Công tác thanh tra, kiểm tra

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện đông anh – thành phố hà nội (Trang 85 - 97)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.4 Công tác thanh tra, kiểm tra

Từ 2007 Luật quản lý thuế có hiệu lực từ ngày 1.7.2007 đã chi phối quy trình thực hiện kiểm tra, thanh tra thuế năm 2007. Các quy định về kiểm tra, thanh tra thuế của Tổng cục thuế trong giai đoạn này bao gồm công văn 530/TCT-TTr ngày 23.01.2007, Quyết định 528/QĐ-CT ngày 29.5.2008 và quyết định 460/QĐ-TCT ngày 5.5.2009. Qua thực hiện kiểm tra, thanh tra thuế theo cơ chế tự khai tự nộp tại Chi cục thuế Đông Anh đã có những chuyển biến tích cực so với cơ chế chuyên quản khép kín trước đây, cụ thể:

- Quy định rõ ràng hơn từng bước công việc gắn với trách nhiệm của từng bộ phận, từng người tham gia quy trình đã tạo nên sự chuyên môn hóa trong công việc và phù hợp với trình độ của từng cán bộ, hạn chế được tình trạng thông đồng giữa ĐTNT và cán bộ thuế.

- Áp dụng kỹ thuật thu thập thông tin, dữ liệu, phân tích, đánh giá rủi ro để lựa chọn chính xác hơn đối tượng cần kiểm tra thuế.

- Chú trọng khâu lập kế hoạch và chuẩn bị trước khi tiến hành kiểm tra, thanh tra nhằm đảo bảo việc kiểm tra, thanh tra tại cơ sở kinh doanh mất ít thời gian, nguồn lực nhất và hiệu quả nhất.

- Tăng cường hoạt động kiểm soát, đánh giá chất lượng kiểm tra.

- Nâng cao vao trò của Tổng cục thuế trong việc lập kế hoạch kiểm tra, thanh tra, phân tích rủi ro và chỉ đạo thực hiện kiểm tra, thanh tra theo cơ chế tự khai tự nộp

Chuyển đổi từ việc thanh tra, kiểm tra một cách đại trà, ngẫu nhiên sang thanh tra, kiểm tra theo hệ thống tiêu thức lựa chọn, đi vào chiều sâu theo nội dung vi phạm. Chuyển hoạt động thanh tra, kiểm tra chủ yếu tiến hành cơ sở kinh doanh sang thanh tra, kiểm tra chủ yếu tiến hành tại cơ quan thuế. Chuyển từ thanh tra, kiểm tra toàn diện sang thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề và nội dung vi phạm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 76 Hàng năm, đội Kiểm tra thuế của chi cục đều xây dựng kế hoạch thanh kiềm tra tại trụ sở của cơ quan thuế và tại trụ sở của NNT để làm mục tiêu phấn đấu hoàn thành. Kết quả thực hiện trong 3 năm 2011- 2013 theo bảng số 4.14. Qua bảng ta thấy số kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế thực hiện luôn cao hơn so với kế hoạch. Năm 2011 thực hiện kiểm tra nhiều hơn so với kế hoạch là 580DN tăng 13,3%. Năm 2012 thực hiện kiểm tra nhiều hơn so với kế hoạch là 1.470 DN tăng 24,6%. Năm 2013 thực hiện kiểm tra nhiều hơn so với kế hoạch là 364 DN tăng 10,2%.

- Kết quả kiểm tra tại trụ sở NNT cũng tăng lên. Tuy nhiên, năm 2011, 2012 số lượng doanh nghiệp kiểm tra tại trụ sở NNT không hoàn thành so với kế hoạch đề ra. Năm 2011 thực hiện kiểm tra được 69 DN thấp hơn kế hoạch là 14 DN. Năm 2012 thực hiện kiểm tra được 138/148 DN. Năm 2013, toàn chi cục đã kiểm tra hoàn thành 100% so với kế hoạch. Tương ứng là số thuế truy thu cũng tăng lên theo từng năm. Năm 2011 số thuế truy thu bình quân là: 119,1 tr đồng tăng 17,1 tr đồng so với thực hiện tăng 16,8% so với kế hoạch. Năm 2012 số thuế truy thu bình quân tăng 17 tr đồng so với thực hiện tăng 14,2% so với kế hoạch. Năm 2013 số thuế truy thu bình quân tăng 17 tr đồng so với thực hiện tăng 10,2% so với kế hoạch.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 77

