Phát triển nguồn nhân lực và các ngành văn hóa xã hội

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội huyện chư pưh 2011 2012 (Trang 69 - 75)

IV. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, CÁC LĨNH VỰC

5. Phát triển nguồn nhân lực và các ngành văn hóa xã hội

5.1. Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực

a) Dự báo dân số, lao động:

Biểu 27: Dự báo dân số - lao động

HẠNG MỤC ĐVT H.trạng2010 Quy hoạch Tốc độ tăng (%) 2015 2020 11-15 16-20 11-20

1- Dân số Người 63.786 70.060 76.240 1,89 1,71 1,80

- Thành thị Người 11.652 12.833 32.418 1,95 20,36 10,77

% so với dân số % 18,27 18,32 42,5

2- Tỷ lệ dân số tăng tự nhiên % 2,26 1,52 1,49

3- Số hộ Hộ 12.423 14.420 16.908 3,03 3,23 3,13

4- Lao động trong độ tuổi Người 35.400 38.533 41.932 1,71 1,71 1,71

% so với dân số % 55,50 55,00 55,00

Căn cứ nhu cầu lao động các ngành đến 2015 và 2020, dự báo dân số toàn huyện đến 2015 đạt Error! Not a valid link. người, năm 2020 đạt Error! Not a valid link. người, tỷ lệ tăng chung 2011 - 2020 là Error! Not a valid link.%, tỷ lệ tăng tự nhiên giảm còn Error! Not a valid link.%, dân số đô thị toàn huyện 32.420 người, chiếm 42,5%.

b) Dự báo lao động, việc làm:

Biểu 28: Dự báo sử dụng nguồn lao động

HẠNG MỤC ĐVT 2010 2015 2020 Tốc độ tăng (%)

11-15 16-20 11-20 Lao động đang làm việc Người 33.857 38.032 41.722 2,35 1,87 2,11

% So với LĐ trong độ tuổi %

95,64 98,70 99,50

- Nông nghiệp Người 31.225 30.652 30.092 -0,37 -0,37 -0,37

% So với tổng số % 92,23 80,60 72,13

- Công nghiệp-Xây dựng Người 1.158 3.250 4.800 22,92 8,11 15,28

% So với tổng số % 3,42 8,55 11,50

- Dịch vụ Người 1.474 4.130 6.830 22,88 10,58 16,57

% So với tổng số % 4,35 10,86 16,37

Bố trí sử dụng lao động các ngành: Lao động có nhu cầu việc làm và chuyển đổi nghề đến 2020 tăng thêm Error! Not a valid link. người, bình quân Error! Not a valid link. lao động/năm. Giải pháp giải quyết việc làm như sau:

+ Thu hút vào công nghiệp và phát triển thêm ngành nghề TTCN nông thôn, tham gia xây dựng cơ bản giải quyết thêm Error! Not a valid link. lao động.

+ Thu hút vào khu du lịch và các trung tâm thương mại - dịch vụ huyện, chợ cụm xã và chợ xã Error! Not a valid link. lao động.

c) Đào tạo lao động:

- Mục tiêu:

Đào tạo và đào tạo lại nguồn lao động có tay nghề, có trình độ khoa học kỹ thuật và quản lý để tiếp cận nhanh với kinh tế thị trường, chú trọng lực lượng lao động kỹ thuật trong tất cả các ngành kinh tế - xã hội, nhất là lao động công nghiệp, du lịch và dịch vụ. Phấn đấu đến năm 2015 lao động qua đào tạo đạt 30% so với tổng số lao động đang làm việc; đến 2020 lao động qua đào tạo chiếm trên 50%.

Giai đoạn 2011 - 2015 nhu cầu đào tạo lao động Error! Not a valid link.

người, bình quân năm Error! Not a valid link. người; giai đoạn 2016 - 2020 nhu cầu đào tạo Error! Not a valid link. người, bình quân năm Error! Not a valid link.

người.

- Giải pháp:

+ Tăng cường sức khỏe toàn dân, trước hết là lực lượng lao động trong độ tuổi lao động và thanh niên có học vấn khá.

+ Xây dựng trung tâm dạy nghề của huyện để có thể đảm nhận được công việc đào tạo nghề cho người lao động.

+ Khuyến khích và hỗ trợ người lao động có điều kiện học nghề, học ngoại ngữ, tin học ...

+ Huyện cần tạo nguồn kinh phí (từ doanh nghiệp, ngân sách, đóng góp của dân ...) để có thể gửi người đi đào tạo tại các trường trong và ngoài nước về những ngành nghề mà huyện có yêu cầu.

