PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội huyện chư pưh 2011 2012 (Trang 79 - 81)

1. Phát triển khoa học và công nghệ

Đối với nông lâm nghiệp cần nhanh chóng ứng dụng các tiến bộ khoa học về giống cây trồng, vật nuôi như: Các giống lúa lai, giống sắn KM 94, giống cây ăn quả

(nhãn, xoài, chuối). Thực hiện tốt chương trình Sind, Zêbu hóa đàn bò, nạc hóa đàn lợn, phát triển đàn bò thịt giống ngoại và dê ngoại ... Gắn với việc hình thành trại nhân giống sản xuất theo công nghệ cao và công tác khuyến nông khuyến lâm. Mở rộng và nâng cao trình độ thâm canh các cây con mũi nhọn hàng hóa (hồ tiêu, cao su, cà phê, bò thịt, cây ăn quả, rau-quả ...), gắn với công nghiệp chế biến. Từng bước chuyển hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại tập trung bán công nghiệp và công nghiệp, nhằm áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, hạn chế dịch bệnh. Phổ biến và nhân rộng các mô hình sản xuất trang trại, VAC, VRC, nông lâm kết hợp, điều chế và chăm sóc rừng, khoanh nuôi phục hồi và trồng rừng.

Đối với công nghiệp - TTCN: Các cơ sở cần từng bước đổi mới thiết bị công nghệ tiên tiến, xây dựng các cơ sở mới với thiết bị công nghệ hiện đại, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh.

Để thực hiện được những định hướng trên cần thực hiện tốt một số biện pháp sau đây:

- Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức dịch vụ kỹ thuật nông - lâm - công nghiệp, mạng lưới khuyến nông khuyến lâm từ huyện xuống cơ sở, nhằm chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đại trà.

- Từng bước hình thành trại sản xuất giống cây con công nghệ cao tại huyện. - Tổ chức tốt các dịch vụ tư vấn kỹ thuật, khoa học công nghệ cho các cơ sở công nghiệp - TTCN trong việc lựa chọn thiết bị, công nghệ, phương án sản phẩm.

- Chỉ đạo các cơ sở sản xuất xây dựng các phương án đổi mới thiết bị công nghệ và sản phẩm nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, làm cơ sở pháp lý cho vay vốn dài hạn, liên doanh liên kết.

- Có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công nhân đáp ứng được yêu cầu sản xuất mới trong điều kiện thiết bị và công nghệ đổi mới, tiếp nhận thêm cán bộ, công nhân giỏi tăng cường cho lực lượng hiện có.

- Đề xuất với cấp trên một số chính sách khuyến khích về khoa học công nghệ như: Khen thưởng về ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chính sách tín dụng ưu đãi về đổi mới thiết bị công nghệ, giảm thuế cho những sản phẩm mới,v,v...

2. Bảo vệ môi trường

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội việc khai thác tài nguyên (đất đai, nguồn nước, khoáng sản ...) để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình đô thị hóa, hình thành cụm công nghiệp, dịch vụ, du lịch, khu dân cư mới ... là điều tất yếu. Do đó vấn đề bảo vệ môi trường phải được quan tâm hàng đầu, nếu không sẽ gây tác hại không nhỏ đối với sản xuất và đời sống.

*/. Những khu vực nhạy cảm hiện nay và sau này do tác động của phát triển kinh tế xã hội làm ảnh hưởng tới môi trường là:

- Khai thác khoáng sản: Khai thác đá,...

- Cơ sở sản xuất TTCN độc lập xen kẽ khu dân cư và cụm công nghiệp.

- Các khu du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị, khu dân cư tập trung, đô thị. - Các công trình thủy lợi trong quá trình xây dựng và sử dụng.

- Đường QL.14 qua khu trung tâm và các cụm dân cư.

- Sản xuất nông nghiệp trên vùng đồi núi dốc, đồng ruộng chưa được xây dựng ruộng bậc thang và công trình chống xói mòn rửa trôi.

*/. Định hướng cho bảo vệ môi trường trong những năm tới là:

+ Chuyển các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp nằm trong khu dân cư vào cụm công nghiệp tập trung Ia Le. Xây dựng cơ sở công nghiệp mới bằng các dây chuyền tiên tiến, ít ô nhiễm và bắt buộc phải có hệ thống xử lý chất thải, nước thải.

+ Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, giáo dục và thanh kiểm tra về công tác bảo vệ môi trường đối với các tổ chức và cá nhân để phòng ngừa, xử lý kịp thời những ô nhiễm môi trường, xây dựng một nề nếp bảo vệ, xây dựng môi trường trong sạch và bền vững.

+ Kế hoạch hóa việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững để xác định những việc cần làm trong từng thời kỳ, từng năm của thị trấn cũng như ở các xí nghiệp, cơ sở và cụm dân cư.

+ Xây dựng các dự án về cấp nước, thoát nước, cây xanh, thu gom xử lý rác của thị trấn và các xã. Thành lập tổ chức quản lý cây xanh, thu gom rác, cấp thoát nước tại thị trấn và tất cả các xã trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội huyện chư pưh 2011 2012 (Trang 79 - 81)

w