IV. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, CÁC LĨNH VỰC
4. Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật
4.1. Giao thông
Theo quy hoạch giao thông tỉnh Gia Lai đến 2020: Mục tiêu phát triển giao thông của huyện đến năm 2010 là tất cả các đường tỉnh đạt tiêu chuẩn cấp IV, mặt trải BTN; đến 2020 đạt tiêu chuẩn cấp III, mặt trải BTN; đường huyện tối thiểu cấp V, mặt trải nhựa chiếm 80%, còn lại trải cấp phối; đường xã đạt quy mô loại A trở lên, đến 2015 kết cấu mặt bằng vật liệu cứng đạt 70%, trong đó trải nhựa và BTXM đạt 40%; đến 2020 cứng hóa 100%, trong đó trải nhựa và BTXM đạt 60%.
*/. Quốc lộ:
- Nâng cấp, mở rộng QL14 đạt tiêu chuẩn cấp III (ĐB-MN), đoạn qua đô thị theo tiêu chuẩn đường đô thị.
- Xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam dự kiến đi theo đường Hồ Chí Minh quy mô 4 - 6 làn xe. Dự kiến đoạn qua huyện có chiều dài 32 km, từ xã Ia Rong đến Ia Le.
*/. Đường tỉnh:
- Xây dựng mới tuyến đường liên huyện (T8) Chư Pưh - Chư Prông: Điểm đầu từ QL14 thôn 5 xã Ia Le, điểm cuối ĐT 665 xã Ia Mơ huyện Chư Prông. Chiều dài
toàn tuyến 46 km (đoạn qua huyện 17,3 km). Đến 2015 triển khai toàn tuyến, nền đạt tiêu chuẩn cấp V.MN, xây dựng các cầu cống trên tuyến; giai đoạn 2016 - 2020 xây dựng toàn tuyến đạt tối thiểu cấp IV.MN, nền 7,5 m, mặt 5,5 m, kết cấu mặt đường BTN hoặc BTXM.
- Xây dựng tuyến đường liên huyện (T3): Điểm đầu từ QL 25 thuộc xã H Bông huyện Chư Sê cắt qua QL14 thị trấn Nhơn Hòa (Chư Pưh), xã Ia Ga - ĐT 665 (Chư Prông), điểm cuối trên QL19 thuộc xã Chư Ty (Đức Cơ). Tổng chiều dài 85 km
(đoạn qua huyện dài 12,5 km), giai đoạn 2011- 2015 xây dựng toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp IV.MN, nền 7,5m mặt BTN 5,5m.
*/. Đường huyện:
Có 3 tuyến đường huyện với tổng chiều dài 51,2 km, trong đó 32 km đường BTN, 7,8 km đường láng nhựa, 2 km đường cấp phối và 9,4 km đường đất.
- Giai đoạn 2011 - 2015 tiến hành láng nhựa toàn bộ số km đường cấp phối và đường đất (11,4 km). Các tuyến còn lại tiến hành duy tu bảo dưỡng. Quy hoạch 11 km đường huyện thành đường tỉnh và đường xã sẽ nâng cấp thành đường huyện dự kiến tăng khoảng 27,8 km.
- Giai đoạn 2016 - 2020 tiến hành láng nhựa nâng cấp toàn bộ tuyến đường huyện đạt tối thiểu đường cấp V.MN nền 6,5m, mặt 3,5m.
Như vậy, đến năm 2020 toàn huyện có tổng số 68,8 km đường huyện toàn bộ được láng nhựa.
*/. Đường đô thị:
Trên địa bàn huyện có 29 tuyến đường đô thị với tổng chiều dài 19,2 km, 8,5 km láng nhựa, 10,7 km cấp phối và đường đất. Giai đoạn từ nay đến 2015 BTN, BTXM 10,7 km còn lại.
*/. Đường xã, thôn, xóm:
Xây dựng mạng lưới giao thông nông thôn với chất lượng bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa, tiêu thụ nông sản. Với tuyến xã tới các thôn làng được nhựa hóa 100%, trục nối giữa các thôn, xóm được cứng hóa đạt trên 70%. Đường ngõ xóm sạch không lầy lội vào mùa mưa đạt 100%, trong đó tỷ lệ cứng hóa 50% . Tỷ lệ đường nội đồng xe cơ giới đi lại thuận tiện đạt 70%. Phấn đấu đến năm 2015 có 3/8 xã đạt tiêu chí nông thôn mới, các xã còn lại đạt 50%.
