- Mâu thuẫn giữa các đại lý với nhau: Thông thường thì giá của sản phẩm tại các đại lý lớn thấp hơn so với các đại lý tiêu thụ nhỏ hơn khác. Nói cách khác với người tiêu dùng thì cùng với một sản phẩm nếu được mua tại các đại lý lớn (tiêu thụ chủ yếu sản phẩm của công ty) thường rẻ hơn so với các đại lý khác. Chính điều
57
này đã dẫn đến một thực trạng là người tiêu dùng ngoài yếu tố tiện lợi ra thì họ sẽ chọn mua sản phẩm ở đại lý lớn đó. Như vậy sẽ có sự ảnh hưởng rõ rệt đến lượng tiêu thụ cùng một mặt hàng tại các đại lý khác nhau. Và cũng chính điều này đã dẫn đến những xung đột không đáng có giữa các đại lý với nhau. Đó chính là do chính sách giá khuyến khích mua của đại lý đã thực sự làm ảnh hưởng đến hình ảnh, doanh thu của các đại lý còn lại.
- Một số đại lý không thực hiện được kết quả doanh thu như Công ty mong muốn. Chẳng hạn như một số đại lý không đạt được doanh thu 100 triệu đồng/tháng. Đây là các đại lý mà hoạt động của nó kém hiệu quả, làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Công ty. Đây là trường hợp các đại lý không đủ năng lực nhưng do hoạt động tìm kiếm thành viên kênh của Công ty không chặt chẽ, chính vì vậy họ vẫn cố tình làm hợp đồng đại lý với Công ty để có thể hưởng các chính sách thưởng và chiết khấu cao. Hoặc một trường hợp khác, đó là các đại lý tuy có năng lực nhưng họ lại không nỗ lực trong việc tiêu thụ hàng hóa của công ty, mà chỉ cố gắng tiêu thụ sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Chính vì vậy mức doanh thu đạt được trong việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty là tương đối thấp. Như vậy, dù là ở trường hợp nào thì Công ty cũng cần phải xem xét lại trong việc chấn chỉnh hoạt động của các đại lý để tăng hiệu quả hoạt động của kênh, tránh lãng phí các nguồn lực không cần thiết.