ngày càng được hoàn thiện, tuy nhiên việc đánh giá, xây dựng kế hoạch thu vẫn chưa đúng với thực tế. Kết quản thu hàng năm đều tăng, cá biệt năm 2012 tăng trên 51,2% so với cùng kỳ năm 2011. Kết quả này thể hiện sự cố gắng trong công tác thu của Chi cục thuế mặt khác nó cũng là thước đo đánh giá công tác dự báo, dự toán còn những vấn đề bất cập chưa đánh giá hết được sự phát triển của các doanh nghiệp chưa dự báo được tình hình kinh tế của Việt Nam và thế giới.
2.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế đối vơi Doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngoài quốc doanh
a. Môi trường quản lý thuế
Quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng là hoạt động có liên quan đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của một nước. Ởđâu có hoạt động kinh tế hay có thu nhập đối với một tổ chức, cá nhân thì ởđó có hoạt động quản lý thu thuế. Vì vậy, để thực hiện quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tốt, môi trường xã hội, môi trường pháp lý nói chung và về thuế nói riêng phải được ban hành và thực hiện một cách đồng bộ. Một số tác động chủ yếu của những môi trường này tác động đến quản lý thu thuế như sau:
Thứ nhất, nội dung của các sắc thuế:
Nếu nội dung của các sắc thuế quá phức tạp, qui định không rõ ràng, thủ tục hành chính về thuế rườm rà sẽ khó khăn cho cả cán bộ thuế và các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng. Ví dụ: thuế suất thuế giá trị gia tăng vừa qui định theo nhóm mặt hàng, vừa qui định theo ngành nghề kinh doanh thì một mặt hàng có thể được hiểu và xác định theo thuế suất đối với một nhóm mặt hàng này nhưng lại có thể xác định là thuế suất của một ngành nghề kinh doanh khác.
Thứ hai, trình độ hiểu biết về thuế và ý thức chấp hành luật thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22 + Trình độ của đối tượng nộp thuế phổ biến thấp, do đó sự hiểu biết pháp luật cũng như ý thức chấp hành pháp luật kém;
+ Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nằm rải rác, phân tán nên rất khó cho cơ quan thuế trong quá trình thực hiện quản lý thu thuế;
+ Ở Việt Nam, hệ thống sổ sách, hóa đơn, chứng từ, kế toán... của kinh tế ngoài quốc doanh vừa yếu kém, vừa lỏng lẻo làm cho quản lý thu thuế càng khó khăn, phức tạp, hiệu quả thấp.
Trước hết, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải hiểu sâu sắc về nghĩa vụ thuế và quyền thụ hưởng lợi ích từ khoản tiền thuế mà mình đóng góp; hiểu rõ về nội dung chính sách và nghiệp vụ tính thuế, kê khai và nộp thuế; nhận thức đúng trách nhiệm pháp luật về nghĩa vụ phải kê khai nộp thuế của mình. Do đó tính tuân thủ, tự nguyện cao trong việc kê khai, tính thuế và nộp thuế.
Thứ ba, các qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế xã hội tạo cơ sở cho quản lý thu thuếđối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Các qui định như, quản lý đất đai, quản lý thanh toán không dùng tiền mặt, quản lý xuất nhập khẩu của cơ quan hải quan, quản lý xuất nhập cảnh của cơ quan công an, quản lý đăng ký kinh doanh của cơ quan kế hoạch và đầu tư ... nên không được ban hành đồng bộ và triển khai thực hiện tốt; môi trường kiểm toán, kế toán còn nhiều hạn chế, trách nhiệm pháp lý chưa cao sẽ làm hạn chế rất nhiều đến kết quả quản lý thu thuếđối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
b. Cơ cấu tổ chức bộ máy và trình độ đội ngũ cán bộ quản lý thuếđối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Năng lực, trình độ trách nhiệm của cơ quan thuế, cán bộ thuế phải đáp ứng được yêu cầu quản lý, phù hợp với nền kinh tế xã hội, tận dụng được các thành tựu quản lý thuế quốc tế sẽ tạo điều kiện cho quản lý thu thuế đạt hiệu quả cao. Thể hiện ở những nội dung cơ bản sau đây:
- Tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn chính sách thuế chưa thật đáp ứng yêu cầu để nâng cao sự hiểu biết, tính tự giác trong việc chấp hành các chính sách thuế của Nhà nước của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh .
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23 - Chức năng, tổ chức và quyền hạn của thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải trở thành công cụ có hiệu lực để chống thất thu ngân sách và răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm về thuế. Thanh tra, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm về thuế của cơ quan thuế phù hợp với thực trạng của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Cơ quan thuế phải có khả năng phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời hành vi gian lận trong việc tính thuế, kê khai thuế, gian lận trong hoàn thuế, miễn giảm thuế. Mọi vi phạm hình sự về thuế đều phải chuyển qua cơ quan pháp luật đểđiều tra khởi tố vụ án;
- Cán bộ thuếđược đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên đểđáp ứng yêu cầu của tình hình về chính sách thuế, nghiệp vụ quản lý các khoản thu, sắc thuế, hiện đại hóa quản lý thu bằng ứng dụng tin học. Cán bộ thuế phải có khả năng tuyên truyền giáo dục, tư vấn đối tượng nộp thuế thành thạo. Thái độ và phong cách ứng xử của cán bộ thuế thật tận tụy, công tâm, khách quan giữa quyền lợi của Nhà nước với quyền lợi của đối tượng nộp thuế. Là người bạn đồng hành đáng tin cậy của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong việc thực hiện các luật thuế. Phẩm chất cán bộ thuế tốt và phải được rèn luyện, tu dưỡng thường xuyên để không bắt tay với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vi phạm luật thuế.
c. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và các quy định của các tổ chức kinh tế quốc tế có liên quan đến thuế quan
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, với những cam kết về thuế quan của Việt nam với thế giới, đòi hỏi chính sách thuế phải mang lại hiệu quả cao nhất, đảm bảo công bằng nhất, rõ ràng minh bạch và đơn giản nhất, nhưng cũng thể hiện tính linh hoạt, thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN ở Việt Nam nhằm tạo động lực khuyến khích mọi chủ thể tích cực bỏ vốn đầu tư, góp phần thực hiện được mục tiêu kinh tế.
Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và những cam kết quốc tế về thuế quan mà Việt nam ký kết tham gia có tác động không nhỏđến cơ chế quản lý thuế. Theo những cam kết này, cơ quan thuế phải xây dựng một lộ trình về cắt giảm thuế quan, xây dựng các chuẩn về danh mục mặt hàng đánh thuếđối với kinh tế khu vực và các tổ chức kinh tế quốc tế mà Việt Nam tham gia, cải cách thủ tục hành chính thuế
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24 quan…Điều đó đặt ra cho ngành thuế một yêu cầu, mục tiêu cấp bách là phải hoàn thiện cơ chế quản lý thuế theo xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
Tính công bằng, công khai minh bạch của thuế thể hiện trước hết ở nội dung các quy định trong chính sách rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng cho mọi đối tượng, trong đó có các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Chính sách minh bạch là cơ sở cho việc thực thi chính sách thuận lợi, việc thu thuế đảm bảo công bằng, nhanh chóng và hiệu quả, hạn chế phát sinh tiêu cực. Chính sách minh bạch là yếu tố đảm bảo công bằng về nghĩa vụ giữa các doanh nghiệp, giữa các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế, từđó củng cố lòng tin của các chủ thể kinh tế, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đối với Nhà nước. Một chính sách thuế minh bạch sẽ làm tăng tính trung lập của thuế, đồng thời, góp phần thực hiện được các mục tiêu kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ.
d. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho quản lý thuế
Hệ thống thông tin trong quản lý đóng vai trò quan trọng trong mục tiêu giảm chi phí tuân thủ, đảm bảo hiệu quả trong giao dịch.
Sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý thu thuế đạt hiệu quả cao. Khoa học công nghệ phải hỗ trợ mạnh mẽ, tích cực cho quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Cụ thể như sau:
- Xây dựng và cập nhật hệ thống số liệu lịch sử về doanh nghiệp một cách đầy đủ. Hệ thống quản lý được nối mạng toàn quốc và có sựđối chiếu thông tin một cách tựđộng.
- Xây dựng phần mềm phân tích phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra như: phân loại đối tượng thanh tra, kiểm tra; phân tích kê khai, phân tích báo cáo tài chính, đối chiếu hóa đơn...
- Kết nối với hệ thống thông tin trong nội bộ ngành và các ngành kinh tế có liên quan cũng như với các doanh nghiệp để cung cấp thông tin hỗ trợ lẫn nhau.
e. Sự phối kết hợp của các tổ chức, cá nhân trong quản lý thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Trách nhiệm của các cơ quan và tổ chức, cá nhân với việc quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa được qui định đầy đủ, rõ ràng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25 trong các văn bản pháp luật hóa sẽ dẫn đến tình hình là các tổ chức, cá nhân này không thực hiện việc cung cấp thông tin và phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế trong điều tra xác định mức thuế, thực hiện cưỡng chế về thuế...
Sự phối hợp với các cơ quan chức năng, nhất là cơ quan công an, kiểm sát quản lý thị trường trong việc chống buôn lậu, gian lận thương mại, chống làm hàng giả, chống trốn lậu thuế, chiếm đoạt tiền hoàn thuế... sẽ có tác dụng tốt trong việc phát hiện, xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật thuế.