- Các khoản nợ phải trả được cấp có thẩm quyền duyệt ghi vào thu nhập.
2.1.3. Giai đoạn từ năm1995 đến năm 2000:
Năm 1995 là mốc lịch sử quan trọng của hệ thống chế độ kế toán Việt Nam, đó là việc cải cách chế độ kế toán. Giai đoạn này điểm nổi bật nhất đó là việc thay đổi hoàn toàn hệ thống các tài khoản cho phù hợp với các nhiệp vụ kinh tế phát sinh trong nền kinh tế thị trường, đồng thời cũng nhằm mục đích đưa kế toán Việt Nam từng bước hoà nhập với trình độ của hệ thống kế toán khu vực và thế giới. Ngày 1/11/1995 Chế độ kế toán doanh nghiệp được ban hành theo Quyết định 1141 –TC – QĐ - CĐKT áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp. Chế độ kế toán mới thêm hình thức sổ Nhật ký chung thích hợp cho việc áp dụng công nghệ thông tin vào kế toán, không quy định sổ kế toán chi tiết bắt buộc mà chỉ đưa ra mẫu cho doanh nghiệp tham khảo.
Năm 1995, trong công cuộc đổi mới cùng sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế, sự hoà nhập với nền kinh tế thế giới, các chính sách và cơ chế quản lý tiếp tực đổi mới, đòi hỏi nền tài chính Quốc gia cũng phải được đổi mới một cách toàn diện. Trong đó hạch toán kế toán với tư cách là công cụ quản lý kinh tế, tài chính cũng cần phải được cải cách triệt để, toàn diện, đảm bảo phù hợp với thực tiễn đất nước và sự hoà nhập với chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Bộ tài chính đã ban hành chính thức chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng thống nhất trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân từ 01/01/1996.
Trong quá trình thực hiện để phù hợp với tình hình thực tế, và để phù hợp với các chính sách luật pháp Bộ Tài chính đã ban hành nhiều văn bản để hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng chế độ kế toán:
- Thông tư 10 TC/CĐKT ngày 20/03/1997 “Hướng dẫn sửa đổi bổ xung chế độ kế toán doanh nghiệp”.
- Thông tư 100 TC/BTC ngày 15/07/1998 “Hướng dẫn kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp”.
- Thông tư 120 TT/BTC ngày 07/10/1999 “Hướng dẫn bổ xung chế độ kế toán doanh nghiệp”.
- Quyết định 167 QĐ/BTC “Chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp” Hệ thống chế độ kế toán gồm 4 bộ phận cơ bản: chế độ chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản và nội dung, kết cấu và phương pháp ghi chép của tài khoản kế toán, chế độ sổ kế toán, hệ thống báo cáo tài chính và các quy định về nội dung, phương pháp lập báo cáo tài chính doanh nghiệp.
Nguyên tắc kế toán của hệ thống kế toán Việt Nam được pha trộn theo hệ thống kế toán Mỹ và Pháp, đồng thời cũng có những cải tiến cho phù hợp thực tiễn. Hệ thống các tài khoản kế toán đã được đổi mới đáp
ứng được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà giai đoạn trước không có hoặc không phù hợp, ví dụ: các tài khoản phản ánh việc góp vốn liên doanh, đầu tư chứng khoán, chia cổ tức công ty cổ phần, tài sản cố định vô hình v.v…
Trong doanh nghiệp kết quả hoạt động kinh doanh được xác định bao gồm: kết quả bán hàng, cung cấp dịch vụ, kết quả hoạt động tài chính và kết quả bất thường. Như vậy thu nhập được xác định đơn giản hơn chế độ kế toán năm 1989, không chia ra thành “Thu nhập hoạt động chính, thu nhập hoạt động phụ”. Hoạt động liên doanh được coi là hoạt động đầu tư tài chính chứ không đứng riêng thành một hoạt động.
Kế toán thu nhập trong doanh nghiệp sử dụng tài khoản 711 “Thu nhập hoạt động tài chính”; 721 “Thu nhập bất thường” và tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”; tài khoản 421 “Lãi chưa phân phối”.
632 911 511
Kết chuyển giá vốn hàng hoá
lao vụ, dịch vụ Cuối kỳ kết chuyển doanh thu thuần
641
Cuối kỳ kết chuyển chi phí bán hàng 512
Cuối kỳ kết chuyển doanh thu thuần
642
Cuối kỳ kết chuyển chi phí quản lý 711