TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KINH TẾ-XÃ HỘI HUYỆN

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội huyện chư pưh 2011 2012 (Trang 75 - 79)

1. Quy hoạch địa giới hành chính

a) Quy mô, ranh giới huyện: Quy mô, địa giới huyện giữ nguyên như hiện nay là hợp lý.

b) Quy mô, ranh giới các xã:

Đến năm 2020 dự báo dân số toàn huyện là 76.240 người, đất nông nghiệp 66.264 ha, bình quân mỗi xã theo ranh giới hiện nay là 7.966 ha diện tích tự nhiên, 7.360 ha đất nông nghiệp, 3.678 ha đất sản xuất nông nghiệp.

Trong đó: Xã Ia Blứ có quy mô 19.114,5 ha tự nhiên, hơn 16.000 ha đất nông nghiệp, nhu cầu dân số khoảng 7.500 người; xã Ia Le có quy mô 12.544,73 ha tự nhiên, khoảng 12.000 ha đất nông nghiệp, nhu cầu dân số khoảng 12.200 người; xã Ia Phang có quy mô 12.762,19 ha tự nhiên, khoảng 11.500 ha đất nông nghiệp, nhu cầu dân số khoảng 11.000 người. Với quy mô này sẽ không còn phù hợp với khả năng quản lý của cán bộ xã, cần phải chia tách xã mới. Dự kiến quy hoạch các đơn vị hành chính thuộc huyện đến 2020 như sau:

- Giai đoạn 2016 - 2020 tách xã Ia Le, Ia Blứ và xã Ia Phang thành lập thêm 3 xã mới.

Đến năm 2020 toàn huyện có 12 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: 10 xã, 1 thị trấn và 2 trung tâm cụm xã. Quy mô trung bình mỗi xã có 6.350 khẩu, diện tích tự nhiên 5.975 ha và diện tích đất nông nghiệp hơn 5.500 ha.

2. Quy hoạch sử dụng đất

- Sử dụng triệt để quỹ đất đai cho các mục đích cụ thể của nền kinh tế. Từng bước thu hẹp và tiến tới phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, đúng pháp luật, lấy giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất đai làm thước đo để chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các khu cụm công nghiệp, TTCN, dịch vụ, du lịch ... theo quy hoạch và kế hoạch.

- Phân bổ, sử dụng quỹ đất hợp lý theo hướng đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng, công nghiệp, dịch vụ - du lịch, khu dân cư mới, tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình công nghiệp hóa, đô thị hóa.

- Nâng cấp, kiên cố hóa các công trình thủy lợi hiện có và xây dựng mới trong kế hoạch đến 2020. Mở rộng và ổn định quỹ đất sản xuất lúa nước, hạn chế việc chuyển đất lúa nước sang mục đích phi nông nghiệp. Chuyển đổi đất rừng nghèo sang trồng cao su theo quy hoạch của tỉnh, một số diện tích đất nương rẫy, đất rừng trồng điều và một phần đất bằng cây hàng năm khác kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, hồ tiêu, trồng cỏ phát triển chăn nuôi trang trại. Cải tạo vườn đồi, vườn rừng phát triển các cây trồng có giá trị hàng hóa, có thị trường tiêu thụ (cây ăn quả, neem, cây keo, bạch đàn, ...).

- Khai thác sử dụng đất phải gắn liền với nhiệm vụ bồi bổ, cải tạo, làm tăng độ phì cho đất, chống suy thoái, ô nhiễm môi trường đất; gắn lợi ích kinh tế với bảo vệ môi trường, bảo đảm sử dụng đất bền vững lâu dài. Chú trọng quỹ đất dành cho phát triển quốc phòng an ninh, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

2.2. Định hướng sử dụng đất đai đến năm 2020

a) Định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020:

Tổng diện tích đất nông nghiệp 66.070,84, chiếm 92,16% diện tích tự nhiên, trong đó:

- Đất sản xuất nông nghiệp 41.314,6 ha, chiếm 57,6% diện tích tự nhiên. - Đất lâm nghiệp 24.756,25, chiếm 34,5% diện tích đất tự nhiên.

b) Định hướng sử dụng đất phi nông nghiệp

Tổng diện tích đất phi nông nghiệp 4.891,65 ha, chiếm 6,82% diện tích tự nhiên, trong đó:

- Đất ở đô thị 437,75 ha, chiếm 0,61% diện tích tự nhiên. - Đất ở nông thôn 587,77 ha, chiếm 0,82% diện tích tự nhiên.

- Đất phát triển hạ tầng 2.534,49 ha, chiếm 3,54% diện tích tự nhiên. - Đất phi nông nghiệp khác 1.331,64 ha, chiếm 1,86% diện tích tự nhiên.

