Giải pháp nhằm tăng cuờng công tác quản lý thuế đối với doanh

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện đông anh – thành phố hà nội (Trang 108 - 127)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4.2.Giải pháp nhằm tăng cuờng công tác quản lý thuế đối với doanh

Nhưđã phân tích ở phần trên của Luận văn, ba nguyên nhân cơ bản dẫn đến công tác quản lý thuế các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt hiệu quả chưa cao là do bản thân các DN, do hệ thống chính sách thuế và công tác quản lý thuế của cơ quan thuế hiện nay. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn, chúng tôi chỉđi sâu vào một số nhóm giải pháp sau:

a. Tăng cường tuyên truyên giáo dc pháp lut v thuế, ph biến, công khai các th tc hành chính thuế cho doanh nghip ngoài quc doanh

Đối tượng nộp thuế là chủ thể quan trọng nhất trong việc thực hiện chính sách thuế. Muốn thực hiện chính sách thuế đạt được kết quả tốt thì đối tượng nộp thuế phải được hiểu rõ các cơ chế phân phối, các nguyên lý, đạo lý của việc họ phải thực hiện nộp thuế; trên cơ sở hiểu được rõ chính sách thì họ sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ, cụ thể là sẵn sàng nộp vào ngân sách Nhà nước số tiền mà họ đã hiểu là phải làm nghĩa vụ vì lợi ích chung của đất nước và của cộng đồng.

Để tránh các vi phạm về thuế, cùng với những hiểu biết về nguyên lý, các đối tượng phải biết đựợc các quy định của luật pháp về quyền, nghĩa vụ và các trình tự thủ tục mà đối tượng nộp thuế phải thực hiện. Trên cơ sởđó, các đối tượng nộp thuế thực hiện đúng quy định, không trái pháp luật, và như vậy các hành vi vi phạm pháp luật sẽđược hạn chế.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 99 Việc thực hiện các vấn đề nêu trên phụ thuộc một phần vào công tác tuyên truyền giáo dục về pháp luật nói chung, về pháp luật thuế nói riêng. Cơ quan thuế cũng như các cơ quan bảo vệ pháp luật khác phải thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật thông qua nhiều kênh thông tin. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và cung cấp dịch vụ hỗ trợ người nộp thuếđể nâng cao tính tự giác và trách nhiệm của người nộp thuế

Công tác tuyên truyền thuế phải tiến tới đạt được mục tiêu là đại bộ phận dân chúng có thể hiểu được một số luật thuế cơ bản và thực hiện tốt nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước..

Các giải pháp:

- Xây dựng mạng lưới thông tin, tuyên truyền thuế sâu, rộng trên toàn quốc với các phương tiện hiện đại và miễn phí nhằm phục vụ đối tượng nộp thuế và các tầng lớp nhân dân thuận tiện nhất, tạo mọi điều kiện để đối tượng nộp thuế tuân thủ luật thuế một cách tự nguyện. Nội dung tuyên truyền bao gồm:

+ Nâng cao ý thức tự giác, chấp hành nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật các đối tượng nộp thuế.

+ Hướng dẫn kịp thời, đầy đủ để các đối tượng nộp thuế nắm được nội dung các chính sách thuế, các thủ tục kê khai, tính thuế, lập hồ sơ miễn, giảm thuế, quyết toán thuế và nộp thuế vào ngân sách.

+ Hướng dẫn đối tượng nộp thuế thực hiện tốt công tác kế toán, quản lý chặt chẽ hoá đơn chứng từđể hạch toán đúng kết quả kinh doanh và xác định đúng nghĩa vụ thuế với Nhà nước.

- Khuyến khích và phát triển các dịch vụ tư vấn thuế, kế toán thuế. Củng cố, tăng cường chức năng dịch vụ thuế trong các cơ quan thuếđể tạo điều kiện cho việc hình thành bộ phận dịch vụ về thuế cho đối tượng nộp thuế, đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cho đối tượng nộp thuế thực hiện tự tính, tự khai thuế chính xác, loại bỏ quy định cho phép đối tượng nộp thuế điều chỉnh số thuế đã kê khai một cách thường xuyên như hiện nay. Bộ phận này sử dụng hệ thống thông tin trên máy tính để giải thích, hướng dẫn và trả lời những vướng mắc về chính sách cũng thu các thủ tục về kê khai, tính thuế.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 100 - Xây dựng được chương trình phát thanh, truyền hình thuế trên phương tiện thông tin đại chúng một cách cố định hàng tháng, tuần...như các chương trình phát thanh của một số ngành khác như: Quân đội, Công an, Giao thông vận tải, An toàn giao thông...