Khối lượng xây dựng: 618,8 km, trong đó:
+ Đường trục xã, liên xã: Nâng cấp 17,88 km, BTN, BTXM 5,3 km. + Đường thôn, liên thôn: Nâng cấp 14,8 km, BTN, BTXM 165 km. + Đường ngõ xóm: BTXM 208 km.
+ Đường trục chính nội đồng: Nâng cấp, cứng hóa 229,8km.
*/. Hệ thống bến xe, trạm dừng, điểm nghỉ:
- Xây dựng bến xe huyện loại 4 với diện tích 1,3 ha tại trung tâm huyện. - Xây dựng bãi đậu xe với diện tích 0,6 ha tại TT Nhơn Hòa.
- Trên tuyến QL14 dự kiến xây dựng 1 trạm nghỉ km 602+00, khu vực xã Ia Le với quy mô 5 ha.
4.2. Thủy lợi
- Giai đoạn 2011 - 2015: Nâng cấp, kiên cố hóa 54 km kênh mương các công trình hiện có. Xây dựng hồ Chư Pưh (6 triệu m3), 4 đập và 17 km kênh mương.
- Giai đoạn 2016 - 2020: Xây dựng mới 8 công trình, dự kiến tưới cho gần 1.000 ha lúa, màu và cây công nghiệp.
Tổng số đến 2020 có 21 công trình xây dựng cơ bản (14 đập, 7 hồ). Tổng diện tích được tưới trên 4.000 ha lúa, màu và cây công nghiệp.
4.3. Điện - Nước sinh hoạt a) Lưới điện:
- Nguồn điện cung cấp điện cho phát triển kinh tế - xã hội huyện hiện nay chủ yếu là điện lưới quốc gia có công suất Pmax 4,6MW được cung cấp chủ yếu từ lô 474 trạm 110 KV Chư Sê.
- Đến năm 2015 Pmax đạt 7,7MW, nguồn cấp chủ yếu từ 2 lô 474 và 480 trạm 110 kV Chư Sê và một phần phụ tải được cấp từ 110 kV Chư Prông thông qua lộ 475.
- Xây dựng điện lực Chư Pưh để quản lý, vận hành nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất góp phần vào phát triển kinh tế xã hội huyện.
- Giai đoạn 2011 – 2015 đầu tư xây dựng cho 14 thôn buôn với quy mô gồm: xây dựng mới 10,4 km đường dây trung áp, 17,7 km đường dây hạ áp và 7 trạm biến áp với tổng dung lượng 620 kVA. Tiếp tục thực hiện dự án cấp điện cho các thôn buôn chưa có điện giai đoạn 2 (2011-2020) với quy mô gồm: 34 km đường dây trung áp, 74 km đường dây hạ áp và 41 trạm biến áp với tổng dung lượng 6.030 kVA. Giai đoạn từ nay đến 2015 dự kiến xây dựng thủy điện nhỏ Ia Loup tại thị trấn Nhơn Hòa với công suất 1,4 MW, sau 2015 sẽ đưa vào vận hành.
b) Cấp nước sinh hoạt:
- Nước máy chủ yếu cung cấp cho thị trấn và cụm công nghiệp Ia Le: Giai đoạn 2011 - 2015 nâng công suất nhà máy nước thị trấn lên 6.000 m3/ngày đêm, xây dựng nhà máy nước tại xã Ia Le cung cấp nước cho cụm công nghiệp.
Giai đoạn 2016 - 2020 xây dựng thêm nhà máy nước ở phía Bắc thị trấn với công suất 4.000 m3/ngày đêm.
- Đối với khu vực nông thôn sử dụng nước giếng và hệ thống nước sinh hoạt tự chảy. Phấn đấu đến 2015 số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%.