Bảng 4.14 Kết quả thực hiện hoạt động kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế, trụ sở người nộp thuế so với kế hoạch năm 2011-2013 ST T Nội dung ĐVT 2011 2012 2013 Kế hoạch Thực hiện So sánh thực hiện/kế hoạch (%) Kế hoạch Thực hiện So sánh thực hiện/ kế hoạch (%) Kế hoạch Thhiực ện So sánh thực hiện/ kế hoạch (%) 1 2 3 4 5 6=5/4*100 7 8 9=8/7*100 10 11 12=11/10*100 I Kế hoạch kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế

1 Doanh nghiệp tư nhân

Hồ sơ 50 70 140 80 187 233,8 150 228 152 2 Công ty TNHH 2200 2470 112,2 2950 3693 125,2 3580 3772 105,4 3 Công ty CP 2080 2350 113 2900 3439 118,6 3450 3467 100,5 4 Hợp tác xã 30 50 166,7 50 131 262 100 177 177 Tổng cộng 4360 4940 113,3 5980 7450 124,6 7280 7644 105

II Ksởếđố hoi tạượch king nểm tra tộp thuếại trụ

1 Doanh nghiệp tư nhân

DN 3 3 100 7 7 100 8 8 100 2 Công ty TNHH 44 35 79,5 70 64 91,4 105 105 100 3 Công ty CP 34 29 85,3 66 62 93,9 82 82 100 4 Hợp tác xã 2 2 100 5 5 100 6 6 100 Tổng cộng 83 69 83,1 148 138 93,2 201 201 100

III Số thuế truy thu bình quân tr đồng 102 119.1 116,8 120 137 114,2 140 154.3 110,2

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 78

Bảng 4.15: Kết quả kiểm tra các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại trụ sở cơ quan thuế

Đơn vị tính: Hồ sơ STT Loại hình doanh nghiệp 2011 2012 2013 So sánh Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) 1 2 3 4 5 6 7 8 9=5-3 10=5/3*100 11=7-5 12=7/5*100

1 Doanh nghiệp tư nhân 70 10 187 27 228 43 117 267,1 41 121,9 2 Công ty TNHH 2470 17,7 3.693 25,3 3.772 42,5 1.223 149,5 79 102,1 3 Công ty cổ phần 2350 17,8 3.439 24,7 3.467 41,5 1.089 146,3 28 100,8

4 Hợp tác xã 50 8,7 131 23 177 41 81 262 46 135,1

Tổng cộng 4940 17,3 7.450 25 7.644 42 2.510 150,8 194 102,6

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 79 Với yêu cầu như vậy, đây là một thách thức rất lớn đối với ngành thuế nhưng từ khi thực hiện đến nay, công tác kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuếđạt được khá nhiều kết quả. Số liệu thống kê tình hình kiểm tra đối với hai sắc thuế GTGT và TNDN do các doanh nghiệp thuộc Chi cục thuế quản lý đã thể hiện được hoạt động này.

Năm 2011 tỷ lệ hồ sơ kiểm tra mới đạt 17,3% số hồ sơ, năm 2012 tỷ lệ hồ sơ kiểm tra mới đạt 25% số hồ sơđã nhận thì năm 2013 tỷ lệ này đạt 42%; Số lượng và tỷ lệ hồ sơ kiểm tra năm 2012 so với năm 2011 tăng 2.510 hồ sơ tương ứng với 50,8%. Số lượng và tỷ lệ hồ sơ kiểm tra năm 2013 so với năm 2012 tăng 194 hồ sơ tương ứng với 2,6%.

Tuy nhiên cũng thấy rằng hoạt động này cũng còn những hạn chế nhất định, trước hết là việc thiết lập các hồ sơ, biên bản kiểm tra tạo điều kiện cho hoạt động tiếp theo chưa đầy đủ, chặt chẽ; Sau nữa là việc kiểm tra chủ yếu mới dừng ở việc đối chiếu giữa các số liệu kê khai và xác minh hóa đơn, chưa chú ý đến việc phân tích nội dung kinh tế của các hoạt động để phát hiện nghi vấn; thứ ba là việc áp dụng các chế tài xử lý còn yếu.

Đối với công tác thanh tra thuế, kiểm tra thuế tại trụ sở NNT đã mang lại hiệu quả cao hơn. Số liệu thống kê về số cuộc thanh tra, kiểm tra có số thuế truy thu toàn Chi cục thuế ba năm 2011 – 2013 (bảng 4.16) đã phản ánh chất lượng giám sát của cơ quan thuế đối với sự tuân thủ của NNT trong việc cung cấp thông tin ngày tốt hơn. Năm 2011 tỷ lệ các cuộc thanh tra, kiểm tra có số thuế truy thu chỉđạt 83% thì năm 2012 tỷ lệ này đã cao hơn, đạt 93% (tăng 10% so với năm 2011) và năm 2013 tỷ lệ này đã đạt 100% (tăng 10% so với năm 2012). Trong đó, tỷ lệ có số thuế truy thu ở tất cả các loại hình doanh nghiệp đều tăng dần qua các năm, tỷ lệ số cuộc thanh tra, kiểm tra có số thuế truy thu năm 2013 đã đạt 100%.