Bên cạnh đó cần tiếp tục hoàn thiện quy trình kê khai kế toán thuế điện tử. Xây dựng, nâng cấp, tích hợp và chuyển đổi hệ thống các phần mềm ứng dụng xử lý thông tin thuế như: kê khai đăng ký thuế, kê khai thuế và kế toán tài khoản nộp thuế của từng đối tượng nộp thuế.

Xây dựng hệ thống phần mềm phân tích, lựa chọn đối tượng cần thanh tra, kiểm tra thuế hoặc cưỡng chế thuế. Quản lý chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra thuế.

Xây dựng và thực hiện kế hoạch chuyển đổi một cách hợp lý, có thứ tự ưu tiên đối với các hoạt động nghiệp vụ cốt lõi nhằm chuyển đổi dữ liệu tối đa từ hệ thống cũ sang hệ thống mới một cách hiệu quả, không gây gián đoạn quá trình quản lý trong phạm vi toàn ngành thuế.

Cải tiến hệ thống xử lý thông tin, trao đổi, báo cáo thông tin trong ngành thuế. Các chếđộ báo cáo kế toán, thống kê thuế rườm rà, thiếu tính khả thi, hiệu quả sử dụng thấp cần được cải tiến để phù hợp với quy trình tự tính, tự khai, tự nộp thuế và thuận lợi trong việc ứng dụng công nghệ tin học để xử lý thông tin.

b. Tăng cường công tác thanh tra, kim tra nhm nâng cao hiu lc, hiu qu qun lý thuế.

Bên cạnh đại bộ phận doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ thuế vẫn còn một số doanh nghiệp vi phạm Luật Thuế. Vì vậy cơ quan thuế cần đẩy mạnh hơn nữa thanh tra kiểm tra xử lý nghiêm các vi phạm. Việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế không chỉ hạn chế thất thu NSNN mà còn có tác dụng ngăn chặn các hành vi vi phạm, tạo môi trường bình đẳng trong kinh doanh của các doanh nghiệp, đưa dần việc quản lý Doanh nghiệp ngoài quốc doanh vào nề nếp, đảm bảo công bằng bình đẳng trong kinh doanh.

Để thực hiện chống gian lận thuế có hiệu quả phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế. Công tác thanh tra, kiểm tra nhằm phát

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 101 hiện nhanh, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, chống thất thu ngân sách Nhà nước; đồng thời tổng kết các hành vi vi phạm và nghiên cứu dự báo các hành vi vi phạm về thuế, đề ra các biện pháp phòng ngừa. Để công tác thanh tra, kiểm tra thuếđạt kết quả tốt cần thực hiện một số vấn đề sau:

Thứ nhất, thực hiện phân loại đối tượng nộp thuế để thanh tra, kiểm tra. Do đối tượng nộp thuế trên địa bàn nhiều và ngày càng phát triển rộng cơ quan thuế không có khả năng thanh tra, kiểm tra được tất cả các đối tượng nộp thuế, mặt khác, các hành vi vi phạm thuế dù còn đang diễn ra ở phạm vi rộng nhưng cũng không phải tất cả các đối tượng nộp thuế đều vi phạm, và mức độ vi phạm của các đối tượng là khác nhau, do đó, để công tác thanh tra, kiểm tra đạt hiệu quả cao, cần thực hiện thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm vào các đối tượng có nghi vấn vi phạm, trước hết là các vi phạm nghiêm trọng. Cần thực hiện phân loại đối tượng nộp thuế theo mức độ rủi ro và tập trung thanh tra, kiểm tra các đối tượng thiếu tín nhiệm, có những dấu hiệu vi phạm, mức độ rủi ro cao. Với sự phân loại như vậy vừa đảm bảo công tác thanh tra đạt được hiệu quả cao vừa động viên khuyến khích các đối tượng nộp thuế thực hiện tốt chính sách thuế.