Biểu 26: Các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn
TT Xã, thị trấn
Loại hình cấpnước Dự kiến
Vốn đầu tư
(Tr.đ)
Giếng đào Giếng khoan CT nước tự chảy
1 Xã Ia H' Rú 125 1.250 2 3.500 4.750 2 Xã Ia Dreng 125 1.250 3 5.000 6.250 3 Chư Dôn 155 1.550 1 1.750 2 3.200 6.500 4 Xã Ia HLa 105 1.050 1 1.750 2.800 5 TT.Nhơn Hòa 115 1.150 3 2.500 1 1.250 4.900 6 Ia Rong 145 1.450 1 1.750 2 3.200 6.400 7 Xã Ia Phang 105 1.050 2 1.500 2.550 8 Xã Ia Le 128 1.280 2 1.500 2.780 9 Xã Ia Blứ 175 1.750 1 948 2.698 Tổng cộng 1.178 11.780 16 20.198 5 7.650 39.628
Nguồn: Quy hoạch nước sạch nông thôn tỉnh Gia Lai đến năm 2020
4.4. Quy hoạch thoát nước và vệ sinh môi trường
*/. Về thoát nước: Quy hoạch hệ thống thoát nước theo hướng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, giải quyết môi trường và bảo đảm an sinh xã hội, đầu tư có trọng điểm, giải quyết các nhu cầu bức xúc phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân.
Xây dựng đồng bộ hệ thống mương, rãnh thoát nước ở khu vực đô thị và các cụm dân cư, hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và nước mưa được thiết kế riêng.
Đối với khu dân cư nông thôn nước thải sinh hoạt và nước thải chăn nuôi của khu dân cư tập trung ở các thôn xây dựng cống chung thoát nước mưa và nước thải, với điều kiện các nhà vệ sinh phải xây dựng bể tự hoại 3 ngăn đúng tiêu chuẩn, chuồng trại phải xây dựng bể biogas để xử lý chất thải và ao sinh học để làm sạch nước thải sơ bộ trước khi ra sông, suối.
Cụm công nghiệp, bệnh viện có hệ thống thoát và xử lý nước thải riêng theo quy hoạch. Nước thải phải được xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN24-2009 (nguồn loại B),
trước khi thải ra hệ thống thoát nước công cộng.
*/. Quản lý chất thải rắn: Theo tiêu chuẩn về chất thải rắn hàng ngày trung bình khoảng 0,8 - 1kg/người-ngày, chất thải rắn công nghiệp khoảng 50-100 tấn CTR/ngày. Phương án thu gom xử lý như sau:
- Đối với khu trung tâm huyện, khu du lịch, dịch vụ, các công trình công cộng, chất thải rắn được tập trung trong các thùng 0,33 m³ đặt tại các góc đường trong khu dân cư, khu thương mại dịch vụ, khu du lịch ...,. đến thu gom và đưa về khu xử lý rác thải tập trung tại xã Chư Don.
- Tại điểm dân cư phân tán, khu dân cư nông thôn nếu không thuận lợi thu gom, có thể tự giải quyết bằng cách tập trung lại và đốt hàng ngày tại nhà, hoặc ngâm ủ, phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp.
- Chất thải rắn công nghiệp: Các cơ sở sản xuất ký hợp đồng thu gom và xử lý CTR công nghiệp, chất thải nguy hại với các đơn vị chuyên trách của huyện, tỉnh chuyển CTR về khu xử lý tỉnh.
- Đối với các xã: Dự kiến quy hoạch mỗi xã 1 bãi chôn lấp và xử lý rác thải quy mô từ 2 – 5 ha để xử lý rác thải sinh hoạt.
- Chất thải y tế: Xử lý theo quy định về xử lý chất thải y tế, chất thải nguy hại.
*/. Nghĩa trạng, nghĩa địa:
- Đối với cấp huyện: Quy hoạch nghĩa trang chung, xa khu dân cư và xa nguồn nước qui mô mỗi nghĩa trang khoảng 5-10 ha, thực hiện di dời các nghĩa địa phân tán trong khu dân cư, trong các đô thị vào khu nghĩa trang chung.
- Đối với cấp xã: Theo tiêu chuẩn yêu cầu mỗi xã có từ 1 – 3 nghĩa trang trong ngắn hạn và trong dài hạn 2 – 3 xã xây dựng 1 nghĩa trang với bán kính phục vụ 3 km, nằm cách khu dân cư tối thiểu là 500 m. Căn cứ thực trạng nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thì cần ổn định các nghĩa địa hiện có, mở rộng diện tích để đáp ứng nhu cầu, đồng thời đầu tư xây dựng tường rào cách ly đảm bảo theo quy định của tiêu chí nông thôn mới. Quy hoạch thêm một số nghĩa trang, nghĩa địa cấp xã, thị trấn với quy mô diện tích đến năm 2020 tăng thêm 46,2 ha.
