Một số giải pháp góp phần hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu ở tổng công

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở tổng công ty khoáng sản và thương mại hà tĩnh (Trang 87 - 94)

công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh

-Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, từ đó xây dựng định mức và chỉ tiêu phù hợp với tình hình biến động của công ty

Để đảm bảo cho hệ thống định mức tiêu hao nguyên vật liệu tổng công ty áp dụng luôn sát với điều kiện thực tế, trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống định mức tiêu hao NVL cần phải đặt nó trong mối quan hệ chặt chẽ với sự biến động của các nhân tố tác động đến nó. Tổng công ty phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi, rà soát lại các định mức tiêu hao NVL, khống chế được các khoản chi phí phát sinh một cách hợp lý, đảm bảo bám sát thực tế và thích hợp với điều kiện sản xuất hiện tại tránh tình trạng phải điều chỉnh định mức thường xuyên.

Bên cạnh đó song song với việc kiểm tra, giám sát, và tính toán chi phí phát sinh trên cơ sở định mức đã xây dựng. Công ty phải căn cứ vào điều kiện thực tế cuả mình đề ra các biện pháp có hiệu quả việc thực hiện định mức tiêu hao nguyên vật liệu.

-Xây dựng các dự án, nhiệm vụ cụ thể, xây dựng lộ trình hoàn thổ phục hồi môi trường trước và sau khi khai thác

Nhằm từng bước hạn chế và khắc phục các tác động của việc khai thác và chế biến khoáng sản của tổng công ty trong việc gây ô nhiễm môi trường và chiếm dụng đất, để lại nhứng diện tích đất bị hoang hoá và suy thoái thì tổng công ty nên xây dựng các dự án, nhiệm vụ cụ thể, xây dựng lộ trình hoàn thổ phục vụ môi trường trước và sau khi khai thác. Phải thực hiện tốt những quy định, cam kết của mình nhằm bảo vệ môi trường và đền bù thoả đáng cho dân, làm cho quá trình khai thác được diễn ra thuận lợi hơn.

-Lập phiếu giao nhận khi bàn giao chứng từ giữa kho và phòng quản lý Như chúng ta đã biết, một trong những nhiệm vụ cơ bản của quản lý NVL là phản ánh chính xác số vật liệu nhập xuất trong quý. Trong việc hạch toán

nguyên vật liệu khi bàn giao chứng từ tại công ty không có phiếu giao nhận chứng từ nên dễ dẫn đến tình trạng thất thoát tài liệu phản ánh không chính xác giá trị vật liệu xuất nhập trong quý mà không biết nguyên nhân cũng như người chịu trách nhiệm

-Tuyên truyền, giáo dục ý thức tự giác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguyên vật liệu, tránh lãng phí.

Trong việc hạch toán nguyên vật liệu khi bàn giao chứng từ tại công ty không có phiếu giao nhận chứng từ nên dễ dẫn đến tình trạng thất thoát tài liệu phản ánh không chính xác giá trị vật liệu xuất nhập trong quý mà không biết nguyên nhân cũng như người chịu trách nhiệm

- Công tác quản lý kho:

Xí nghiệp nên có kho dự trữ để tránh lẫn lộn với những NVL nhập về kho và NVL dự trữ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp phát NVL khi cần thiết. Việc dữ trữ NVL giúp cho quá trình sản xuất được tiến hành một cách liên tục.

- Về quản lý sử dụng vật tư:

Để đảm bảo tính hiệu quả của việc sử dụng vật tư, hàng quý các xí nghiệp phải lập báo cáo tình hình sử dụng vật tư, gửi về tổng công ty, nội dung bản báo cáo tình hình sử dụng vật tư gửi về công ty. Nội dung bản báo cáo phải ghi rõ chất lượng, hiệu quả của loại vật tư đang sử dụng có đảm bảo tuổi thọ của vật tư không và phải nên rõ ưu điểm của loại vật tư này so với loại vật tư cùng loại đã sử dụng trước đó.

-Để đảm bảo cung cấp thông tin hàng ngày và hàng kỳ, việc tính giá vốn thực tế của nguyên vật liệu xuất kho và tồn kho, theo em, công ty nên sử dụng đơn giá bình quân liên hoàn. Sử dụng phương pháp này có thể tính được giá trị nguyên vật liệu ngay sau khi xuất dùng, không những đảm bảo tính chính xác về mặt số liệu mà còn giúp kế toán theo dõi một cách chặt chẽ hơn giá trị nguyên vật liệu mỗi lần xuất.

