Tác động tích cực của văn hóa tổ chức

Một phần của tài liệu Xây dựng văn hóa tổ chức tại chi cục thuế quận nam từ liêm (Trang 34 - 36)

Văn hóa tổ chức đóng vai trò là tài sản vô hình của tổ chức, có những tích cực tới quá trình hình thành và phát triển bền vững của tổ chức thể hiện trên các mặt sau :

- Văn hóa tổ chức tạo nên phong thái riêng của tổ chức giúp phân biệt nó với tổ chức khác:

Văn hóa tổ chức gồm nhiều bộ phận hợp thành : triết lý kinh doanh, các tập tục, lễ nghi, thói quen, cách thức đào tạo, giáo dục, truyền thuyết, huyền thoại của một số thành viên trong tổ chức… Tất cả các yếu tố đó tạo nên phong cách riêng của tổ chức, điều này giúp ta phân biệt đƣợc sự khác nhau giữa các tổ chức.

Chúng ta không mấy khó khăn để nhận ra phong thái của một tổ chức thành công, phong thái đó thƣờng gây ấn tƣợng rất mạnh cho ngƣời ngoài và là niềm tự hào của các thành viên trong tổ chức. Hiện nay, ở nƣớc ta các tổ chức, các tổ chức rất coi trọng việc xây dựng hình ảnh của mình, quảng bá hình ảnh của mình trên thƣơng trƣờng theo nhiều cách, trong đó, việc tạo lập tác phong, phong thái làm việc, giao tiếp đặc biệt chú trọng.

Một nền văn hoá tốt giúp tổ chức thu hút nhân tài và củng cố lòng trung thành của các nhân viên đối với tổ chức. Ngƣời ta lao động không chỉ vì tiền mà còn vì nhiều mục đích khác nữa. Hệ thống nhu cầu của con ngƣời theo A.Maslow là một hình tam giác bao gồm năm nhu cầu xếp theo thứ tự từ thấp đến cao: Nhu cầu sinh lý, nhu cầu an ninh, nhu cầu xã hội – giao tiếp, nhu cầu đƣợc tôn trọng và nhu cầu tự khẳng định để tiến bộ. Các nhu cầu cấp trên là những cung bậc khác nhau của sự ham muốn có tính khách quan ở mỗi cá nhân. Nó cũng chính là động lực thúc đẩy con ngƣời hoạt động nhƣng không nhất thiết là theo lý tƣởng của họ.

Nhu cầu

Ví dụ chung Ví dụ trong tổ chức

Thành tích Tự Thử thách trong công việc

khẳng định

Địa vị Nhu cầu kính trọng Chức danh

Tình bạn Nhu cầu xã hội Bạn bè ở CQ

Sự ổn định Nhu cầu an toàn Trợ cấp Thức ăn Nhu cầu sinh lý Lương cơ bản

Hình 1.3: Bậc thang nhu cầu của Maslow

Nguồn : Giáo trình Văn hóa kinh doanh, Dương Thị Liễu (2011)

Từ mô hình trên, có thể thấy thật sự sai lầm nếu một tổ chức lại cho rằng chỉ cần trả lƣơng cao là có thể thu hút và duy trì ngƣời tài. Nhân viên chỉ trung thành và gắn bó với tổ chức khi họ cảm thấy: đƣợc đảm bảo về mặt kinh tế, có hứng thú khi đƣợc làm việc trong môi trƣờng của tổ chức, cảm nhận

đƣợc bầu không khí làm việc thân thiện trong tổ chức và có khả năng tự khẳng định mình để thăng tiến.

Trong một số trƣờng hợp có một nền văn hóa tổ chức chất lƣợng, các thành viên nhận thức rõ ràng về vai trò của bản thân mình trong tổ chức, họ sẽ gắn bó và làm việc vì mục tiêu và mục đích chung của tổ chức.

Văn hóa tổ chức tạo môi trƣờng làm việc hiệu quả, thân thiện, tạo sự gắn kết và thống nhất ý chí, góp phần định hƣớng và kiểm soát thái độ hành vi của các thành viên trong tổ chức.

Văn hóa tổ chức góp phần làm tăng sức cạnh tranh của tổ chức, trên cơ sở tạo ra bầu không khí và tác phong làm việc tích cực, khích lệ tinh thần sáng tạo, củng cố lòng trung thành gắn bó của các thành viên, nâng cao tinh thần trách nhiệm… Tất cả những yếu tố đó góp phần tạo năng suất lao động và đảm bảo chất lƣợng sản phẩm dịch vụ, từ đó sẽ củng cố khả năng cạnh tranh của tổ chức.

- Văn hóa tổ chức khích lệ quá trình đổi mới và sáng tạo:

Tại các tổ chức mà môi trƣờng văn hóa ngự trị mạnh mẽ sẽ nảy sinh sự tự lập đích thực ở mức độ cao nhất, nghĩa là các cá nhân đƣợc khuyến khích để tách biệt đƣa ra ý kiến, sáng kiến, thậm chí cả các cá nhân ở cấp độ cơ sở, sự khích lệ này phát huy đƣợc tính năng động sáng tạo của mọi thành viên trong tổ chức, là cơ sở cho quá trình nghiên cứu và phát triển của tổ chức. Mặt khác những thành công của nhân viên trong tổ chức sẽ tạo động lực về sự gắn bó của họ với tổ chức lâu dài và tích cực hơn.

Một phần của tài liệu Xây dựng văn hóa tổ chức tại chi cục thuế quận nam từ liêm (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)