Nội dung quản lý thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện đông anh – thành phố hà nội (Trang 26 - 31)

* Hệ thống tổ chức thực hiện quản lý thuế đối với các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh do Chi cục thuếĐông Anh quản lý

Hệ thống tổ chức thực hiện quản lý thuế đối với các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh do Chi cục thuếĐông Anh quản lý hoạt động theo mô hình chức năng, với 4 chức năng, mỗi một chức năng đều có quy trình riêng là: quy trình tuyên truyền hỗ trợ, quy trình kê khai và kế toán thuế, quy trình thu nợ và cưỡng chế thuế và quy trình kiểm tra thuế.

- Quy trình tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế - Đội Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế:

Bộ phận tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế là đơn vị tiếp nhận hồ sơ thuế và tiến hành các thủ tục hướng dẫn, trả lời, giải đáp các vướng mắc của doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong quá trình thực hiện các quy định hiện hành về chính sách thuế, phí và lệ phí thông qua các hình thức trả lời tại cơ quan thuế, qua điện thoại hoặc bằng văn bản theo đúng hướng dẫn về nghiệp vụ tại các quy trình do Tổng cục Thuế ban hành về việc hướng dẫn thực hiện công tác hỗ trợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong thẩm quyền.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 17 Chủ trì phối hợp với các đội chức năng của chi cục tổ chức tiếp xúc thông qua các hình thức hội nghị, hội thảo, tập huấn để phổ biến hướng dẫn chính sách và thủ tục về thuế cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh thực hiện cơ chế tự khai nộp.

Lưu trữ và tổ chức phổ biến chính sách thuế mới, thực hiện việc đào tạo và đào tạo tại chỗ về chuyên môn nghiệp vụ đối với lực lượng cán bộ chuyên trách của đơn vị. Lưu trữ và thông báo các nội dung hướng dẫn chính sách thuếđã tiến hành cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đến các bộ phận chức năng nhằm thống nhất các biện pháp thi hành Pháp luật về Thuế trong toàn ngành.

Thực hiện các chế độ về đánh giá, phân tích, báo cáo với các cấp có thẩm quyền, và cơ quan cấp trên theo quy định.

- Quy trình kê khai kế toán thuế - Đội Kê khai và Kế toán thuế.

Bộ phận kê khai kế toán thuế tiếp nhận tờ khai, hồ sơ thuế của các doanh nghiệp và tiến hành xử lý trong thẩm quyền hoặc chuyển cho các Bộ phận chức năng theo phân công, phân cấp hoặc theo qui định tại quy trình kê khai thuế.

Theo dõi, xử lý thông tin về số thuế phát sinh theo kê khai của doanh nghiệp trên cơ sở dữ liệu đó tiến hành phân tích, đánh giá chung tình hình thực hiện của từng doanh nghiệp nhằm mục đích thu thuế, hoàn thuế và các mục đích khác theo yêu cầu tại hồ sơ thuế của doanh nghiệp và các Bộ phận chức năng có liên quan của Cục, Ngành.

Thực hiện các chế độ về đánh giá, phân tích, báo cáo theo phân cấp trách

nhiệm đối với Lãnh đạo chi cục và cơ quan cấp trên theo quy định. Quản trị, tổng hợp và lưu trữ thông tin về thuế của các doanh nghiệp trong phạm vi

phân cấp theo qua trình hoạt động của doanh nghiệp.

Căn cứ vào số liệu kê khai thuế của doanh nghiệp tiến hành các bước theo quy trình xử lý thông tin về số thuế phát sinh nhằm mục đích quản trị dữ liệu thuế theo yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ (nhưng không tác động vào việc kê khai của người nộp thuế.

Xây dựng dự toán thu và tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu theo qui định.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 18

- Quy trình thu nợ và cưỡng chế thuế - Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.

Bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế thuế là bộ phận nhận hồ sơ pháp lý thuế của các doanh nghiệp và tổ chức thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nợ, cưỡng chế về thuế. Phân tích dữ liệu – thông tin về tình trạng nợ thuế trên hồ sơ thuế, trên cơ sởđó đưa ra các biện pháp xử lý, phối hợp thực hiện nhằm mục tiêu đôn đốc thu nợ, cưỡng chế về thuếđối với các doanh nghiệp không tuân thủ pháp luật thuế một cách có hiệu quả.

Tổ chức thực hiện quy trình theo dõi, đôn đốc thu nợ và cưỡng chế thuế theo yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ, và theo thực tiễn của việc áp dụng cơ chế tự khai nộp trong phạm vi phân cấp, phân quyền.

Giúp lãnh đạo xây dựng các biện pháp, cơ chế phối hợp, cũng như hành lang pháp lý về việc thực thi quyền hành pháp về thuế - mà cụ thể là quyền đôn đốc thu nợ và cưỡng chế về thuế.