Biểu 32: Định hướng sử dụng đất các ngành

STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2020 Tăng (+)

giảm (-) 20/11 (ha) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ 71.695,02 100 71.695,02 100 -

STT Chỉ tiêu Tăng (+) giảm (-) 20/11 (ha) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) NHIÊN 1 Đất nông nghiệp NNP 64.329,44 89,73 66.070,84 92,16 4.332,26 Trong đó: - - 1.1 Đất trồng lúa LUA 2.590,80 3,61 2.961,00 4,13 541,30 Trong đó: Đất chuyên trồng lúa

nước LUC 1.078,39 1,50 1.071,89 1,50 -12,67

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 19.397,37 27,06 19.722,19 27,51 2.539,98 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 18.709,50 26,10 18.631,40 25,99 8.797,31 1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 4.874,07 6,80 4.957,00 6,91 114,96 1.5 Đất rừng sản xuất RSX 18.707,70 26,09 19.799,25 27,62 -7.661,29

2 Đất phi nông nghiệp PNN 4.422,95 6,17 4.891,65 6,82 1.053,79

Trong đó: - - 2.1 Đất xây dựng trụ sở CQ, Ctr sự nghiệp CTS 44,19 0,06 65,39 0,09 28,30 2.2 Đất quốc phòng CQP 59,54 0,08 72,09 0,10 71,05 2.3 Đất an ninh CAN 2,5 0,00 7,1 0,01 6,60

2.4 Đất khu công nghiệp SKK 50 0,07 50 0,07 50,00

2.5 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC 53,78 0,08 62,83 0,09 59,87 2.6 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 44,99 0,06 48,99 0,07 4,00 2.7 Đất xử lý, chôn lấp chất thải DRA 2 0,00 34,46 0,05 34,46 2.8 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 4,36 0,01 9,36 0,01 5,00 2.9 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 63,79 0,09 83,29 0,12 46,20 2.10 Đất có mặt nước chuyên dùng SON 826,73 1,15 830,23 1,16 3,50 2.11 Đất phát triển hạ tầng DHT 2.366,43 3,30 2.534,49 3,54 473,22

3 Đất đô thị ODT 2.303,89 3,21 2.303,89 3,21

4 Đất khu dân cư nông thôn DNT 11.181,63 15,60 11.410,73 15,92 284,55 5 Đất chưa sử dụng CSD 2.992,63 4,17 732,53 1,02 -5.386,05

5.1 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 2.905,09 4,05 644,99 0,90 -5.386,05 5.1 Núi đá không có rừng cây NCS 87,54 0,12 87,54 0,12

3. Các tiểu vùng kinh tế - xã hội

Phát triển kinh tế -xã hội theo tiểu vùng nhằm tận dụng tiềm năng, lợi thế của từng tiểu vùng để tạo tăng trưởng đột phá của huyện, dự kiến quy hoạch phát triển KT-XH huyện Chư Pưh theo 3 tiểu vùng kinh tế như sau:

*/. Tiểu vùng 1: Tiểu vùng trung tâm

Bao gồm thị trấn Nhơn Hòa và xã Ia Phang, phát triển mạnh về thương mại dịch vụ. Cơ cấu kinh tế của tiểu vùng là: thương mại, dịch vụ, du lịch - TTCN và nông lâm thủy sản. Trung tâm tiểu vùng là thị trấn Nhơn Hòa, đồng thời là trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của huyện.

Hướng ưu tiên phát triển của vùng này là: Hoàn thiện cơ sở hạ tầng khu trung tâm huyện, đầu tư xây dựng trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị, chợ, bến xe và

khu du lịch sinh thái. Triển khai thăm dò và khai thác quạng sắt, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp được bố trí tập trung về phía Bắc thị trấn.

*/. Tiểu vùng 2: Tiểu vùng kinh tế - xã hội phía Bắc:

Bao gồm các xã Ia Hrú, Chư Don, Ia Hla, Ia Dreng và Ia Rong. Đây là tiểu vùng kinh tế - xã hội nằm về phía Bắc của huyện. Cơ cấu kinh tế của tiểu vùng là: nông lâm thủy sản - thương mại, dịch vụ, và tiểu thủ công nghiệp. Xây dựng trung tâm cụm xã tại xã Ia Rong.

Hướng ưu tiên phát triển của vùng là: Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn theo chương trình xây dựng nông thôn mới. Ưu tiên xây dựng các công trình thủy lợi tưới tiêu nhằm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, khai thác diện tích đất chưa sử dụng đưa vào trồng cây công nghiệp lâu năm. Xây dựng khu chăn nuôi tập trung 37 ha tại xã Chư Don. Xây dựng Ia Rong trở thành trung tâm phía Bắc của huyện.

