Phƣơng pháp chọn mẫu

Một phần của tài liệu KẾT QUẢ điều TRỊ bướu NGUYÊN bào GAN ở TRẺ EM BẰNG PHẪU THUẬT kết hợp với hóa TRỊ (Trang 57 - 59)

Chọn mẫu theo phƣơng pháp toàn bộ trong thời gian nghiên cứu, tuần tự kế tiếp theo thời gian nhập viện, thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu, đồng ý tham gia nghiên cứu và không nằm trong tiêu chuẩn loại trừ.

2.4.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu

- Trẻ em từ sơ sinh cho đến ≤ 15 tuổi.

- Có chẩn đoán xác định về mô học BNBG, giai đoạn II và III. - Có hồ sơ điều trị của bệnh viện Nhi đồng và bệnh viện Ung bƣớu.

- Thời gian từ 01/2002 - 4/2014.

2.4.2. Tiêu chuẩn loại trừ

Gián đoạn điều trị hay bỏ điều trị không vì lý do tử vong do liên quan đến bệnh.

2.4.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán và điều trị

Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định khi kết quả mô học do khoa giải phẫu bệnh lý bệnh viện Nhi đồng I trả lời là BNBG.

Tiêu chuẩn xếp giai đoạn dựa theo phân loại của nhóm nghiên cứu SIOPEL 2005.

Tiêu chuẩn điều trị bao gồm phẫu thuật và hóa trị. Phẫu thuật đƣợc thực hiện tại bệnh viện Nhi đồng chỉ do một phẫu thuật viên chính. Hóa trị thực hiện theo phác đồ tùy thuộc vào AFP, bờ phẫu thuật, hạch limphô vùng và đƣợc theo dõi sau đó tại bệnh viện Ung bƣớu.

2.4.4. Sắp xếp các dữ liệu thu thập

Sắp xếp các dữ liệu thu thập theo trình tự các bƣớc tiến hành điều trị.

2.4.5. Kiểm soát sai lệch

Kiểm soát sai lệch thông tin

- Các biến số đƣợc định nghĩa rõ ràng.

Biến số nền là những biến số ghi nhận về hành chánh hay xã hội nhƣ giới, tuổi…

Biến số phụ thuộc là những biến số ảnh hƣởng đến kết quả điều trị nhƣ tình trạng dinh dƣỡng, giai đoạn, nồng độ AFP, đáp ứng điều trị...

Biến số kết cuộc là những biến số của kết quả điều trị nhƣ sống, tử vong và đáp ứng điều trị.

47

- Ghi đầy đủ các thông tin trên hồ sơ theo trình tự thời gian điều trị. (bệnh án).

Kiểm soát sai lệch lựa chọn

- Tiến hành thăm khám bệnh và giải thích cho gia đình bệnh nhi các bƣớc tiếp theo của quá trình điều trị. Các số liệu thu thập, ngày hẹn nhập viện, ngày xuất viện của mỗi đợt điều trị đều đƣợc ghi chép lại.

- Sai lệch mất dấu là vấn đề khó khăn khi không biết về tình trạng sống hay tử vong, đặc biệt theo dõi bệnh nhi từ năm thứ hai trở đi. Khi mất dấu, bệnh nhi đƣợc thăm hỏi qua điện thoại bàn hoặc qua ủy ban xã nhờ vào địa chỉ rõ ràng và tên ba mẹ bệnh nhi.

- Thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế bỏ sót hồ sơ bệnh nhân:

Các chi tiết trong thời gian điều trị ngoại khoa và hóa trị đƣợc lƣu giữ theo phiếu nghiên cứu đã đƣợc liệt kê các chi tiết.

Sắp xếp lại các chi tiết thành từng bảng nhƣ hành chánh, liên quan phẫu thuật, hóa trị…để dễ nhớ và dễ hệ thống lại.

Một phần của tài liệu KẾT QUẢ điều TRỊ bướu NGUYÊN bào GAN ở TRẺ EM BẰNG PHẪU THUẬT kết hợp với hóa TRỊ (Trang 57 - 59)