Để làm tốt công tác phân loại, hàng năm cơ quan thuế phải thực hiện công tác rà soát, sàng lọc đối tượng nộp thuế trên cơ sở phân tích các thông tin về đối tượng nộp thuế để xây dựng các tiêu chí phân loại chính xác, phù hợp. Trên cơ sở các tiêu chí phân loại cụ thể, phù hợp, thực hiện xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra nhằm vào các đối tượng có nhiều dấu hiệu vi phạm. Muốn làm tốt công tác phân loại đối tượng cũng như thực hiện quản lý tốt đối tượng nộp thuế thì cần thiết lập hệ thống thông tin vềđối tượng nộp thuế càng nhiều càng tốt, cụ thể là hệ thống thông tin về tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế qua các năm, báo cáo tài chính của doanh nghiệp, các thông tin từ các bộ, ngành có liên quan như thông tin của cơ quan đăng ký kinh doanh, thông tin về tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa từ cơ quan Hải quan, thông tin về tình hình thanh toán và tài khoản của doanh nghiệp, v.v..

Có thể mô tả các đối tượng nộp thuế theo hình chóp dưới đây trên cơ sở phân loại mức độ tuân thủ để từ đó có biện pháp đối xử và hình thức cung cấp dịch vụ phù hợp với từng loại đối tượng nộp thuế.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 102 Theo sự phân loại nói trên, chiến lược cung cấp dịch vụ cho các đối tượng nộp thuế cũng rất khác nhau:

Nhóm 1: Không tuân thủ - “Gặp mặt một đối một bắt buộc tại các quầy dịch vụ”. Nhóm 2: Không muốn tuân thủ nhưng miễn cưỡng thực hiện - “Gặp mặt một đối một có hẹn ước”.

Nhóm 3: Tuân thủ nhưng chưa hiểu rõ về pháp luật thuế - Chương trình giáo dục và thông tin “một với nhiều người”.

Nhóm 4: Hoàn toàn tuân thủ: đối tượng nộp thuế tự phục vụ thông qua các dịch vụ thông tin được cơ quan thuế cung cấp dưới nhiều hình thức.

Mô hình chuyển đổi: Ghi chú: 1: Vi phạm nghiêm trọng 2: Có vi phạm không nghiêm trọng 3: Chấp hành tốt 1- Nhóm đối tượng phản ứng hoặc trốn thuế

2- Nhóm đối tượng chỉ nộp thuế khi cơ quan thuế ép buộc

3- Nhóm đối tượng không muốn nộp thuế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhưng vẫn nộp đúng

4- Nhóm đối tượng luôn mong muốn làm

đúng 1 2 3 1 2 3

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 103 Chuyển từ thanh tra chủ yếu tại doanh nghiệp sang thanh tra chủ yếu tại cơ quan thuế

Mô hình:

Chuyển từ thanh tra toàn diện sang thanh tra các nội dung theo chuyên đề.

Chuyển từ cơ chế thanh tra nhằm vào tất cả các Đối tượng nộp thuế hiện hành sang cơ chế thanh tra theo mức độ các vi phạm về thuế, có gian lận thuế mới thanh tra, không có gian lận thì không thanh tra,

Chuyển đổi từ việc thanh tra, kiểm tra một cách đại trà, ngẫu nhiên sang thanh tra, kiểm tra theo hệ thống tiêu thức lựa chọn, đi vào chiều sâu theo nội dung vi phạm. Chuyển hoạt động thanh tra, kiểm tra chủ yếu tiến hành cơ sở kinh doanh sang thanh tra, kiểm tra chủ yếu tiến hành tại cơ quan thuế. Chuyển từ thanh tra, kiểm tra toàn diện sang thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề và nội dung vi phạm.

Thứ hai, xây dựng triển khai thực hiện các kỹ năng thanh tra, kiểm tra thuế. Để công tác thanh tra có hiệu quả cùng với việc phân loại đối tượng nộp thuế để

Cơ sở không thanh tra Cơ sở thanh tra K.tra tại cơ quan thuế K.tra tại cơ sở KD Toàn bộ nội dung thanh tra Nội dung theo chuyên đề

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 104 thực hiện thanh tra có trọng tâm, trọng điểm thì cần xây dựng, triển khai kỹ nghệ thanh tra có tính chất chuyên sâu vào từng lĩnh vực, từng loại hình doanh nghiệp và từng loại vi phạm đểđảm bảo việc thu thập thông tin tài liệu, phân tích thông tin tài liệu, xác định vi phạm và kết luận thanh tra nhanh chóng, chính xác, đầy đủ.