+ Huyện cần có biện pháp thu hút các chuyên gia giỏi của tỉnh và nơi khác đến làm việc tại huyện, trước hết là người địa phương hiện đang công tác, làm việc sinh sống ở ngoài huyện (kể cả nước ngoài) đóng góp xây dựng quê hương, chú ý tìm

những người giỏi về quản lý, kinh doanh, sản xuất hay có vốn để đầu tư về quê hương.

5.2. Phát triển giáo dục

Từng bước xã hội hóa công tác giáo dục đào tạo để nâng cao dân trí, tăng cường chất lượng nguồn nhân lực, phát triển và bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội. Coi trọng cả 3 mặt mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

*/. Dự báo sỹ số học sinh các cấp:

Phấn đấu đến năm 2015 có 9/9 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, huy động trẻ em đi học so với độ tuổi: Tiểu học và THCS đạt 97 - 99%; THPT đạt >60%, còn lại vào học các trường trung cấp nghề; học sinh tốt nghiệp THPT có 60% đi học đại học và cao đẳng, 30-40% đi học trung cấp nghề.

Lao động qua đào tạo đến 2015 chiếm 30% lao động làm việc, năm 2020 chiếm trên 50%.

Đến 2015 phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2, duy trì phổ cập giáo dục THCS. Đến 2020 thị trấn huyện phổ cập THPT.

Biểu 29: Dự báo học sinh đi học

ĐVT: học sinh

TT Theo xã, thị trấn Năm học 2015 - 2016 Năm học 2020 - 2021 Mẫu

giáo Tiểu học THCS THPT Mẫu giáo Tiểu học THCS THPT Toàn huyện 2.720 9.350 4.135 1.435 2.840 9.700 4.315 1.590 1 TT Nhơn Hòa 498 1.712 758 263 527 1.800 800 295 2 Xã Ia H Rú 356 1.224 540 188 372 1.273 566 209 3 Xã Ia Ròng 216 742 328 114 226 772 344 127 4 Xã Ia Reng 253 870 385 134 264 900 401 148 5 Xã Ia HLa 192 658 291 100 202 690 307 113 6 Xã Chư Don 89 309 137 47 84 290 129 47 7 Xã Ia Phang 392 1.346 596 207 408 1.396 621 229 8 Xã Ia Le 436 1.500 663 230 455 1.552 691 254 9 Xã Ia BLứ 288 989 437 152 302 1.027 456 168

*/. Số lớp học và nhu cầu giáo viên:

Nhu cầu cán bộ giáo dục đến năm 2015 là 995 người; đến năm 2020 là 1.030 người. Không ngừng nâng cao trình độ giáo viên đảm bảo đến năm 2020 có 80% giáo viên mầm non, 100% giáo viên tiểu học đạt trình độ cao đẳng trở lên; 100% giáo viên THCS và THPT đạt trình độ đại học trở lên.

Biểu 30: Dự báo nhu cầu lớp học, giáo viên

STT Hạng mục Nhu cầu lớp học (lớp) Nhu cầu giáo viên (người) ĐM hs/lớp 2015 2020 ĐM gv/lớp 2015 2020

1 Mẫu giáo 25 110 113 2,00 220 225 2 Tiểu học 30 312 324 1,50 468 485 3 THCS 40 104 108 1,90 198 205 4 THPT 40 37 39 2,25 84 88 5 Dạy nghề 45 10 11 1,50 25 27 Tổng 573 595 995 1.030 */. Hệ thống trường học:

- Mẫu giáo: Với mục tiêu đạt chuẩn phổ cập vào năm 2015, tỷ lệ huy động các cháu đúng độ tuổi vào mẫu giáo đạt 95-97%%, đến năm 2015 dự báo nhu cầu phòng tăng thêm 97 phòng với các điểm trường chính và 35 điểm trường các thôn bản, số phòng học tăng thêm là 77 phòng, phòng chức năng tăng thêm 20 phòng, cơ bản đáp ứng đủ đến năm 2020.

- Bậc tiểu học: Thời kỳ 2011 - 2020, tỷ lệ huy động học sinh đến trường đạt 97-99%, học sinh được học 2 buổi đạt 100%. Nhu cầu phòng học và phòng chức năng tăng thêm 170 phòng, giai đoạn 2011 – 2015 tăng 157 phòng, giai đoạn 2016 – 2020 tăng 13 phòng.