*/. Tiểu vùng 3: Tiểu vùng kinh tế - xã hội phía Nam:

Gồm 2 xã thuộc vùng phía Nam của huyện: Ia Le và Ia Blứ. Tiểu vùng này có cụm công nghiệp, sau năm 2015 xây dựng hoàn thành đường tỉnh lộ 8 nối với huyện Chư Prông, xây dựng trường THPT, giai đoạn 2016 – 2020 thành lập thêm 2 xã mới. Cơ cấu kinh tế của tiểu vùng là: Công nghiệp, TTCN - thương mại, dịch vụ và nông lâm thủy sản. Xây dựng trung tâm cụm xã lại Ia Le.

Hướng ưu tiên phát triển của vùng là: Đầu tư xây dựng hoàn thiện cụm công nghiệp, trạm dừng xe tại Ia Le. Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ theo chương trình xây dựng nông thôn mới, chuyển đổi diện tích rừng nghèo sang trồng cao su theo chủ trương của tỉnh, đầu tư các công trình thủy lợi phục vụ cho sản xuất. Xây dựng Ia Le trở thành trung tâm phía Nam của huyện và thành thị trấn sau năm 2020.

4. Quy hoạch đô thị và định hướng phát triển khu vực nông thôn

Quá trình đô thị hóa dự kiến đến năm 2020 sẽ có 1 thị trấn (Nhơn Hòa) và 2 trung tâm cụm xã ở phía Bắc (Ia Rong), phía Nam (Ia Le), với dân số đô thị khoảng 32.420 người chiếm 42,5% tổng dân số toàn huyện.

Sự phát triển các đô thị và đô thị hóa sẽ thúc đẩy quá trình phát triển công nghiệp, dịch vụ và công nghiệp hóa nông thôn.

Kinh tế đô thị cần phát triển mạnh các ngành dịch vụ như thương mại, dịch vụ, ngân hàng, bưu chính viễn thông, công nghiệp ...

Đối với khu vực đô thị cần thực hiện quy hoạch xây dựng thị trấn một cách đồng bộ, nhất là hệ thống cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng, phù hợp với khả năng nguồn vốn, khả năng quản lý và quy mô đô thị.

Phát triển khu vực nông thôn tập trung vào 3 nhiệm vụ chính đó là:

- Tăng cường chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn: Phát triển mạnh sản xuất nông nghiệp đặc biệt cây công nghiệp dài ngày như cao su, cà phê, tiêu ... Cần tập trung đầu tư chiều sâu ứng dụng công nghệ mới nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao. Phát triển mạnh thương mại, dịch vụ, các ngành nghề phi nông nghiệp. Tạo mọi điều kiện để phát triển công nghiệp, TTCN nông thôn như gia công cơ khí, sửa chữa máy móc, sơ

chế và chế biến nông sản, làm hàng thủ công mỹ nghệ … nhằm tăng thêm thu nhập, nâng cao dần đời sống nông thôn, từng bước giảm khoảng cách chênh lệch giữa đô thị và nông thôn.

- Phát triển thị trường nông thôn và kích cầu hợp lý: Tập trung vào 3 nhiệm vụ: + Tổ chức tốt mạng lưới chợ, các tụ điểm thương mại khu vực nông thôn và khuyến khích mọi người tham gia kinh doanh mua, bán.

+ Xây dựng mạng lưới đại lý thu mua hàng nông sản và bán máy móc thiết bị, hàng công nghệ phẩm … cho khu vực nông thôn.

+ Tổ chức tốt hệ thống thông tin kinh tế - thị trường phục vụ nhân dân khu vực nông thôn.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn:

+ Giao thông nông thôn: Tập trung đầu tư, nâng cấp các tuyến liên xã chính đảm bảo thông suốt trong mùa mưa, gắn phát triển giao thông với phát triển kinh tế nông thôn, các điểm dân cư.

+ Điện nông thôn: Tăng cường phát triển hệ thống điện lưới về nông thôn, đảm bảo đáp ứng nhu cầu điện khí hóa nông thôn.

+ Nước sạch khu vực nông thôn: Kết hợp nguồn ngân sách của huyện, của tỉnh, vận động nhân dân đóng góp để xây dựng hệ thống nước sạch khu vực nông thôn, đến năm 2020 có 100% dân số khu vực nông thôn được sử dụng nước sạch.

+ Xây dựng các công trình phúc lợi công cộng: Đảm bảo mỗi xã đều có nhà văn hóa, khu vui chơi giải trí tổng hợp, đài truyền thanh, trạm y tế đạt tiêu chuẩn xây dựng nông thôn mới.

+ Đến năm 2015 xây dựng 2 xã đạt nông thôn mới, các xã còn lại phấn đấu đạt từ 13-15 tiêu chí. Phấn đấu đến năm 2020 có 100% xã đạt nông thôn mới, cơ sở hạ tầng vùng nông thôn cơ bản được đầu tư đồng bộ.

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội huyện chư pưh 2011 2012 (Trang 75 - 79)

w