1. Quan điểm
Phát triển kinh tế - xã hội huyện Chư Pưh phải đặt trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Gia Lai, đồng thời đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với huyện Chư Sê và các địa phương trong vùng.
Phát triển nhanh và toàn diện các lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhưng trọng tâm là cây công nghiệp lâu năm, công nghiệp chế biến nông sản và khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế của huyện và tỉnh cùng phát triển.
Phát triển kinh tế nhiều thành phần, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế. Đa dạng hóa các loại hình sản xuất kinh doanh, nhằm tạo ra nội lực vững mạnh và môi trường thuận lợi đẩy nhanh thu hút vốn đầu tư và công nghệ mới từ bên ngoài.
Phát triển kinh tế - xã hội phải đảm bảo sự hài hòa giữa các vùng lãnh thổ trên địa bàn, trong đó chú ý đến khu vực cộng đồng dân tộc thiểu số. Phát triển bền vững, hài hòa kinh tế - xã hội - an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái.
2. Mục tiêu
*/. Mục tiêu tổng quát
- Nâng cao chất lượng tăng trưởng và chuyển dịch nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Quy mô nền kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần nhân dân được cải thiện rõ rệt. Quốc phòng, an ninh trật tự được củng cố và giữ vững. - Xây dựng các giải pháp cụ thể để thực hiện các chủ trương chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, nhằm khuyến khích, thu hút đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực có lợi thế của huyện như: Chế biến nông lâm sản; khai thác và chế biến khoáng sản, dịch vụ.
- Tập trung vốn ngân sách và huy động các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là về giao thông nông thôn và thủy lợi.
- Phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa. Có chính sách thu hút đối với lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, có trình độ quản lý và kinh doanh giỏi. Chú trọng đào tạo nghề ngắn hạn, tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo.
*/. Mục tiêu cụ thể
Tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân năm thời kỳ 2011 - 2020 đạt 13%; trong đó: Giai đoạn 2011 - 2015 đạt 14,0%, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 12%.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo xu hướng khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản giảm, khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ tăng. Đến năm 2015 có cơ cấu như sau: Khu vực I: 61,6%, khu vực II: 19,1% và khu vực III: 19,3%; năm 2020: Khu vực I: 50,3%, khu vực II: 27,3% và khu vực III: 22,3%.
GTSX bình quân đầu người theo giá hiện hành năm 2015 là 54 triệu đồng/người và năm 2020 là 80 triệu đồng/người.
Tốc độ phát triển dân số bình quân năm giai đoạn 2011 - 2015 là 1,89%, giai đoạn 2016 - 2020 là 1,7%.
Đến năm 2015 có 70% và đến năm 2020 có 100% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, năm 2015 có 6,5 bác sĩ/1 vạn dân và năm 2020 có 8,0 bác sĩ/1 vạn dân, 100% số xã có bác sĩ.
Đến năm 2020 có 70% trường học phổ thông đạt chuẩn quốc gia, có 90% làng được công nhận là làng văn hóa. Đến năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo giảm 3 - 4% năm theo tiêu chí mới.
Đến năm 2015 có 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, năm 2020 có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Bảo vệ môi trường nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân các dân tộc nhất là dân cư đô thị, cần bảo vệ môi trường theo từng ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển cân đối bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế cao.