Thực hiện các chế độ về đánh giá, phân tích, báo cáo theo phân cấp trách nhiệm đối với Lãnh đạo chi cục và cơ quan cấp trên theo quy định.Trên cơ sở số liệu nợ thuếđã được xác nhận, chốt nợ, bộ phận thu nợ và cưỡng chế thuế đã thực hiện thông báo nợ thuế, phạt chậm nộp thuế, các biện pháp đôn đốc thu nợ thuế phối hợp với cơ quan chức năng và chính quyền địa phương được triển khai tích cực.

Xây dựng dự toán thu nợ và tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu nợ theo qui định.

- Quy trình thanh tra, kiểm tra thuế:

Bộ phận kiểm tra thuế chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát kê khai thuế; thực hiện việc giám sát thu nộp thuếđối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của Chi cục Thuếđảm bảo hoàn thành dự toán thu NSNN.

Với nhiệm vụ giám sát kê khai thuế, bộ phận kiểm tra xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế hàng tháng, quý, năm đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 19 Trên cơ sở thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuếđã được thu thập, bộ phận kiểm tra tiến hành phân tích, đánh giá, kiểm tra tính trung thực, chính xác của hồ sơ khai thuế phát hiện những nghi vấn, bất thường trong kê khai thuế, yêu cầu người nộp thuế giải trình hoặc điều chỉnh kịp thời; đồng thời tổ chức kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về thuế tại trụ sở của người nộp thuế, kiểm tra các tổ chức được ủy nhiệm thu thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế; chuyển các trường hợp kê khai thuế có dấu hiệu trốn lậu thuế và các hồ sơ, tài liệu liên quan cho bộ phận thanh tra để tiến hành thanh tra thuế khi có đủ điều kiện tổ chức thanh tra thuế; Các bước trên được quy định cụ thể tại quy trình thanh tra, kiểm tra thuế.

Hệ thống kiểm tra thuế được hình thành trong toàn ngành từ 01/07/2007. Việc kiểm tra tờ khai thuế để xác định nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được thực hiện kịp thời, thường xuyên, năm 2013 đã thực hiện kiểm tra 7644 lượt hồ sơ kê khai thuế các loại tại cơ quan thuế, phát hiện truy thu phạt 17,2 tỷđồng nộp NSNN.

Đội kiểm tra thuế xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh ở tại trụ sở cơ quan thuế và tại trụ sở của NNT.

*Về kiểm tra, giám sát việc thực hiện quản lý thuế .

Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan thuế, công chức.

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ bộ phận Kiểm tra nội bộ ngành tổ chức kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về thuế và các văn bản pháp luật khác có liên quan; kiểm tra tính liêm chính của cơ quan thuế, cán bộ thuế trong việc thực hiện công tác quản lý thuế, quản lý chi tiêu tài chính, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý ấn chỉ thuế, việc lãnh đạo, điều hành của lãnh đạo cơ quan thuế cấp dưới; Tổ chức phúc tra kết quả kiểm tra thuế khi có đơn tố cáo cán bộ thuế có hành vi vi phạm pháp luật trong (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 20 hoạt động thanh tra thuế; Tổ chức kiểm tra, xác minh, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực thi công vụ của cơ quan thuế, công chức thuế.

Kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc huỷ bỏ những quy định trái với văn bản pháp luật được phát hiện thông qua hoạt động kiểm tra.

Phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền bảo vệ cán bộ, công chức, viên chức thuế bịđe doạ, uy hiếp, vu khống... trong khi thi hành công vụ. Xây dựng kế hoạch, biện pháp phòng ngừa và chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chi Cục thuế;

Đây là một hoạt động giám sát được hình thành từ khi cơ chế quản lý thuế tự khai nộp được thực hiện cùng với việc triển khai đồng bộ luật Quản lý thuế. Tuy mới mẻ nhưng công tác này đã và đang ngày càng phát huy tính hiệu quả của nó trong quá trình thực hiện cơ chế quản lý thuế tự khai nộp bởi nó phát hiện sớm những khe hở trong luật và chính sách quản lý thuế để từ đó có biện pháp khắc phục.

* Về công tác dự báo nguồn thu:

- Dự toán thu được xây dựng theo đúng qui định của Luật thuế và qui trình của Luật Ngân sách Nhà nước là có sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương tới địa phương, qui trình tổng hợp và lập dự toán được thực hiện cụ thể từ cơ sở lên cơ quan tổng hợp cấp trên nên dự toán thu đã có căn cứ tương đối rõ ràng, có tính tích cực và có khả năng hiện thực hơn.

- Dự toán thu dựa trên những định hướng cơ bản của Nhà nước, như kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, các chỉ tiêu phát triển kinh tế như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ trượt giá, một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của của cả nước, từng ngành, địa phương, khu vực kinh tế và các Luật, Pháp lệnh thuế, chế độ chính sách hiện hành và dự kiến các yếu tố thay đổi về chính sách ảnh hưởng đến thu.

- Dự toán thu được xây dựng theo đúng 4 nguyên tắc là đảm bảo tính tập trung và thống nhất; khách quan và trung thực; công khai và dân chủ; tiên tiến và tích cực.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện đông anh – thành phố hà nội (Trang 26 - 31)