Số liệu trên đã phản ánh cục thuếđã thực hiện tốt việc phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến NNT, đánh giá việc chấp hành pháp luật của NNT. Xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế đầy đủ trước khi tiến hành thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp; Đảm bảo thanh tra, kiểm tra đúng đối tượng phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hiện tượng trốn thuế, gian lận thuế, dây dưa nợđọng thuếđồng thời không cản trở hoạt động bình thường của NNT.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 80

Bảng 4.16: Số cuộc thanh tra, kiểm tra có thuế truy thu

Đơn vị tính: Số cuộc kiểm tra STT Loại hình doanh nghiệp 2011 2012 2013 So sánh 2012/2011 2013/2012 Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số tuyệt đối Số tương đối (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) 1 2 3 4 5 6 7 8 9=5-3 10=5/3* 100 12=7-5 13=7/5*100

1 Doanh nghiệp tư nhân 3 100 7 100 8 100 4 233,3 1 114,2

2 Công ty TNHH 35 80 64 91 105 100 29 183 41 164

3 Công ty cổ phần 29 85 62 94 82 100 33 213,8 20 132,3

4 Hợp tác xã 2 100 5 100 6 100 3 250 1 120

Tổng cộng 69 83 138 93 201 100 69 100 63 145,7

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 81

Chất lượng thanh tra, kiểm tra còn được biểu hiện ở việc các đoàn thanh tra, kiểm tra tuân thủ số ngày làm việc thực tế tại trụ sở NNT. Theo quy định số ngày làm việc thực tế tại trụ sở NNT không quá 30 ngày đối với một cuộc thanh tra và không quá 05 ngày đối với một cuộc kiểm tra, trong trường hợp cần thiết thì có thể gia hạn nhưng không quá số ngày đã ghi trong quyết định (tối đa 30 ngày đối với một cuộc thanh tra, 5 ngày đối với một cuộc kiểm tra).

Số liệu thống kê cho thấy mức độ tuân thủ pháp luật của cơ quan thuế trong thực thi công vụ đã được cải thiện khá tốt. Năm 2011 số ngày làm việc thực tế bình quân một cuộc kiểm tra là 5,4 ngày; Năm 2012 số ngày kiểm tra bình quân chỉ còn 5,1 ngày; Như vậy năm 2011 còn có một số cuộc phải tiến hành gia hạn mới hoàn thành nội dung kiểm tra; Năm 2012 có giảm hơn nhưng vẫn còn một số cuộc phải gia hạn; Còn năm 2013 tất cả các cuộc thanh tra, kiểm tra đều không phải gia hạn. Số liệu trên cho thấy các doanh nghiệp đã tuân thủ nghiêm túc quy định về thời gian làm việc, đồng thời phản ánh khả năng của cơ quan thuế trong việc phát hiện các hành vi gian lận, trốn thuế do có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi làm việc thực tế tại trụ sở NNT.

Những nỗ lực của Chi cục thuế đã giúp cho NNT nhận thức được đầy đủ ý nghĩa của hoạt đông thanh tra, kiểm tra. Qua thăm dò, có đến 73% số doanh nghiệp cho rằng công tác thanh tra thuế, kiểm tra thuế hiện nay là nhằm đảm bảo sự công bằng trong thực hiện nghĩa vụ thuế. Đồng thời, công tác này còn nhận được sựđồng tình, ủng hộ khá cao của NNT. Kết quả thăm dò đã có 34% số doanh nghiệp đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra không gây phiền hà cho NNT.

Một kết quả khác của công tác giám sát sự tuân thủ là Chi cục thuế đã ứng dụng tốt công nghệ thông tin để hỗ trợ cho công tác thanh tra, kiểm tra. Đến hết năm 2011 đã triển khai được ba ứng dụng:

- Ứng dụng phân tích tình trạng thuế (QTT) nhằm hỗ trợ các công việc kiểm tra hồ sơ thuế tại cơ quan thuế; Cung cấp dữ liệu có liên quan cho cán bộ trước khi đi thanh, kiểm tra trực tiếp tai trụ sở NNT; Xác định đối tượng cần thanh tra, kiểm tra

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 82 - Ứng dụng Báo cáo tài chính doanh nghiệp (BCTC) nhằm hỗ trợ cơ quan thuế, cán bộ thuế phân tích số liệu trên báo cáo để xác định rủi ro phục vụ chỉđạo điều hành công tác quản lý thuế và phục vụ lựa chọn đối tượng cần thanh tra kiểm tra.

