4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng thuộc về tổ chức, quản lý công tác thuế
Trong những năm qua Chi cục thuế Đông Anh đã chủ động chỉ đạo triển khai, nhiều biện pháp thiết thực trong quản lý thuếđối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và đã thu được những kết quả nhất định về nhiều mặt. Tuy nhiên kết quả mới chỉ là bước đầu, vẫn còn nhiều những tồn tại hạn chế ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế cần được tiếp tục giải quyết khắc phục.
a. Tổ chức bộ máy- nhân lực
Tuy nhiên trình độ nghiệp vụ quản lý thu thuế còn chưa đáp ứng được so với yêu cầu công tác đa dạng phức tạp trong quản lý thu thuế hiện nay, trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý Nhà nước. Việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ và biện pháp quản lý chỉ đạo của ngành chưa thực sự nghiêm túc. Số cán bộ làm công tác kiểm tra hiện nay là 14 cán bộ chiếm 16,3% theo yêu cầu là 30%. Nhân lực là một trong những yếu tố quyết định trong mọi hoạt động, trên mọi lĩnh vực nếu đội ngũ nhân lực không đủ khả năng về trình độ, thể lực... thì không thể hoàn thành được nhiệm vụđược giao. Do đó, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ ngành thuế có vai trò quyết định đến thành công trong việc thực hiện luật thuế, đó là yếu tố hết sức quan trọng. Nếu người quản lý mà không nắm vững các quy định, chính sách, quy trình nghiệp vụ thì công tác quản lý không thể đạt kết quả cao. Cán bộ thuế phải là người trực tiếp phổ biến, hướng dẫn cho nhân dân, ĐTNT về các chính sách, quy định về thuế để mọi người hiểu và chấp hành đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế thì công tác quản lý thuế mới có thểđạt hiệu quả cao.
b. Tài sản, trang thiết bị phục vụ công tác:
Được sự quan tâm của các cấp, cơ sở vật chất kỹ thuật và tranh thiết bị làm việc của đơn vịđược tăng cường, bổ xung kịp thời đáp ứng yêu cầu công việc. Năm 2008 diện tích xây dựng trụ sởđơn vị là 747 m2, đến năm 2013 hệ thống văn phòng Chi cục thuế và các đội thuếđược xây dựng và thuê để làm trụ sở với tổng diện tích
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 91 là 953,8 m2. Năm 2011 số lượng máy vi tính phục vụ cho công tác quản lý thuế là 50 bộ , đến năm 2013 cục thuế trang bị thêm 27 bộ nâng tổng số máy vi tính phục vụ công tác quản lý thuế lên 78 bộ tăng 156% so với năm 2011... Thiết bị dụng cụ quản lý khác từ 30 bộ lên 45 bộ tăng 150% so với năm 2011. Nhìn chung cơ sơ vật chất trang thiết bị của đơn vị tương đối tốt đủđiều kiện phục vụ cho công tác.
c. Triển khai các chương trình công tác quản lý thuế.
- Công tác tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn chính sách thuế chưa thật đáp ứng yêu cầu để nâng cao sự hiểu biết, tính tự giác trong việc chấp hành các chính sách thuế của Nhà nước.
Công tác thông tin tuyên truyền thuế và phục vụ đối tượng nộp thuế mới chỉ dừng ở việc hướng dẫn Đối tượng nộp thuế kê khai đăng ký thuế, kê khai tờ khai thuế và hướng dẫn các thủ tục liên quan đến việc thu nộp thuế, việc hiểu biết về luật thuế và các thủ tục thu nộp thuế của đối tượng nộp thuế còn rất thấp, chưa giác ngộ được đối tượng nộp thuế về trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuếđối với Nhà nước.
- Công tác thanh tra, kiểm tra thuế đã cơ bản khắc phục được tính chồng chéo nhưng đối với chính lĩnh vực của công tác thanh tra, kiểm tra thuế vẫn chưa khắc phục triệt để. Vì các ngành thanh tra theo kế hoạch và theo đơn thư là chủ yếu nhưng cơ quan thuế thì thanh tra kiểm tra sau khi đã nhận được hồ sơ quyết toán của các doanh nghiệp.
+ Bộ máy thanh tra đối tượng nộp thuế và giải quyết khiếu nại về thuế được tăng cường nhưng chưa tương xứng với yêu cầu của tình hình kinh tế xã hội và còn hạn chế về chức năng để làm tốt cưỡng chế thuế.
Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm về thuế chưa được đặt đúng tầm, chưa phù hợp với nước ta là trình độ dân trí còn thấp, nhận thức pháp luật chưa cao. Chế tài xử lý vi phạm về thuế chưa được quy định rõ ràng, các hình thức xử phạt về thuế còn nhẹ chưa đủ mức răn đe, ngăn chặn các hành vi gian lận thuế. Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra, kiểm tra thuế còn hạn chế. Cơ quan thuế thiếu chức năng cưỡng chế thuế, điều tra những vụ buôn lậu, trốn thuế, số lượng cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế còn thiếu, trình độ chuyên môn về nghiệp vụ còn hạn chế. Sự phối hợp với các cơ quan chức năng đặc biệt là cơ quan công an,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 92 kiểm sát quản lý thị trường trong việc chống buôn lậu, gian lận thương mại, chống làm hàng giả, chống trốn lậu thuế, chiếm đoạt tiền hoàn thuế... đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng chưa được thường xuyên, liên tục do đó một số vụ vi phạm lớn về thuế chưa được phát hiện, xử lý kịp thời. Cơ quan thuế chưa được giao chức năng khởi tố điều tra các vụ án vi phạm pháp luật thuế mà phải chuyển sang cơ quan Công an. Do Cơ quan công an lực lượng rất mỏng, không có hệ thống thông tin về thuế, không có chuyên môn về quản lý thuế, nên điều tra rất chậm và kết quả rất hạn chế.
- Công tác quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế còn thiếu cương quyết, mặc dù số doanh nghiệp nợ thuế không nhiều, số thuế nợ trên tổng số thuế thu không cao nhưng tỷ lệ giảm đọng của các doanh nghiệp vẫn cao. Cơ quan thuế chưa áp dụng triệt để các biện pháp thu nợ và cưỡng chế nợ thuế theo quy định.
d. Sự phối hợp giữa cơ quan thuế và cơ quan chức năng, trong thực hiện các luật thuế.
Trong thời gian qua sự phối hợp giữa cơ quan thuế và các cơ quan chức năng liên quan để hoàn thành nhiệm vụ thu thuế đã được cải thiện một bước. Tuy nhiên, sự phối hợp này chưa chặt chẽ, đôi khi còn mang tính hình thức đã dẫn dến tình trạng thất thu thuế ở một số lĩnh vực nhất là trong quản lý thuế các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Một số trường hợp nợ thuế chưa được các cơ quan chức năng phối hợp, xử lý kịp thời, đúng luật chưa tạo được chỗ dựa vững chắc cho cuộc đấu tranh kiên trì chống trốn lậu thuế đạt hiệu quả cao nhất.
e. Công tác dự báo thu thuế chưa chính xác
- Hạn chế lớn nhất là việc phân tích dự báo thu có lúc chưa chính xác, dự toán không sát với thực tế, làm ảnh hưởng đến cân đối ngân sách nói chung, hạn chế tính chủđộng của ngân sách các cấp.
- Tổ chức nắm thông tin của cơ quan thuế về các chỉ tiêu phát triển kinh tế không đầy đủ, kịp thời và chưa khoa học. Công tác tổ chức thu thập các số liệu thống kê vềđối tượng nộp thuế còn yếu, các chỉ tiêu kinh tế - thu ngân sách của đối tượng chưa được cập nhật đầy đủ và kịp thời. Chậm đổi mới về phương pháp phân tích dự báo thu. Đến nay, chúng ta vẫn sử dụng phương pháp tính dự toán thu đã lạc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 93 hậu, việc dự toán đầu ra, gián tiếp, chủ yếu vẫn là xác định một số chỉ số kinh tế, như: thu nhập, doanh thu... từ đó, dự báo cho thu năm sau. Phương pháp này chỉ phù hợp với nền kinh tế tương đối ổn định, một nền kinh tế trong trạng thái tĩnh, không thể áp dụng cho một nền kinh tế phong phú, đa dạng và đang phát triển, biến động không ngừng.
Tóm lại, cùng với sự phát triển nhanh, mạnh của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ởĐông Anh những năm gần đây, ngành thuế đã từng bước cải tiến công tác quản lý thu thuế, bước đầu đã thu được những kết quả về nhiều mặt góp phần tăng thu ngân sách, tạo dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, thực hiện bình đẳng và công bằng xã hội. Tuy nhiên kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng thực có, mà nguyên nhân chủ yếu là: Tổ chức bộ máy còn một số điểm bất cập, sự hiểu biết và ý thức chấp hành luật của ĐTNT chưa cao, sự phối hợp giữa ngành thuế và cơ quan chức năng đôi khi còn hạn chế...