doanh nghiệp gây ô nhiễm nghiêm trọng. Xây dựng, thực hiện lộ trình di dời các cơ sở thường xuyên gây ô nhiễm môi trường nằm xen kẻ các khu dân cư vào khu, cụm công nghiệp; có hệ thống thu gom và xử lý chất thải, nước thải tập trung theo quy định.

Các tổ chức tín dụng tiếp tục đẩy mạnh việc cho vay, nhất là các nguồn vay ưu đãi.

Liên kết đầu tư phát triển vùng, phát triển mạnh những ngành, sản phẩm mà các huyện có lợi thế trên cơ sở Quy hoạch đồng bộ từ phát triển kinh tế - xã hội đến các quy hoạch ngành, các sản phẩm chủ lực của mỗi địa phương. Có sự phân công, phối hợp giữa các địa phương.

Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính theo Chương trình tổng thể cải cách hành chính của Chính phủ trên các lĩnh vực: Cải cách thể chế hành chính, cải cách tổ chức bộ máy, đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, cải cách tài chính công và hiện đại hóa nền hành chính công; đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính, tổ chức thực hiện tốt cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Tổ chức các diễn đàn đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo cấp huyện với nhà đầu tư, doanh nghiệp nhằm kịp thời nắm bắt thông tin, tháo gỡ các khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện dự án hoặc trong sản xuất kinh doanh.

2.3. Ngành xây dựng

Với nhu cầu đầu tư cho giai đoạn 2011 – 2020 là rất lớn đặc biệt là đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng cho các dự án về công nghiệp, đô thị, dịch vụ thương mại ... Tóm lại, hầu hết các ngành trên địa bàn đều có nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản rất lớn bởi hạ tầng cơ sở ở địa phương còn thiếu và yếu. Do vậy, ngành xây dựng trong giai đoạn này là ngành có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trên địa bàn ít có doanh nghiệp lớn, đủ năng lực để đảm nhận những công trình đòi hỏi kỹ thuật cao như lắp đặt thiết bị công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi đầu mối ... mà chủ yếu tập trung vào lĩnh vực xây dựng dân dụng, các công trình hạ tầng nông thôn, do vậy mức độ đóng góp từ hoạt động xây dựng chủ yếu là phần gia tăng vốn xây dựng cơ bản và tài sản phát sinh mới mang lại. Dự kiến giai đoạn 2011 - 2015 tốc độ tăng của ngành xây dựng là 6,2%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 tăng 7,5%, cả thời kỳ 2011-2020 tăng 5%/năm. Giá trị sản xuất (giá CĐ 2010) năm 2015 đạt 303.693 triệu đồng, năm 2020 đạt 387.598 triệu đồng.

3. Quy hoạch phát triển lĩnh vực dịch vụ 3.1. Phương hướng - Mục tiêu

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội huyện chư pưh 2011 2012 (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w