+ Phân loại đối tượng để thanh tra, kiểm tra. Tập trung thanh tra, kiểm tra các đối tượng có nhiều rủi ro về thuế hoặc thiếu độ tín nhiệm, thường xuyên gian lận về thuế. Các đối tượng tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế thì khoảng 5 năm mới kiểm tra toàn diện một lần.

+ Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá, lựa chọn, xếp loại doanh nghiệp theo mức độ tín nhiệm tương ứng.

+ Xây dựng hồ sơ đánh giá về doanh nghiệp: (còn gọi là thẻ tình trạng sức khoẻ của doanh nghiệp).

Hồ sơđánh giá về doanh nghiệp sẽ ghi chép tất cả những thông tin nổi bật và chủ yếu cho phép cơ quan thuế nắm sâu hơn và toàn diện hơn về hoạt động của doanh nghiệp, phục vụ tối đa cho việc quản lý thuế và phân tích, đánh giá, xếp loại mức độ tín nhiệm để lựa chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra thuế.

Thứ ba, xây dựng chương trình tin học hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Để công tác thanh tra và kiểm tra có hiệu quả, có thể phát hiện nhanh, kết luận chính xác, đầy đủ các vi phạm về thuế thì rất cần thiết phải có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin sẽ hỗ trợ cho công tác phân loại, sàng lọc doanh nghiệp để thực hiện thanh tra kiểm tra có trọng điểm, cung cấp cho công tác thanh tra, kiểm tra các thông tin nhanh nhất về đối tượng nộp thuế, các tài liệu có liên quan để phân tích đánh giá, so sánh, đối chiếu xác định vi phạm. Để thực hiện triển khai công nghệ thông tin hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra có hiệu quả ngoài việc thiết lập hệ thống thông tin đầy đủ có chất lượng cao nhằm khai thác các dữ liệu phục vụ cho công tác phân loại doanh nghiệp, đánh giá rủi ro nhưđã trình bày ở trên thì công nghệ thông tin phải xây dựng được những phần mềm phân tích sâu với từng doanh nghiệp trên cơ sở các thông tin đã thu thập được trên hệ thống và các thông tin cụ thể thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra để xác định được các vi phạm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 105

Thứ tư, xây dựng lực lượng cán bộ kiểm tra thuế. Đi cùng với những giải pháp về quản lý, kỹ thuật, việc tăng cường cán bộ cho công tác thanh tra, kiểm tra là một trong những yếu tố quan trọng. Trong giai đoạn hiện nay do các vi phạm về thuếđang còn diễn ra ở diện rộng, muốn ngăn chặn các vi phạm thì các cuộc thanh tra phải thực hiện thường xuyên, do đó cần tăng cường lực lượng thanh tra cả về số lượng và chất lượng, đểđảm bảo cùng với kỹ thuật, các biện pháp quản lý tốt, trình độ nghiệp vụ chuyên môn chuyên sâu đủ khả năng sử dụng công nghệ thông tin tốt phát hiện nhanh, kịp thời các vi phạm và xử lý nghiêm minh các vi phạm.

Lực lượng cán bộ thanh tra thuế, kiểm tra thuế phải chiếm khoảng 25% đến 30% số cán bộ toàn ngành thuế, có trình độ chuyên sâu về chế độ chính sách thuế, về thủ tục hành chính, về kế toán tài chính doanh nghiệp và có tính chuyên nghiệp cao, có phẩm chất đạo đức tốt, sử dụng thành thạo các phương tiện tin học vào công tác thanh tra thuế, kiểm tra thuế.

Thứ năm, xây dựng lực lượng cán bộ thanh tra thuế. Đi cùng với những giải pháp về quản lý, kỹ thuật, việc tăng cường cán bộ cho công tác thanh tra, kiểm tra là một trong những yếu tố quan trọng. Trong giai đoạn hiện nay do các vi phạm về thuếđang còn diễn ra ở diện rộng, muốn ngăn chặn các vi phạm thì các cuộc thanh tra phải thực hiện thường xuyên, do đó cần tăng cường lực lượng thanh tra cả về số lượng và chất lượng, đểđảm bảo cùng với kỹ thuật, các biện pháp quản lý tốt, trình độ nghiệp vụ chuyên môn chuyên sâu đủ khả năng sử dụng công nghệ thông tin tốt phát hiện nhanh, kịp thời các vi phạm và xử lý nghiêm minh các vi phạm.

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện đông anh – thành phố hà nội (Trang 108 - 127)