4.5. Thông tin và truyền thông a) Phương hướng, mục tiêu:
Tiếp tục phát triển bền vững mạng lưới bưu chính, viễn thông, hệ thống thông tin cơ sở đảm bảo thông tin thông suốt, nhanh chống, kịp thời đáp ứng nhu cầu của người dân và công tác chỉ đạo, điều hành của Đảng và Nhà nước.
Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, chỉ đạo các phòng ban, đơn vị và doanh nghiệp viễn thông đóng chân trên địa bàn huyện tận dụng cơ sở hạ tầng hiện có, xây dựng và mở rộng mạng băng rộng đến các xã, thôn làng.
Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông đứng chân trên địa bàn huyện phối hợp trong việc thực hiện xã hội hóa và phát triển hạ tầng viễn thông. Phát triển các điểm truy cập công cộng tại các địa điểm thích hợp với từng khu vực, cơ sở như: các trường học, nhà văn hóa xã, điểm bưu điện văn hóa xã và các trung tâm giáo dục cộng đồng. Lắp đặt thiết bị nhằm thu hút và tạo điều kiện tốt nhất cho người dân trên địa bàn huyện có thể khai thác, sử dụng có hiệu quả các dịch vụ điện thoại cố định và truy cập Internet.
Triển khai các đề án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đưa thông tin về cơ sở, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới. Theo đó thực hiện các giải pháp tăng cường năng lực cơ sở vật chất, cán bộ, nội dung thông tin và truyền thông cơ sở trên địa bàn huyện.
*/. Đến năm 2015
- Về Bưu chính – Viễn thông: hoàn thành việc nâng cấp bưu cục cấp 3 lên cấp 2, cơ bản hoàn thành mạng băng rộng đến các xã, kết nối Internet đến các trường học, phủ sống thông tin di động băng rộng đến 85% dân cư; 100% số xã có báo đến trong ngày; mật độ thuê bao điện thoại đạt 110 thuê bao/100 dân, trong đó mật độ thuê bao điện thoại cố định đạt 14 máy/100 dân; mật độ thuê bao Internet đạt khoảng 5 thuê bao/100 dân, tỷ lệ người dân sử dụng Internet đạt 27%.
- Về phổ cập thông tin: 20 – 30% số hộ gia đình trên địa bàn huyện có máy tính và truy cập Internet băng rộng; trên 90% số hộ có máy thu hình, trong đó 80% xem được truyền hình số bằng các phương thức khác nhau.
*/. Đến năm 2020
- Về Bưu chính – Viễn thông: Hoàn thiện mạng băng rộng đến hầu hết các thôn làng, phủ sống thông tin di động băng rộng đến 95% đân cư.
- Về phổ cập thông tin: Hầu hết các hộ gia đình trên địa bàn huyện sử dụng các dịch vụ số; 50 – 60% số hộ gia đình có máy tính và truy cập Internet băng rộng, trong đó 25 – 30% truy cập băng rộng sử dụng cáp quang. Hầu hết các hộ gia đình có máy thu hình xem được truyền hình số. 100% diện tích được phủ sống phát thanh, 100% các xã có trạm truyền thanh không dây. Hoàn chỉnh và chuẩn hóa bộ máy làm công tác truyền thanh, truyền hình cấp huyện, xã; 100% tuyên truyền viên thôn, làng được tập huấn nâng cao chất lượng tuyên truyền cơ sở.
b) Dự kiến bố trí mạng lưới thông tin và truyền thông
Với quy mô dân số đến 2020 là 76.240 người, thì số lượng điểm bưu chính đến năm 2020 là 25 điểm là phù hợp. Dự kiến đến năm 2020: Bưu điện văn hóa xã 9/9 xã, thị trấn. Điểm bưu chính thôn buôn 15 điểm. Tổng số toàn huyện có: 1 bưu cục, 9 bưu điện văn hóa, 15 điểm bưu điện thôn. Bình quân 3.500 dân, bán kính 2,5-3,5 km/điểm phục vụ. Thuê bao điện thoại cố định 30 máy/100 dân, thuê bao internet tăng gấp đôi so với hiện nay.