Theo phương pháp này, đơn giá thực tế bình quân liên hoàn được tính theo công thức sau:

Đơn giá thực tế

bình quân liên hoàn =

Trị giá thực tế NVL

tồn sau lần xuất trước +

Trị giá NVL nhập kho sau lần xuất trước

Số lượng NVL tồn

sau lần xuất trước +

Số lượng NVL nhập kho sau lần xuất trước

Khi đó: Giá vốn thực tế NVL xuất kho = Số lượng NVL xuất kho x Đơn giá thực tế bình quân liên hoàn

- Công ty nên đưa TK 151 vào sử dụng, như thế sẽ quản lý chặt chẽ hơn nguyên vật liệu trong công ty đến cả những nguyên vật liệu đã thuộc quyền sở hữu của công ty nhưng chưa được nhập kho.

- Khi đó, nếu đến cuối tháng hóa đơn đã về mà chưa có phiếu nhập kho, hàng chưa về thì kế toán căn cứ hóa đơn ghi tăng giá trị hàng đang đi đường: Nợ TK151: 631.859.740

Nợ TK1331: 63.185.935 Có TK 331: 695.045.675

Sang tháng sau khi hàng về nhập kho, kế toán căn cứ hóa đơn và phiếu nhập kho để ghi:

Nợ TK152: 631.859.740 Có TK151: 631.859.740

- Công ty nên đưa hệ thống máy vi tính nối liền giữa kho, phòng kế toán và phòng vật tư. Với hệ thống mạng nội bộ như vậy sẽ giảm thiểu được nhiều công việc ghi chép trùng lặp, thông tin kế toán nhanh và chính xác hơn, nâng cao hiệu quả quản lý nguyên vật liệu. Đối với một doanh nghiệp sản xuất lớn, sử dụng nhiều nguyên vật liệu phức tạp như tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh thì việc ứng dụng tin học trong quản lý nguyên vật liệu từ kho phòng kế toán, phòng vật tư càng cần thiết hơn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾT LUẬN

Trong bài “Chuyên đề cuối khóa” này, em đã trình bày toàn bộ nội dung về tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu cả về lý luận cũng như thực tế tại Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh.

Tổ chức công tác kế toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng là công cụ quan trọng giúp cho việc quản lý nguyên vật liệu có hiệu quả thông qua việc cung cấp các thông tin kinh tế cần thiết về sự biến động nguyên vật liệu, tiến hành phân tích và đề ra các biện pháp quản lý nguyên vật liệu đúng đắn đáp ứng kịp thời nhu cầu về nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm. Xuất phát từ vai trò quan trọng đó đòi hỏi công tác kế toán nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp sản xuất phải được tổ chức một cách khoa học, hợp lý, đúng với quy định của Bộ Tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.

Trong thời gian thực tập tại Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh, em đã đi vào tìm hiểu một số vấn đề chủ yếu về cơ sở lý luận của tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu. Từ cơ sở lý luận kết hợp với thực tế tại doanh nghiệp đã tìm hiểu, em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đóng góp với mục đích hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nguyên vật liệu tại doanh nghiệp.

Tuy nhiên, do thời gian thực tập có hạn cũng như kinh nghiệm và trình độ hiểu biết của bản thân còn nhiều hạn chế, bước đầu áp dụng lý luận vào thực tiễn còn nhiều bỡ ngỡ nên sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết, thiếu sót nhất định trong cách trình bày và nhận thức vấn đề. Bởi vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các cán bộ trong phòng tài chính kế toán của công ty để bản chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.

Trong thời gian thực tập tại công ty, em đã được sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Th.S Mai Thị Bích Ngọc và sự chỉ bảo của các cô, các chị trong phòng kế toán của công ty để hoàn thành bản chuyên đề này.

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.S Mai Thị Bích Ngọc đã tận tình hướng dẫn và các cô, các chị trong phòng tài chính kế toán của công ty đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành bản chuyên đề này.

Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2011 Sinh viên

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình: Kế toán tài chính – Học viện tài chính Chủ biên: GS.TS Ngô Thế Chi

TS Trương Thị Thủy Nhà xuất bản tài chính – 2007

2. Giáo trình Kế toán quản trị - Học viện tài chính Chủ biên: PGS.TS Đoàn Xuân Tiên

Nhà xuất bản tài chính – 2005 3. Thực hành kế toán tài chính kế toán Chủ biên: TS Trương Thị Thủy ThS. Nguyễn Thị Hòa ThS. Bùi Thị Thu Hương Nhà xuất bản tài chính – 2007

4. 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam Nhà xuất bản tài chính

5. Chế độ kế toán doanh nghiệp Nhà xuất bản tài chính – 2006

6. Một số tài liệu của Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh 7. Các luận văn khóa trước

MỤC LỤC

Lời mở đầu………1

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về công tác kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất ……….3

1.1. Sự cần thiết phải tổ chức kế toán nguyên vật liệu ở doanh nghiệp sản xuất………3

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của nguyên vật liệu………3

1.1.2. Vị trí, vai trò nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất………4

1.1.3. Vai trò của kế toán đối với quản lý và sử dụng Nguyên vật liệu ………...4

1.2. Yêu cầu quản lý Nguyên vật liệu và nhiệm vụ của kế toán Nguyên vật liệu 4 1.2.1. Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu ………4

1.2.2. Vai trò,nhiệm vụ của kế toán Nguyên vật liệu ………...6

1.3. Phân loại và đánh giá Nguyên vật liệu ………...7

1.3.1. Phân loại Nguyên vật liệu ………..7

1.3.2 Đánh giá Nguyên vật liệu ………..…9

1.3.2.1. Nguyên tắc đánh giá nguyên vật liệu………..…9

1.3.2.2. Các phương pháp đánh giá nguyên vật liệu ………....11 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.3.2.2.1. Xác định trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu nhập kho………….11

1.3.2.2.2. Xác định trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu xuất kho …...13

1.4. Nội dung tổ chức công tác kế toán Nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất………....15

1.4.1. Kế toán chi tiết Nguyên vật liệu ………...…16

1.4.1.1 Chứng từ sử dụng………....16

1.4.1.2 Các phương pháp hạch toán chi tiết NVL………...…16

1.4.2. Kế toán tổng hợp Nguyên vật liệu ………...….20

1.4.2.1. Phân biệt hai phương pháp: Kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ……….21

1.4.2.3. Kế toán nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ……….…26 1.5. Kế toán nguyên vật liệu trong điều kiện ứng dụng phần mềm kế toán …...28 1.5.1. Chức năng, nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu trong điều kiện sử dụng phần mềm kế toán………....28 1.5.2. Nguyên tắc và các bước tiến hành kế toán nguyên vật liệu trong điều kiện sử dụng phần mềm kế toán……….28 Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh………30 2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức công tác kế toán tại tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh………30 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh………30 2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy quản lý của tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh………....37 2.1.2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ của tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh………....37 2.1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý ở tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh...39 2.1.2.3 Tình hình lao động của công ty...44 2.1.3. Đặc điểm tổ chức kế toán tại tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh...46 2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh...48 2.2. Thực trạng tình hình tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh...50 2.2.1. Vai trò, đặc điểm và tình hình tổ chức quản lí nguyên vật liệu tại tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh...50

2.2.1.1. Vai trò, đặc điểm nguyên vật liệu ở tổng công ty khoáng sản và thương

mại Hà Tĩnh...51

2.1.2.2. Tình hình quản lí nguyên vật liệu tại tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh...52

2.1.2.3 Công tác xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu tại tổng công ty54 2.2.2. Phân loại nguyên vật liệu tại tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh………..55

2.2.3. Đánh giá nguyên vật liệu………...56

2.2.3.1 Đánh giá nguyên vật liệu nhập kho……….56

2.2.3.2. Đánh giá nguyên vật liệu xuất kho……….59

2.2.4. Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty………..60

2.2.4.1. Chứng từ kế toán sử dụng và thủ tục Nhập – Xuất kho…………60

2.2.4.1.1. Thủ tục nhập kho nguyên vật liệu………...60

2.2.4.1.2. Thủ tục xuất kho nguyên vật liệu………69

2.2.5. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu………...72

2.2.6. Tổ chức kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh………78

2.2.6.1. Kế toán tổng hợp nhập nguyên vật liệu………..78

2.2.6.2. Kế toán tổng hợp xuất nguyên vật liệu ………..81

Chương 3: Những ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu ở tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh………....83

3.1. Nhận xét chung về công tác kế toán nguyên vật liệu ở tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh………...83

3.2. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu ở tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh………87

Kết luận………...90

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở tổng công ty khoáng sản và thương mại hà tĩnh (Trang 87 - 94)