- Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THU NHẬP DOANH NGHIỆP THỜI GIAN QUA.
DOANH NGHIỆP THỜI GIAN QUA.
2.1. THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN THU NHẬP TRONG CÁC CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN QUA CÁC THỜI KỲ: CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN QUA CÁC THỜI KỲ:
2.1.1. Giai đoạn trước 1989:
Ngay sau khi giành chính quyền, Nhà nước ta đã quan tâm đến công tác kế toán, thống kê, thông qua các chế dộ kế toán đã ban hành. Năm 1948. nhà nước ban hành thể lệ thu chi và kế toán đại cương của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Đây là chế độ kế toán đầu tiên của nhà nước cách mạng Việt Nam.
Năm 1957, Nhà nước đã xây dựng và ban hành chế độ kế toán cơ bản về công nghiệp và xây dựng cơ bản gồm 27 lệnh nhật ký. Chế độ kế toán này được sửa đổi cải tiến năm 1961 cùng vói việc ban hành “Điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước”. Nhà nước ban hành chế độ sổ sách năm 1963 và chế độ ghi chép ban đầu, hệ thống báo cáo thống kê định kỳ thống nhất theo Quyết định 583- LB ngày 1-9-1967 của Tổng cục thống kê và Bộ Tài chính. Trong gia đoạn này chế độ kế toán đã được áp dụng cho các ngành kinh tế quốc dân.
Đến tháng 9/1970 chế độ kế toán được cải thiện một bước cùng với việc ban hành chế độ kế toán thống nhất áp dụng cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính ban hành theo quyết định số 425 TC/CĐKT ngày 14/12/1970 áp dụng cho xí nghiệp quốc doanh. Chế độ sổ sách được ban hành theo Quyết định 426 TC/CĐKT ngày 27/10/1971 của Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là hệ
thống nhật ký chứng từ, chế độ báo cáo thống kê định kỳ thống nhất. Năm 1975-1976 hệ thống kế toán này được trển khai trong cả nước.
Giai đoạn này, nền kinh tế nước ta đang trong thời kỳ kế hoạch hoá, tập trung, bao cấp. Cho nên kế toán trong các xí nghiệp, nhà máy, cửa hàng thương nghiệp chủ yếu mang tính giám sát, bảo vệ tài sản Xã hội chủ nghĩa, và theo dõi sự phân phối hàng hoá sao cho đúng kế hoạch của nhà nước. Kế toán thu nhập lúc này được tổ chức chủ yếu trong các đơn vị thương nghiệp, còn các xí nghiệp nhà máy chủ yếu sản suất theo kế hoạch trên giao không cần thiết phải tính thu nhập. Các chứng từ ban đầu là các báo cáo bán hàng, bảng kê nhận hàng và thanh toán hàng ngày, thẻ hàng. Căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán thống nhất, ngành nội thương ra quyết định 62/NT/QĐ ngày 15/10/1971 ban hành hệ thống tài khoản thống nhất cho ngành Nội thương. Hệ thống cũng sử dụng 68 tài khoản thống nhất nhưng các tiểu khoản thì được quy định riêng. Kế toán thu nhập trong xí nghiệp thương mại sử dụng tài khoản 49 “Thu nhập về vận tải, bưu điện và kinh doanh phục vụ” với tiÓu khoản 491 áp dụng cho kinh doanh dịch vụ; tài khoản 99 “Lãi và lỗ” dùng để xác định kết quả chung. Sổ sách kế toán áp dụng cho ngành nội thương là nhật ký chứng từ, sổ cái dùng cho cả năm, mỗi tờ một tài khoản, Nhật ký chứng từ bao gồm 12 mẫu, bảng kê cã 11 mẫu, bảng phân bổ có 6 mẫu và các tờ kê chi tiết có 4 mẫu. Tuy vậy nhiều khi thu nhập lại được xác định rất nhanh trên các bảng ví dụ như phiếu sản xuất hàng ngày đã có ngay kết quả lãi lỗ vì thực hiện theo kế hoạch rồi. Về báo cáo thu nhập không được coi trọng mà quan trọng nhất là xí nghiệp có hoàn thành kế hoạch hay không. Kế toán thu nhập ở mỗi ngành lại có quy trình xác định khác nhau không có quy trình hạch toán chung, và thu nhập không được tự phân phối kết quả. Tóm lại kế toán thu nhập thời kỳ này khá đơn giản
nhưng lại không thể hiện rõ được vai trò của thu nhập với hoạt động của xí nghiệp thương nghiệp.
Năm 1986, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, mọi hoạt động kinh tế có những đổi thay lớn lao xong còn thiếu đồng bộ. Nhằm đưa công tác kế toán vào lề nếp, ngày 10/05/1988 Nhà nước ban hành pháp lệnh kế toán thống kê. Đây là văn bản có tính pháp lý cao nhất từ trước đến nay.
2.1.2. Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 1995:
Giai đoạn này đất nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mới mạnh mẽ nền kinh tế. Đảng và Nhà nước ta đã đưa đất nước vượt qua khó khăn bằng quyết định sáng suốt là chính sách mở của thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường định hướng XHCN bằng cách đa dạng hoá các thành phần kinh tế, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá. Cơ chế quản lý có sự thay đổi căn bản và hệ thống kế toán Việt Nam cũng được đổi mới để phù hợp với cơ chế thị trường.
Ngày 15/12/1989 Bộ Tài chính ra Quyết định 212/TC - CĐKT ban hành “Hệ thống tài khoản kế toán” áp dông cho doanh nghiệp Nhà nước. Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo Quyết định số 598 TC/CĐKT ngày 8/12/1990. Bộ Thương nghiệp đã cụ thể hoá thành hệ thống kế toán thống nhất áp dụng cho nghành Thương nghiệp (Quyết định số 21 NT/QĐ1 ngày 16/01/1990). Kế toán thu nhập trong chế độ kế toán mới thay thế cho chế độ kế toán năm 1970 đã được chú trọng, xây dựng áp dụng cho nền kinh tế thị trường. Tuy vẫn còn nhiều điểm kế thừa của chế độ kế toán trước nhưng chế độ kế toán thu nhập đã có sự phân chia rõ ràng thu nhập của từng hoạt động nhưng vẫn mang tính áp dụng chung cho nhiều loại hình doanh nghiệp.
Kế toán sử dụng tài khoản 70 “Thu nhập” để phản ánh kết quả mọi