Tình hình quản lí nguyên vật liệu tại tổng công ty khoáng sản và thương

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở tổng công ty khoáng sản và thương mại hà tĩnh (Trang 52 - 54)

thương mại Hà Tĩnh

Công tác quản lý NVL tại tổng công ty được diễn ra khá đồng bộ và toàn diện trên tất cả các nội dung công tác ở tất cả các khâu:

* Công tác xây dựng hệ thống định mức tiêu hao NVL: TCT đã xây dựng hệ thống định mức NVL cho từng loại sản phẩm tương đối chính xác

* Lập kế hoạch khai thác, mua sắm, sử dụng, dự trữ NVL: Xác định địa bàn khai thác, điều tra địa chất dự kiến trữ lượng chứa của mỏ và trữ lượng khai thác. Từ đó dựa vào định mức tiêu hao để lập kế hoạch khai thác. Tiếp theo là lập kế hoạch tài chính và thường xuyên không ngừng đầu tư, đổi mới công nghệ. Đối NVL mua ngoài: xác định nhà cung cấp, rà soát lại các định mức tiêu hao

NVL, xác định lại tổng số NVL cần dùng, cần mua trong kỳ kế hoạch, xác định lại mức dự trữ NVL cần thiết .

* Tổ chức thực hiện khai thác: Việc khai thác quặng Titan nhìn chung trên địa bàn tỉnh có quy hoạch và tận thu được những khoáng sản có hàm lượng thấp nhất.

*Tổ chức vận chuyển NVL: TCT lựa chọn phương thức, phương tiện phù hợp với đặc điểm từng loại NVL.

*Tổ chức tiếp nhận NVL: Do có sự thống nhất trong hợp đồng nên việc giao nhận diễn ra hết sức thuận lợi.

* Tổ chức quản lý kho NVL: Tổ chức quản lý NVL trong kho đối với nguyên liệu: Zircon 65%, Rutil 83%. Những nguyên liệu này phải được cất giữ và tránh tượng xảy ra mất mát vì chúng có giá trị kinh tế cao. Đối với nhiên liệu như : hoá chất, Gas, dầu…dễ bị hư hỏng, cháy nổ nên được bảo quản cẩn thận riêng vào kho công cụ, dụng cụ. Tổ chức quản lý NVL ngoài kho như: quặng thô, cát quặng với hệ thống mái che và đội bảo vệ trông coi cẩn thận.

* Tổ chức quá trình cấp phát NVL: Việc xuất dùng NVL tại công ty áp dụng theo hình thức nhu cầu. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và định mức NVL cho từng loại sản phẩm, tổ chức xuất kho NVL theo đúng nhu cầu sản xuất của từng loại sản phẩm.

* Công tác quyết toán NVL: được các xí nghiệp thực hiện đều đặn dựa trên định mức chi phí vật tư, và tình hình sử dụng thực tế của từng xí nghiệp.

Sau khi thực hiện các bước trên, TCT tiến hành phân tích đánh giá tình hình quản lý NVL. Nhìn chung tình hình quản lý NVL của TCT khá tốt, hiệu suất sử dụng NVL ngày càng tăng lên. Tóm lại, bên cạnh những ưu điểm trên việc quản lý NVL vẫn còn nhiều thiếu sót: Công tác đền bù và phục hồi lại môi trường đôi lúc chưa được quan tâm, công tác xây dựng định mức tiêu hao chưa được thường xuyên theo dõi, một số trường hợp việc kiểm tra số lượng quy cách phẩm chất của vật tư không được ghi vào văn bản kiểm nghiệm vật tư, trong quá

trình sử dụng NVL chưa có sự giám sát chặt chẽ của giám đốc phân xưởng, trong quá trình giao nhận thì không lập phiếu giao nhận, công nhân chưa có ý thức tiết kiệm NVL. Qua đó, TCT đã đề ra các giải pháp cụ thể để quá trình quản lý nguyên vật liệu được diễn ra tốt hơn.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở tổng công ty khoáng sản và thương mại hà tĩnh (Trang 52 - 54)