- Bậc THCS: Thời kỳ 2011 - 2020, tỷ lệ huy động học sinh đến trường đạt 97- 99%, học sinh được học 2 buổi đạt trên 50%. Nhu cầu phòng học và phòng chức năng tăng thêm 56 phòng, diện tích các trường tăng thêm 2,5 ha theo tiêu chuẩn quốc gia.

- Bậc THPT: Đến năm 2020 với tỷ lệ huy động học sinh đến trường đạt 60- 65%, cả huyện có 1.590 học sinh đến trường, với nhu cầu 50% học sinh được học 2 buổi và đầy đủ các phòng bộ môn thì số phòng học cần tăng thêm 21 phòng.

Biểu 31: Dự báo nhu cầu phòng học

TT Theo xã, thị trấn Năm học 2015 - 2016 Năm học 2020 - 2021 MG TH THCS THPT MG TH THCS THPT Toàn huyện 160 393 164 42 160 406 165 43 1 TT Nhơn Hòa 30 66 24 6 30 70 24 6 2 Xã Ia H Rú 19 50 20 4 19 51 20 4 3 Xã Ia Ròng 14 34 15 3 14 35 16 3 4 Xã Ia Reng 15 38 17 3 15 39 17 3 5 Xã Ia HLa 13 31 15 3 13 32 15 3 6 Xã Chư Don 9 19 12 1 9 19 12 1 7 Xã Ia Phang 21 54 21 4 21 56 21 5 8 Xã Ia Le 22 59 22 15 22 61 22 15 9 Xã Ia BLứ 17 42 18 3 17 43 18 3 - Giai đoạn 2011 – 2015:

+ Xây dựng mới 5 trường mầm non ở xã Ia Phang, Ia Le, Chư Don, Ia Hrú, Ia Blứ và 35 điểm trường ở các thôn trên địa bàn toàn huyên.

+ Xây dựng mới 6 trường tiểu học và các điểm trường ở xã Ia Phang, Ia Blứ, Ia Le, Ia Rong, Ia Dreng và xã Ia Hla.

+ Xây mới 2 trường THCS ở xã Chư Don và Ia Rong.

+ Xây dựng trường THPT tại xã Ia Le với quy mô diện tích trên 1,3 ha dự kiến đưa vào sử dụng cuối năm 2013.

+ Thành lập trung tâm dạy nghề huyện, đáp ứng dạy cho 30% học sinh THPT ra trường hàng năm.

+ Xây dựng trường phổ thông dân tộc nội trú

+ Xây dựng trung tâm giáo dục thường xuyên tại trung tâm huyện.

+ Cải tạo nâng cấp các phòng học, đầu tư cơ sở vật chất để đến năm 2015 có thêm 4 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.

- Giai đoạn 2016 – 2020:

+ Tách 5 trường (Họa mi, Bằng Lăng, Phan Chu Trinh, Kim Đồng và THCS Nguyễn Trãi).

+ Xây dựng thêm 7 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, xây dựng 4 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

5.3. Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng bệnh viện huyện để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, nâng cấp, đầu tư cơ sở kỹ thuật cho trạm y tế xã, bổ sung và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ y tế.

Phấn đấu đến năm 2015 có 60% các xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế xã, tỷ lệ xã có bác sĩ đạt 70%. Đến năm 2020 có 100 các xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế xã và 100% xã có bác sĩ.

Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, trước hết là các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ chính sách; tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân vào năm 2015.

Thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em đạt tỷ lệ 98%, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng xuống dưới 20% vào năm 2015 và dưới 10% vào năm 2020.

+ Giai đoạn 2011 - 2015: Hoàn thành xây dựng bệnh viện huyện, đảm bảo đầy đủ các hạng mục, kể cả hệ thống xử lý chất thải, phấn đấu đến năm 2013 đưa vào sử dụng. Nâng cấp một số trạm y tế xã để đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế.

+ Giai đoạn 2016 - 2020: Nâng cấp xây dựng tất cả các trạm y tế để đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế.

5.4. Phát triển văn hóa thông tin - Thể thao

a) Mục tiêu:

- Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thực hiện tốt phong trào: Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn minh trong khu dân cư. Đến 2015 thôn làng văn hóa đạt 80%, gia đình văn hóa 90%; đến 2020 đạt 98%.

- Bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa dân tộc, tiếp thu có chọn lọc và phát triển các giá trị văn hóa mới. Giai đoạn 2011 - 2015 hoàn thành nâng cấp xây dựng khu di tích văn hóa Vua nước.