- Ứng dụng Hỗ trợ thanh tra, kiểm tra (TTR) nhằm hỗ trợ lập kế hoạch thanh tra; Theo dõi quá trình và kết quả thanh tra, kiểm tra; Thu thập, lưu trữ và hỗ trợ phân tích các thông tin tuân thủ của NNT, giúp cơ quan thuế các cấp đề xuất những biện pháp, cơ chế nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, tình trạng gian lận về thuế vẫn còn khá phổ biến nhưng chưa được phát hiện và truy thu kịp thời do công tác thanh tra thuế, kiểm tra thuế còn một số bất cập:

- Kết quả thanh tra, kiểm tra còn hạn chế, thể hiện trước tiên là mặc dù đã có sự phân tích kỹ lưỡng trước khi ban hành quyết định. Mặt khác, có những doanh nghiệp đã được thanh tra, kiểm tra nhưng khi các đơn vị khác như Kiểm toán Nhà nước, thanh tra… đến kiểm tra vẫn tiếp tục phát hiện thêm số thuế truy thu.

Những hạn chế nêu trên đã ảnh hưởng đến chất lượng của công tác quản lý thuế, làm giảm sức răn đe đối với các hành vi không tuân thủ của NNT.

* Tình hình tuân th np thuế ca người np thuế ti Đông Anh:

Việc các DN không tuân thủ trong việc nộp thuế và việc DN không nộp hoặc nộp chậm tiền thuế so với hồ sơ đã kê khai hoặc so với tiền thuế ấn định của cơ quan thuế hoặc theo thông báo của cơ quan thuế thể hiện qua bảng số liệu sau.

Qua số liệu tại bảng 4.17 ta thấy các doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện nộp thuế GTGT còn hạn chế năm 2011 tỷ lệ nợđọng là 17,3%, năm 2012 tỷ lệ nợđọng giảm xuống còn 10,5% nhưng vẫn còn ở mức cao. Tuy nhiên bằng các biện pháp đôn đốc đồng bộ, năm 2013 tỷ lệ nợ đọng giảm xuống chỉ còn 7,3% trên tổng số thuế kê khai. Cũng như thuế GTGT, việc kê khai, nộp thuế TNDN của các doanh nghiệp trên địa bàn còn hạn chế năm 2011 số thuế nộp đủ chiếm tỷ lệ 88%, đến năm 2013 tỷ lệ số thuế nộp trên thuế phải thu là 94%, các sắc thuế còn lại các DN thực hiện tương đối tốt việc kê khai và nộp thuế .

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 83

Bảng. 4.17. Kết quả nộp thuế của các DN điều tra

Đơn vị tính : triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 Tổng số thuế kê khai

- Môn bài 125 123 126

- GTGT 1.250 1.542 2.012

- TNDN 525 671 913

- Tài nguyên 30 40 40

2 Tổng số thuế thu được

- Môn bài 120 123 125 - GTGT 1034 1380 1805 - TNDN 462 604 858 - Tài nguyên 30 37 40 3 Tỷ lệ DN nộp thuế -Môn bài nộp đủ 96% 100% 99.2% -Môn bài đọng 4% 0% 0,8% - GTGT đã nộp đủ 82,7% 89,5% 92,7% - GTGT đọng 17,3% 10,5% 7,3% - TNDN đã nộp đủ 88% 90% 94% -TNDN đọng 12% 10% 6% -Tài nguyên đã nộp đủ 100% 92,5% 100% - Tài nguyên đọng 0% 7,5% 0% ( Nguồn : Tổng hợp kết quảđiều tra )

Luật Quản lý thuế với cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp đã giao quyền chủđộng cho người nộp thuế. Tuy nhiên, nhiều DN có ý thức tuân thủ pháp luật không cao, cố tình kê khai tăng chi phí, giảm doanh thu nhằm giảm bớt số thuế phải nộp hoặc gian lận thông qua việc miễn, giảm, hoàn thuế vv…

Để đạt được mục đích trên, nhiều doanh nghiệp đã dùng nhiều thủ đoạn hết sức tinh vi như: Sử dụng 2 hệ thống sổ sách kế toán; bán hàng nhưng không viết hóa đơn hoặc có viết nhưng ghi giảm giá bán, giảm số lượng, áp dụng sai mức ưu

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện đông anh – thành phố hà nội (Trang 85 - 97)