- Xây dựng đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa thông tin từ cấp huyện đến cấp xã, thôn; hình thành các trung tâm văn hóa - thể thao tại trung tâm huyện và trung tâm xã. Giai đoạn 2011 - 2015 hoàn thành xây dựng cơ sở vật chất văn hóa, thông tin - thể thao cho cấp huyện và 100% cho cấp xã, 30% cho cấp thôn. Năm 2020 hoàn thành 70% cho cấp thôn.

- Tăng cường quản lý nhà nước trên các lĩnh vực hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa.

- Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành văn hóa thông tin, đặc biệt chú ý đến đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số.

b) Giải pháp:

- Phát triển văn hóa thông tin phải đồng bộ từ xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đến cán bộ quản lý và nội dung hoạt động. Trước mắt tập trung cho các công trình và hoạt động trọng điểm như: Trạm phát thanh, truyền thanh, truyền hình; bưu điện văn hóa xã; nhà văn hóa huyện, cụm xã, xã; nhà thi đấu đa chức năng; nhà sinh hoạt cộng đồng thôn; sân vận động huyện, xã và các hoạt động: Văn hóa nghệ thuật, thể thao, phát thanh truyền hình, thông tin tuyên truyền đường lối chính sách ...

- Huy động mọi nguồn lực cho sự nghiệp phát triển văn hóa - thể thao, trong đó nguồn vốn ngân sách tập trung cho những công trình trọng điểm.

- Các công trình Văn hóa - Thông tin - Thể thao ở huyện gồm: + Trung tâm văn hóa, thông tin.

+ Quảng trường trung tâm huyện + Thư viện.

+ Nhà truyền thống.

+ Nhà thi đấu đa chức năng.

+ Khu vui chơi giải trí thanh thiếu niên. + Khu công viên Đồng Xanh.

+ Đài tưởng niệm

+ Trạm phát thanh, truyền hình.

+ Xe ô tô, thiết bị thông tin tuyên truyền.

- Các công trình Văn hóa - Thông tin - Thể thao ở xã, thôn: + Nhà văn hóa đa chức năng xã.

+ Sân vận động xã.

+ Điểm vui chơi cho thanh thiếu niên, trẻ em.

+ Trạm phát thanh FM xã, trạm phát lại truyền hình đối với xã vùng lõm. + Xe honda, thiết bị thông tin tuyên truyền xã.

+ Nhà rông văn hóa hoặc nhà sinh hoạt cộng đồng thôn. + Sân thể thao thôn làng

5.5. Xoá đói giảm nghèo an sinh xã hội

Giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm từ 3-4%, đến năm 2020 tỷ lệ nghèo còn dưới 5%. Nâng dần mức sống của các hộ đã thoát nghèo, tránh tình trạng tái nghèo. Để đạt được mục tiêu trên cần thực hiện một số giải pháp là:

- Tiếp tục thực hiện xoá đói giảm nghèo; hàng năm dành một phần ngân sách hợp lý cho công tác xoá đói giảm nghèo; chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, các đối tượng chính sách khác, hộ sản xuất kinh doanh ở vùng khó khăn và đặc biệt

khó khăn với lãi suất ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội và các tổ chức tín dụng khác.

- Tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách đối với người nghèo, đồng bào dân tộc và lồng ghép các dự án đầu tư trên cùng một địa bàn như: Chương trình phát triển kinh tế – xã hội các xã đặc biệt khó khăn; Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 134; Chính sách hỗ trợ các mặt hàng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng khó khăn; hỗ trợ doanh nghiệp nông lâm nghiệp, ban quản lý rừng… sử dụng lao động là người dân tộc theo Quyết định số 231/2005/QĐ –TTg, Huy động nguồn lực của các tổ chức, cá nhân và từ nguồn kinh phí theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg xây dựng nhà ở cho người nghèo cho hộ nghèo và các đối tượng xã hội khác; có chính sách khám, chữa bệnh cho người nghèo và người thuộc diện chính sách xã hội.

- Đầu tư các cơ sở hạ tầng thiết yếu cho sản xuất và đời sống phải đi đôi với hỗ trợ vốn phát triển sản xuất, cung cấp dịch vụ, chuyển giao công nghệ, khuyến nông khuyến lâm, nâng cao năng lực cho người lao động. Quan tâm, đầu tư đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội huyện chư pưh 2011 2012 (Trang 69 - 75)

w